Các nguyên nhân gây ung thư dạ dày cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Ung thư dạ dày có thể là biến chứng của các bệnh lý trong cơ thể hoặc bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh của con người. Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn đọc chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh lý này.

nguyên nhân gây ra bệnh ung thư dạ dày
Tìm hiểu các nguyên nhân gây ra bệnh ung thư dạ dày

Các nguyên nhân gây ra bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là sự phát triển bất thường của các tế bào trong niêm mạc. Các chuyên gia xác định sự phát triển bất thường này bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau:

1. Do thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng

Chế độ ăn uống không khoa học

Những người có chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh sẽ có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn. Thói quen ăn uống bừa bãi có thể làm tổn thương dạ dày và tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển.

nguyên nhân và dấu hiệu ung thư dạ dày
Thói quen ăn uống không lành mạnh khiến tế bào trong niêm mạc dạ dày bị tổn thương

Những người thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, thức ăn cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ có nguy cơ gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa. Các thành phần dinh dưỡng trong những thực phẩm đã bị suy giảm và biến đổi khác với cấu trúc ban đầu. Các nhà khoa học cho rằng, chính những thành phần bị biến đổi này là yếu tố kích thích tế bào trong niêm mạc phát triển bất thường.

Lạm dụng rượu bia

Cồn và các thành phần trong rượu bia là nguyên nhân khiến môi trường trong dạ dày bị thay đổi. Tình trạng này khiến niêm mạc dạ dày bị xói mòn, dần dần hình thành các vấn đề như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày – tá tràng,… Những bệnh lý này không được điều trị dứt điểm là nguyên nhân nhân khiến bệnh ung thư phát sinh.

Không có thói quen khám sức khỏe định kỳ

Việc khám định kỳ 6 tháng/lần sẽ giúp bạn phát hiện những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Tuy nhiên, nếu không khám sức khỏe thường xuyên, bạn có thể tạo điều kiện cho ung thư phát triển và gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể.

Tế bào ung thư phát triển chậm trong một thời gian dài và không gây ra những triệu chứng đặc trưng. Các triệu chứng như đau dạ dày, ợ hơi, sút cân,… do ung thư gây ra rất dễ bị nhầm lẫn với những vấn đề sức khỏe thông thường. Do đó, nếu không thăm khám thường xuyên, bạn sẽ không xác định đúng tình trạng mà mình gặp phải.

Hút thuốc

Người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao gấp 2 lần so với người bình thường. Khói thuốc sẽ đi qua phổi và xuống dạ dày.

Các thành phần độc hại trong thuốc lá có thể gây tổn thương tế bào niêm mạc.

2. Do các bệnh lý và vấn đề di truyền

Viêm teo niêm mạc dạ dày

Là tình trạng tế bào trong lớp lót dạ dày bị xói mòn. Tình trạng này có thể do nhiễm vi khuẩn H.polyri hoặc do phản ứng tự miễn của cơ thể.

Bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày sẽ tiếp tục phát triển và gây ra các biến chứng nguy hiểm như thiếu máu ác tính, các vấn đề dạ dày khác và ung thư dạ dày.

Chuyển sản ruột ở dạ dày

Chuyển sản ruột ở dạ dày là dấu hiệu tiền ung thư, đây là tình trạng tế bào trong niêm mạc thay đổi hình thái và cấu trúc tương tự như tế bào ở ruột. Các nhà khoa học cho rằng, tế bào bắt đầu biến đổi là dấu hiệu cảnh báo ung thư rõ ràng nhất.

Nhiễm vi khuẩn H.pylori

Helicobacter pylori (H.pylori) là một loại vi khuẩn phổ biến trong đường tiêu hóa. Vi khuẩn này có xu hướng tấn công vào niêm mạc dạ dày.

nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày
Vi khuẩn H.pyori là nguyên nhân gây ra hàng loạt vấn đề về đường tiêu hóa

H.pylori lây nhiễm vào dạ dày của 60% dân số trưởng thành, một số trường hợp vi khuẩn vô hại và không gây bất cứ triệu chứng nào. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác vi khuẩn này làm xói mòn niêm mạc, gây loét và viêm dạ dày.

