8 cách chữa thoái hóa cột sống bằng dân gian xưa

Chữa thoái hóa cột sống bằng các thảo dược tự nhiên lành tính như lá lốt, ngải cứu, chuối hột,… được xem là biện pháp có lợi và khá an toàn đối với người bệnh. Những nguyên liệu này tác động theo quy tắc thẩm thấu, can thiệp vào các yếu tố tác động nội và ngoại nhân giúp phục hồi tổn thương cột sống, cải thiện triệu chứng bệnh.

Chữa thoái hóa cột sống bằng dân gian
Các bài thuốc dân gian được truyền miệng từ giúp cải thiện triệu chứng đau nhức do thoái hóa cột sống gây ra.

8 cách chữa thoái hóa cột sống bằng dân gian

Thoái hóa cột sống nói chung và thoái hóa cột sống lưng cũng như cổ nói riêng, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng thuốc, đúng cách, bệnh sẽ nhanh chóng khỏi. Ngoài việc dùng thuốc Tây, chế độ ăn uống khoa học và tập luyện trị liệu, người bệnh có thể kết hợp các bài thuốc dân gian để khắc phục triệu chứng bệnh.

Việc sử dụng các loại thảo dược từ tự nhiên không chỉ mang lại tính an toàn mà còn giúp làm chậm quá trình lão hóa cột sống và dự phòng bệnh tái phát. Sau đây là một số bài thuốc dân gian chữa thoái hóa cột sống được người xưa lưu lại, bệnh nhân có thể tham khảo.

1. Luộc ngải cứu và lá lốt bằng giấm

Không phải bàn cãi, lá lốt và ngải cứu là hai vị thuốc phổ biến và khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Theo nghiên cứu Y học hiện đại và Y học cổ truyền cho hay, ngải cứu có chứa lượng lớn tinh dầu và chất kháng khuẩn có tác dụng giúp làm giảm đau. Đồng thời, các hoạt chất khác tồn tại trong lá lốt như acid amin, chất chống oxy hóa Flavonoid, adenin, cholin, tetradecatrilin, dehydro matricaria este,… giúp làm giảm cơn đau thần kinh.

Bên cạnh đó, lá lốt cũng được xem là vị thuốc có tác dụng chống hàn, tay chân lạnh và giúp giảm đau do thoái hóa cột sống. Bởi vậy, sự kết hợp giữa lá lốt và ngải cứu được xem là bộ đôi hoàn hảo, làm tăng tác dụng điều trị bệnh.

+ Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Ngải cứu: 20 gram
  • Lá lốt: 20 gram
  • Giấm gạo: 300 ml

+ Cách thực hiện

  • Người bệnh đem lá lốt và ngải cứu rửa sạch để loại bỏ vi sinh vật, ký sinh trùng bám trên lá.
  • Tiếp đến, cho nguyên liệu vào nồi cùng với giấm gạo và đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút.
  • Sau đó, đổ thuốc ra bát và dùng bông gòn thấm và thoa đều lên vùng bị đau nhức.

Bài thuốc thích hợp điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng ở mức độ nhẹ. Nếu người bệnh thường xuyên áp dụng sẽ cảm thấy đau nhức có dấu hiệu thuyên giảm. Ngoài ra, bệnh nhân có thể đem xay nhuyễn 1 nắm lá lốt với 1 cốc nước lọc. Sau đó đem đun sôi với 300 ml sữa bò tươi và uống liên tục trong vòng 1 tuần, cơn đau do thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ giảm đáng kể.

2. Xương rồng + lá chuối hột + cám gạo

Nghe có vẻ lạ nhưng người bệnh có thể sử dụng xương rồng kết hợp với cám gạo và lá chuối hột để chữa thoái hóa cột sống thắt lưng. Với hàm lượng khoáng chất và vitamin dồi dào trong cám gạo kết hợp với tinh chất hoạt huyết có trong xương rồng tạo nên vị thuốc tự nhiên giúp giảm đau.

+ Nguyên liệu

  • Lá chuối hột: 2 tấm lá
  • Xương rồng: 3 nhánh
  • Giấm nuôi: 100 ml
  • Cám gạo: 200 gram

+ Cách làm

  • Người bệnh loại bỏ gai xương rồng và rửa sạch cùng với lá chuối bằng nước muối pha loãng.
  • Tiếp đến, băm nhuyễn xương rồng và trộn chung với cám gạo, giấm nuôi rồi xào nóng trên bếp.
  • Sau khi hỗn hợp dính lại, cho thuốc ra tấm lá chuối hột rồi lót thêm một tấm lá phía trên rồi đặt lên lưng cho đến khi hết nóng.

Thực hiện phương pháp này đều đặn sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.

