Nếu ngủ dậy bị đau khớp háng “cần cảnh giác”

Hiện tượng ngủ dậy bị đau khớp háng thường xảy ra khi bạn ngủ sai tư thế hoặc là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý như viêm khớp, thoái hóa khớp háng. Bạn nên thận trọng xác định chính xác nguyên nhân để có hướng khắc phục hiệu quả.

Hiện tượng ngủ dậy bị đau khớp háng

Đau khớp háng khi ngủ dậy là triệu chứng rất phổ biến. Do khớp háng là khu vực chịu trách nhiệm chính trong việc di chuyển của cơ thể nên sự xuất hiện đột ngột của cơn đau vào lúc sáng sớm có thể khiến người bệnh đi lại khó khăn, khập khiễng. Mức độ đau có thể nặng hay nhẹ tùy thuộc vào mỗi cá nhân.

ngủ dậy bị đau khớp háng
Ngủ dậy bị đau khớp háng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý về xương khớp

  • Giai đoạn nhẹ: Khi thức dậy người bệnh chỉ bị đau âm ỉ ở khớp háng. Cơn đau thuyên giảm dần sau đó và có thể biến mất vào buổi chiều tối. Đau tăng lên khi cử động khớp háng hoặc khi đứng lâu.
  • Giai đoạn tiến triển: Cơn đau khớp háng có thể xuất hiện dồn dập vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy và có khuynh hướng đau mỏi nặng hơn về chiều tối. Trong một số trường hợp, cơn đau ở khớp háng lan dần xuống các khu vực bên dưới như đùi, đầu gối hoặc đau lan ra sau mông. Ngoài đau, một số triệu chứng khác có thể xuất hiện kèm theo như cứng khớp vào buổi sáng, giới hạn phạm vi cử động khớp.
  • Giai đoạn nặng: Khớp háng không chỉ bị đau khi ngủ dậy mà còn kéo dài từng cơn hoặc xuyên suốt cả ngày khiến người bệnh không thể đi lại. Mặc dù được nghỉ ngơi nhưng vẫn thấy đau. Các hoạt động như cúi xuống, ngồi xổm, đá chân… hầu như không thể thực hiện được. Bên cạnh đó, khớp háng có thể bị sưng đỏ, nóng ấm bên ngoài hoặc bị biến dạng.

Ngủ dậy bị đau khớp háng nguyên nhân do đâu?

Hiện tượng đau khớp háng sau khi ngủ dậy phần lớn đều là do người bệnh ngủ sai tư thế. Điển hình là thói quen ngủ nằm nghiêng qua một bên quá lâu khiến cho hoạt động lưu thông máu qua khớp háng bị trì trệ, đồng thời làm gia tăng áp lực lên khớp. Điều này có thể khởi phát một cơn đau khớp háng đột ngột ngay sau khi bạn thức giấc vào buổi sáng.

Ngoài ra, cũng không ngoại trừ trường hợp ngủ dậy bị đau khớp háng xuất phát từ những lý do khác như:

– Hoạt động khớp háng liên tục vào ban ngày: Các cử động tại khớp háng được lặp đi lặp lại liên tục trong ngày khiến cho khớp bị tổn thương, đau mỏi vào buổi sáng hôm sau khi ngủ dậy.

– Làm việc nặng quá sức: Chứng đau khớp háng khi ngủ dậy có liên quan mật thiết đến tính chất công việc. Theo đó, nếu bạn làm việc trong môi trường có cường độ hoạt động mạnh, chẳng hạn như bốc vác, vận chuyển hàng hóa, đi lại nhiều… thì có thể thường xuyên phải đối mặt với cơn đau nhức khớp háng khi thức giấc.

– Ít vận động: Nếu như cử động quá mức gây đau khớp háng thì ngược lại, việc ít vận động cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến nhiều người ngủ dậy bị đau khớp háng. Hiện tượng này thường xảy ra ở dân văn phòng, công nhân may mặc hay những đối tượng làm việc trong môi trường phải ngồi hoặc đứng yên một chỗ suốt nhiều giờ đồng hồ liền. Việc ít vận động làm cho tuần hoàn máu kém, khớp háng không được nuôi dưỡng đầy đủ nên mới dẫn đến hiện tượng tê mỏi, đau nhức khi ngủ dậy.

– Do chấn thương: Các chấn thương ở khớp háng như căng cơ, trật khớp, nứt xương… có thể xảy ra khi luyện tập thể thao quá sức hoặc bị té ngã, tai nạn xe cộ. Nếu không được phát hiện và chữa trị sớm, chúng có thể gây ra những cơn đau khớp háng kéo dài, rõ ràng nhất là sau khi ngủ dậy.

– Lớn tuổi: Ngoài 50 tuổi, xương khớp trên cơ thể bắt đầu bước vào giai đoạn lão hóa mạnh, lớp sụn cũng bị bào mòn đáng kể và không còn thực hiện được tốt chức năng bảo vệ các đầu xương trong khớp háng. Đau khớp háng sau khi ngủ dậy là một dấu hiệu báo động của cơ thể.

– Hút thuốc lá, lạm dụng thức uống có cồn: Những chất này đều gây hại cho mạch máu. Chúng khiến các mao mạch ở chỏm đùi bị tắc nghẽn, cản trở lưu thông máu đến khu vực đùi háng. Tình trạng này kéo dài tất yếu sẽ dẫn đến cơn đau và nhiều vấn đề khác ở khớp háng.

– Dị tật ở khớp háng: Một số khiếm khuyết bẩm sinh ở khớp háng như lỏng khớp, trật khớp các vấn đề về sụn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vận động và là nguyên nhân khiến nhiều người ngủ dậy bị đau khớp háng.

– Mang thai và sinh đẻ: Sự phát triển của thai nhi và những tác động từ quá trình chuyển dạ, sinh đẻ có thể làm gia tăng áp lực lên khớp háng và khiến khớp bị đau. Đặc biệt hiện tượng đau khớp háng sau khi ngủ dậy xuất hiện phổ biến nhất ở bà bầu trong những tháng cuối của thai kỳ.

ngủ dậy bị đau khớp háng ở phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng dễ bị đau khớp háng khi ngủ dậy cho khớp chịu nhiều áp lực từ thai nhi

– Dư thừa cân nặng: Khớp háng là một khớp lớn luôn phải chịu sức ép từ trọng lượng cơ thể phía trên dồn xuống. Chính vì vậy, những người béo phì có nguy cơ bị đau khớp háng vào buổi sáng khi ngủ dậy nhiều hơn so với đối tượng có cân nặng khỏe mạnh.

– Do ảnh hưởng của các bệnh lý về xương khớp: Ngủ dậy đau khớp háng có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều vấn đề về xương khớp như:

  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
  • Viêm khớp háng
  • Thoái hóa khớp háng
  • Viêm đa khớp dạng thấp
  • Hoại tử chỏm xương đùi…

Có thể thấy, hiện tượng đau khớp háng khi ngủ dậy xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu tự chẩn đoán bệnh tại nhà bạn rất dễ bị nhầm lẫn và mắc sai lầm trong việc điều trị. Nếu cơn đau khớp háng khi ngủ dậy diễn ra trong nhiều ngày liên tiếp hoặc cơn đau có tính chất trầm trọng ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động bạn nên tới bệnh viện khám để được điều trị.

Cách chẩn đoán đau khớp háng khi ngủ dậy

Các phương pháp được áp dụng trong chẩn đoán đau khớp háng khi ngủ dậy bao gồm:

– Khám lâm sàng:

Bác sĩ sẽ trao đổi với bạn một số vấn đề như thời điểm xuất hiện cơn đau khớp háng, cường độ đau và các vấn đề khác có liên quan như nghề nghiệp, lịch sử bệnh tật. Sau đó tiến thành thăm khám lâm sàng, quan sát bên ngoài khớp để tìm kiếm dấu hiệu bệnh, xác định điểm đau và đánh giá chức năng vận động của khớp háng.

– Chỉ định cận lâm sàng

Một số phương pháp cận lâm sàng có thể được chỉ định để chẩn đoán nguyên nhân gây đau và mức độ tổn thương trong khớp háng. Bao gồm:

  • Chụp X-quang
  • Xét nghiệm máu
  • Chụp CT scanner
  • Siêu âm khớp háng
  • Chụp cộng hưởng từ

Ngủ dậy bị đau khớp háng phải làm sao?

Để chữa đau khớp háng, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn hoặc đề nghị bệnh nhân làm phẫu thuật. Điều này cần được cân nhắc kỹ dựa trên nguyên nhân và mức độ đau.

Điều trị đau khớp háng khi ngủ dậy bằng phương pháp bảo tồn

Các phương pháp bảo tồn như nghỉ ngơi, xoa bóp, châm cứu, tập luyện, vật lý trị liệu, sử dụng thuốc thảo dược, thuốc tây… thường được lựa chọn đầu tiên để khắc phục chứng đau khớp háng khi ngủ dậy. Cụ thể như sau:

1. Nghỉ ngơi tại chỗ

Sau khi ngủ dậy, nếu khớp háng có biểu hiện bị đau, người bệnh nên nằm hoặc ngồi yên một chỗ nghỉ ngơi. Kết hợp mát xa, xoa bóp từ vùng xương chậu kéo dài xuống đến bàn chân để kích thích lưu thông máu, làm thư giãn các cơ.

ngủ dậy bị đau khớp háng phải làm sao
Nghỉ ngơi kết hợp xoa bóp có thể giúp giảm đau khớp háng sau khi ngủ dậy

Sau khi cơn đau được xoa dịu, có thể đứng lên đi lại nhưng cần nhẹ nhàng. Không nên vận động quá mạnh để tránh cho tổn thương trong khớp háng tiến triển nặng hơn.

2. Áp dụng liệu pháp nhiệt giảm đau khớp háng sau khi ngủ dậy

Liệu pháp nhiệt bao gồm các phương pháp như chườm nóng, chườm lạnh để giảm đau. Nếu ngủ dậy bị đau khớp háng do chấn thương và khớp có biểu hiện bị sưng, bạn có thể dụng bọc đá lạnh để chườm trong vòng 24 giờ đầu.

Các trường hợp còn lại có thể chườm nóng bằng cách bỏ nước sôi vào trong một cái chai thủy tinh, túi chịu nhiệt hay rang muối nóng áp vào bên khớp háng bị đau. Chú ý theo dõi độ nóng của vật chườm để không bị bỏng.

3. Cố định khớp háng

Nếu cần thiết, bạn có thể mang nẹp cố định khớp gối để tránh cho khu vực này bị tổn thương nặng hơn khi đi lại, vận động. Sản phẩm này có bán sẵn tại các cửa hàng kinh doanh thiết bị vật tư y tế. Bạn có thể mua về mang theo hướng dẫn.

Ngoài ra, có thể cân nhắc sử dụng nạng để hỗ trợ trong quá trình đi lại, giảm áp lực cho khớp háng.

4. Tập luyện giảm đau khớp háng khi ngủ dậy

Tập thể dục có thể giúp tăng cường tuần hoàn máu ở khu vực khớp háng, giảm lo lắng, căng thẳng và làm thư giãn các cơ. Qua đó giúp bạn bớt đau, cứng khớp háng, tạo điều kiện cho tổn thương bên trong khớp nhanh được chữa lành.

Bên cạnh một số bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, tập dưỡng sinh, bạn có thể thực hành các động tác đơn giản dưới đây để cải thiện tình trạng đau khớp háng khi ngủ dậy:

+ Động tác số 1: 

  • Nằm ngửa trên một mặt phẳng, tay chân duỗi thẳng tự nhiên
  • Nâng một bên chân lên cao rồi từ từ ép về phía ngực hết cỡ. Hai chân giữ mặt sau đùi để duy trì tư thế này trong 20 giây.
  • Trở về tư thế ban đầu, lặp lại động tác vừa thực hiện cho bên chân còn lại.
  • Mỗi bên chân tập khoảng 3 lần.
bài tập giảm đau khớp háng sau khi ngủ dậy
Tập luyện đúng cách có thể giúp giảm thiểu tình trạng ngủ dậy bị đau khớp háng

+ Động tác số 2:

  • Quỳ gối ở tư thế mông chạm sát mặt sàn, giữ cho lưng luôn thẳng
  • Gập người xuống một cách từ từ . Hai tay vươn thẳng về phía trước, chạm sàn để phần thân trên tiếp xúc với đùi.
  • Chờ khoảng 15 giây kết hợp hít vào thở ra nhịp nhàng
  • Trở lại tư thế ban đầu và thực hiện theo cách tương tự thêm 10 lần nữa.

5. Khắc phục chứng ngủ dậy bị đau khớp háng bằng thảo dược tự nhiên

Sử dụng thảo dược là cách giảm đau khớp háng tự nhiên, thân thiện với sức khỏe. Dưới đây là một số bài thuốc đang được dân gian áp dụng:

  • Dùng gừng: Sử dụng hai thìa gừng bằm nhuyễn hãm với lượng nước sôi vừa đủ, sau đó thêm mật ong vào uống thay trà mỗi ngày 2 – 3 tách. Hoặc có thể lấy gừng tươi rang nóng với muối hột và chườm vào bên khớp háng bị đau cũng cho hiệu quả tích cực đối với những cơn đau do chấn thương hoặc do bị viêm khớp, thoái hóa khớp háng.
  • Bài thuốc từ cây ngải cứu: Dùng lá lốt tươi khoảng 15 – 30g. Sắc với 3 bát nước lấy 1 bát uống sau khi ăn tối. Bạn nên uống thuốc khi còn ấm trong 10 ngày liên tục.
  • Rễ cây xấu hổ: Lấy 20 – 30g rễ cây xấu hổ đem sao thơm cùng với một ít rượu trắng. Sắc dược liệu với 400ml nước để cạn còn 100ml. Chia đều uống vào buổi sáng và buổi tối.

6. Vật lý trị liệu chữa đau khớp háng khi ngủ dậy

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị bảo tồn thường được áp dụng cho các trường hợp bị đau khớp háng kéo dài do mắc các bệnh lý về xương khớp. Bạn có thể được trị liệu bằng laser, chiếu hồng ngoại hay chiếu điện kết hợp một số bài tập do chuyên gia vật lý trị liệu trực tiếp hướng dẫn thực hiện.

Các phương pháp trên có tác dụng giảm đau, tăng cường sức mạnh cho các cơ bắp ở chân và hông, cảo thiện khả năng vận động của khớp háng.

7. Ngủ dậy bị đau khớp háng uống thuốc gì?

Để giảm đau cho bệnh nhân bị đau khớp háng khi ngủ dậy, bác sĩ thường kê đơn các loại thuốc giảm đau thông thường hoặc thuốc kháng viêm không chứa steroid. Chẳng hạn như:

  • Aspirin
  • Paracetamol
  • Ibuprofen
  • Naproxen
ngủ dậy bị đau khớp háng uống thuốc gì
Sử dụng thuốc giảm đau có thể giúp tạm thời xoa dịu các cơn đau khớp háng sau khi ngủ dậy

Chúng có thể giúp kiểm soát tốt  cơn đau và chống lại tình trạng viêm nhiễm trong khớp háng. Tùy theo nguyên nhân và các triệu chứng khác xuất hiện tại khớp, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc khác, chẳng hạn như thuốc kháng sinh, thuốc làm giãn cơ, thuốc an thần, thuốc chứa glucosamine…

Cần lưu ý sử dụng thuốc tây theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế gặp những tác dụng phụ không tốt mà thuốc tân dược mang lại.

Cách chữa đau khớp háng khi ngủ dậy bằng ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa là phương án lựa chọn cuối cùng được đề nghị đối với các bệnh nhân có khiếm khuyết hoặc tổn thương nặng trong khớp háng. Phẫu thuật nội soi là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.

Trong ca phẫu thuật, bác sĩ co thể tiến hành thay khớp háng nhân tạo, thay khớp bán phần hoặc hàn cứng khớp… Mặc dù mang lại hiệu quả cao trong điều trị cho các trường hợp bị ngủ dậy bị đau khớp háng nhưng phẫu thuật khá tốn kém. Bạn cũng có thể phải đối diện với những rủi ro và di chứng không tốt sau ca phẫu thuật.

Hãy đi khám và trao đổi với bác sĩ để được tư vấn rõ hơn về những ưu, nhược điểm, mức độ phù hợp của từng phương pháp chữa đau khớp háng khi ngủ dậy với tình trạng của bạn. Từ đó, lựa chọn một cách chữa trị hiệu quả, an toàn nhất.

Bạn nên tham khảo thêm

Tin bài nên đọc

Hiệu quả điều trị bệnh xương khớp của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Xem ngay phản hồi của người bệnh về bài thuốc]
Rắn lục là loài có nọc rất độc

Kỳ dị phương pháp dùng bột rắn lục chữa thoái hóa cột sống

Thông thường khi nghe đến rắn bạn sẽ cảm thấy lo sợ về độc tố của nó. Mặc dù rắn...

Bị đau khớp vai khi tập thể hình có nguy hiểm không? Và nên làm gì?

Thể hình là bộ môn được nhiều người ưa thích, trong đó có nam giới vì giúp họ duy trì...

Đau lưng dưới có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm

Đau lưng dưới coi chừng dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm

Bị đau lưng dưới có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm: Thoát vị đĩa...

Các loại xương rồng được dùng để trị thoát vị đĩa đệm

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng có hết không?

Xương rồng là loài cây phổ biến trải dài trên khắp nước ta với nhiều hình dạng, kích thước khác...

Cách chữa bệnh gút bằng cây thuốc nam quanh nhà

Người bị bệnh gút phải thường xuyên hứng chịu những cơn đau vô cùng khó chịu, nhất là vào buổi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.