H.pylori thích nghi với môi trường trong dạ dày bằng cách làm giảm nồng độ axit. Sau đó chúng sẽ xâm nhập vào niêm mạc và gây ra các vấn đề bất thường.

Các nhà khoa học cho rằng, sự bùng phát của vi khuẩn này chính là nguyên nhân khiến tế bào trong dạ dày tự biến đổi để chống lại vi khuẩn. Tuy nhiên, điều này lại vô tình khiến cơ thể không kiểm soát được hoạt động của các tế bào, gây ra tình trạng ung thư.

Ung thư hạch bạch huyết

Hệ thống bạch huyết là một hệ thống hạch và mạch bạch huyết. Dịch bạch huyết chứa các tế bào bạch cầu có tác dụng chống nhiễm trùng. Các hạch bạch huyết hoạt động tiêu diệt vi khuẩn, virus để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.

Hệ thống bạch huyết hoạt động để bảo vệ cơ thể, tuy nhiên các tế bào bạch huyết lại có nguy cơ trở thành ung thư. Ung thư hạch bạch huyết có thể di căn và gây ra khối u ác tính tại dạ dày.

Polyp dạ dày

Polyp là sự phát triển bất thường của các mô bên trong lớp lót dạ dày, các polyp có hình dạng như khối u nhỏ. Hầu hết polyp đều lành tính, tuy nhiên chúng có thể phát triển và trở thành khối u ác tính.

Polyp dạ dày không gây ra triệu chứng, do đó có nhiều trường hợp không can thiệp kịp thời khiến các tế bào chuyển sang giai đoạn ung thư.

Di truyền

Bạn có nhiều khả năng bị ung thư dạ dày nếu có người thân mắc bệnh này. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa tìm hiểu được cơ chế di truyền của ung thư dạ dày.

nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày
Bạn có thể bị ung thư dạ dày do di truyền gen đột biến từ bố hoặc mẹ

Một số nhà khoa học đặt giả thuyết là do những người trong gia đình thường có chế độ ăn giống nhau, cùng nhiễm H.pylori hoặc thừa hưởng một số đột biến gen từ cha mẹ.

Bệnh ung thư

Nếu bạn mắc các bệnh ung thư khác, bạn có nguy cơ phát triển ung thư dạ dày cao hơn.

Các bệnh ung thư có ảnh hưởng đến sự hình thành khối u ác tính ở dạ dày như ung thư thực quản, ung thư hạch bạch huyết, ung thư bàng quang, ung thư vú,…

Phẫu thuật dạ dày

Các phẫu thuật dạ dày làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư bao gồm: phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày, phẫu thuật cắt bỏ một phần dây thần kinh phế vị (dây thần kinh mang thông tin từ não đến các cơ quan như tim, phổi và hệ tiêu hóa) hoặc phẫu thuật để điều trị loét dạ dày.

Các vấn đề sức khỏe khác

Có một số vấn đề sức khỏe cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày. Chẳng hạn như thiếu máu ác tính và loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản,…

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Có thể bạn quan tâm

ung thư dạ dày vì nhịn ăn sáng

Vì sao nhịn ăn sáng lại gây ung thư dạ dày?

Rất nhiều người đã phải bất ngờ trước thông tin nhịn ăn sáng gây ung thư dạ dày. Thế nhưng...

Cần phân biệt rõ ung thư dạ dày và viêm loét dạ dày

Ung thư dạ dày và viêm loét dạ dày có một số triệu chứng khá giống nhau nhưng nguyên nhân...

Ung thư dạ dày di căn: Những điều không phải ai cũng biết!

Tình trạng di căn là giai đoạn cuối của bệnh ung thư dạ dày, lúc này các tế bào đã...

Địa Chỉ Điều Trị Ung Thư Dạ Dày Và Chi Phí Tham Khảo

Địa chỉ điều trị ung thư dạ dày hiệu quả và chi phí là vấn đề được nhiều bệnh nhân...

Người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì là tốt nhất?

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng trong điều trị, góp phần đáng kể vào hiệu quả...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *