Bệnh ung thư dạ dày có tái phát không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Ung thư dạ dày là một trong những bệnh lý nghiêm trọng đối với sức khỏe. Ngay cả những bệnh nhân điều trị sớm và loại bỏ được căn bệnh ung thư vẫn có tâm lý lo lắng không biết bệnh ung thư dạ dày có tái phát không.

Bệnh ung thư dạ dày có tái phát không?

Ung thư dạ dày là một trong những bệnh nhân được nghiên cứu thường xuyên trong nhiều năm qua. Đây là một trong những bệnh khó điều trị, tỉ lệ tử vong cao và chưa có hướng điều trị đặc hiệu. Đa số những bệnh nhân ung thư dạ dày thường được điều trị phối hợp với các biện pháp hóa trị, xạ trị, phẫu thuật và một số hướng điều trị khác.

Sau khi điều trị ung thư dạ dày, bệnh nhân vẫn có tỉ lệ tái phát khá cao. Hiện nay, tỉ lệ tái phát ở hầu hết các bệnh ung thư đạt xấp xỉ 50%. Đa số những trường hợp bệnh nhân tái phát ung thư dạ dày thường là dạng ung thư ác tính. Do đó, trong điều trị ung thư dạ dày, ngay cả sau khi đã khỏi, bác sĩ vẫn tiếp tục theo dõi bệnh nhân trong một thời gian dài, từ 44 tháng (trên 3 năm) đến 94 tháng (trên 7 năm).

ung thư dạ dày cũng có thể tái phát sau điều trị
Sau khi điều trị, bệnh ung thư dạ dày vẫn có thể tái phát

Vì sao ung thư dạ dày vẫn tái phát

Nguyên nhân khiến ung thư dạ dày tái phát vẫn còn đang gây tranh cãi. Tuy nhiên theo ý kiến của nhiều chuyên gia, ung thư tái phát hay còn gọi là ung thư thứ hai có bản chất hơi khác so với ung thư lần thứ nhất. Đợt ung thư thứ hai hiếm khi liên quan đến tình trạng di căn, tái phát do ung thư thứ nhất.

Có thể điểm qua một số nguyên nhân gây tái phát ung thư dạ dày, bao gồm:

1. Có cùng yếu tố nguy cơ

Đợt ung thư thứ nhất và ung thư thứ hai có cùng một số yếu tố nguy cơ. Phổ biến nhất là các yếu tố như gene, hormone, bệnh béo phì, thói quen sử dụng thức uống có cồn, thói quen hút thuốc lá. Ngoài ra, một số yếu tố khác liên quan đến lối sống, chế độ dinh dưỡng,… cũng có ảnh hưởng đến các đợt bùng phát ung thư. Bao gồm cả đợt ung thư đầu tiên và đợt ung thư thứ hai.

2. Ảnh hưởng của đợt ung thư thứ nhất

Đợt ung thư thứ hai cũng có thể liên quan đến quá trình điều trị của đợt ung thư thứ nhất. Một số loại thuốc dùng trong hóa trị, các liệu pháp xạ trị, có thể kèm theo nguy cơ ảnh hưởng đến các bộ phận và nội tạng khác. Thường gặp nhất là một số thuốc dùng trong điều trị ung thư vú có thể kèm theo nguy cơ ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung với một tỉ lệ thấp.

3. Tái phát do ung thư di căn

Đối với những bệnh nhân ung thư dạ dày lần đầu có di căn nhưng không phát hiện được. Sau điều trị ung thư tại vị trí đầu tiên, tế bào ung thư có thể bùng phát ở vị trí mới. Đây là dạng ung thư di căn tái phát. Hiện nay, mức độ ung thư di căn tái phát được kiểm soát thành công đã có nhiều tiến bộ do bệnh nhân được theo dõi nhiều năm sau khi điều trị khỏi ung thư.

Người mắc các đợt ung thư thứ nhất do các nguyên nhân trên có thể mắc các đợt ung thư thứ hai ở cùng vị trí với đợt ung thư thứ nhất hoặc tại một số vị trí gần đó. Ngoài ra, một số trường hợp đợt ung thư thứ hai cũng có thể xuất hiện ở vị trí rất xa so với ung thư thứ nhất.

theo dõi ung thư trong thời gian dài
Sau điều trị ung thư dạ dày, bệnh nhân vẫn cần hợp tác với bác sĩ để theo dõi trong thời gian dài

Phòng ngừa ung thư dạ dày tái phát

Do tỉ lệ tái phát ung thư dạ dày tương đối cao nên việc phòng ngừa ung thư dạ dày tái phát rất quan trọng. Có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa ung thư dạ dày tái phát bằng một số biện pháp:

  • Thăm khám định kỳ, thường xuyên để kiểm tra vị trí ung thư cũ và ngăn ngừa bùng phát ung thư tại những vị trí mới.
  • Điều chỉnh cân nặng phù hợp, tránh béo phì, giảm cân bằng cách tăng cường vận động, áp dụng các bài tập thể dục, thể thao thường xuyên.
  • Hạn chế thịt đỏ, các loại ngũ cốc, thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh,… Bổ sung thêm các thực phẩm như rau củ quả, trái cây,…
  • Bổ sung đầy đủ các loại vitamin cho cơ thể để phòng ngừa tái phát ung thư và phòng chống một số vấn đề khác.
  • Giữ tinh thần lạc quan, tránh tình trạng căng thẳng, stress.
  • Luôn chú ý thăm khám sớm ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho chẩn đoán, điều trị và toa thuốc của bác sĩ.

Click xem thêm

“Báo động đỏ” tình trạng ung thư dạ dày ở người trẻ

Bệnh ung thư dạ dày là một trong những vấn đề tiêu hóa thường gặp nhiều ở người trong độ tuổi từ 50 trở lên. Tuy nhiên, những năm gần...

Người bị ung thư dạ dày nên uống sữa gì là phù hợp nhất?

Sữa là một trong những lựa chọn phổ biến để bổ sung dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe cho...

Cập nhật phác đồ điều trị ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là bệnh lý phức tạp, có nhiều rủi ro. Do đó việc điều trị ung thư...

Trước khi mổ ung thư dạ dày cần phải biết những điều này!

Mổ ung thư dạ dày là phương pháp chính trong điều trị ung thư dạ dày. Kể cả bệnh nhân...

Giai đoạn ung thư dạ dày di căn hạch

Tế bào ung thư dạ dày thường có xu hướng xâm nhập vào hạch bạch huyết và làm xuất hiện...

Vì sao ăn mặn gây ung thư dạ dày?

Rất nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam thường có thói quen ăn mặn. Đặc biệt, nhiều...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.