3. Dùng hạt gấc ngâm rượu

Hạt gấc chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có tác dụng giảm đau và tăng khả năng hồi phục tổn thương cột sống. Vì vậy, người bị thoái hóa cột sống có thể dùng hạt gấc ngâm rượu để xoa bóp, giảm đau nhức.

Chữa thoái hóa cột sống thắt lưng bằng rượu gấc
Dùng hạt gấc ngâm rượu giúp chữa thoái hóa cột sống thắt lưng

+ Nguyên liệu cần có

  • Rượu trắng: 2 lít
  • Quả gấc: 2 – 3 quả
  • Bình thủy tinh có nắp đậy

+ Cách thực hiện 

  • Bổ gấc, bóc bỏ toàn bộ lớp thịt bên ngoài và lấy hạt rồi đem rửa sạch, phơi 3 đến 5 nắng cho khô.
  • Đem hạt gấc cho lên bếp than hồng nướng cho đến khi phần vỏ cháy xém và phần nhân chuyển sang màu vàng thì hạ thổ.
  • Sau đó, bóc hết lớp màng bên ngoài và lấy nhân bên trong giã nhỏ và cho vào bình thủy tinh, đổ ngập rượu.
  • Thời gian ngâm gấc thường 1 tháng hoặc có thể dài hơn cho đến khi rượu chuyển thành màu đỏ.
  • Dùng rượu hạt gấc thoa lên vùng đau nhức và xoa bóp.

Lưu ý: Hạt gấc sống có tính chất độc. Vì vậy, người bệnh nên nướng trước khi ngâm rượu để giảm thiểu tính độc.

4. Quả nhàu

Theo một số nghiên cứu, quả của cây nhàu có chứa hơn 150 chất khác nhau bao gồm khoáng chất và vitamin. Đặc biệt, trong đó có hoạt chất prosertonin khi kết hợp chung với một số loại enzyme nội bào có tạo xeronin có tác dụng kích thích tế bào tự chữa lành. Không chỉ thế, chúng còn giúp tăng khả năng hồi phục của cột sống nhờ vai trò tái tạo.

+ Nguyên liệu

  • Quả nhàu già: 200 gram
  • Rượu trắng: 2 lít

+ Cách làm

Quả nhàu thái mỏng và ngâm với rượu trắng. Mỗi ngày lấy khoảng 2 đến 3 chén uống, mỗi chén khoảng 20 – 30 ml. Sử dụng bài thuốc này thường xuyên cơn nhức do thoái hóa cột sống sẽ thuyên giảm một cách rõ rệt.

5. Ngải cứu + vỏ chanh + dầu ô liu

+ Nguyên liệu

  • Vỏ chanh: 100 gram
  • Dầu ô liu: 300 ml
  • Ngải cứu: 100 gram

+ Cách làm

  • Vỏ chanh, ngải cứu đem rửa sạch rồi thái nhỏ và cho vào bình thủy tinh.
  • Sau đó, đổ dầu ô liu cho ngập và ngâm nơi thoáng mát khoảng 2 tuần

+ Cách dùng

Sau khi tắm xong dùng một ít dầu ô liu ngâm chanh và ngải cứu thoa lên vùng bị đau nhức rồi tiến hành xoa bóp. Bài thuốc này rất thích hợp với những người bị thoái hóa đốt sống cổ, nếu thực hiện thường xuyên giúp giảm đau. Đồng thời triệu chứng khó vận động ở cổ như trước cũng có dấu hiệu giảm dần.

6. Mật ong + mù tạt + muối hột

Bài thuốc dân gian chữa thoái hóa cột sống này có nguồn gốc từ Nga giúp kiểm soát và khắc phục triệu chứng đau.

Chữa thoái hóa cột sống cổ bằng dân gian
Kết hợp mật ong, mù tạt và muối hột giúp điều trị thoái hóa cột sống.

+ Nguyên liệu

  • Mật ong + muối hột + mù tạt với tỷ lệ bằng nhau 1:1:1
  • Giấy bọc thức ăn: 1 cuộn
  • Khăn dày: 1 chiếc

+ Cách thực hiện

  • Người bệnh cho muối, mật ong và mù tạt vào chiếc cốc nhỏ, khuấy đều cho đến khi sánh mịn.
  • Sau đó, bệnh nhân dùng hỗn dịch thoa lên vùng đau nhức và dùng giấy cuộn thức ăn quấn quanh bên ngoài để cố định thuốc.
  • Tiếp đến, dùng khăn dày quấn thêm bên ngoài để giữ nhiệt.
  • Giữ thuốc cố định khoảng 2 tiếng giúp giảm đau.

Lưu ý: Với cách làm này, người bệnh nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ giúp cột sống thư giãn và thoải mái.

7. Đậu đen hấp nước dừa

Theo Đông Y, đậu đen có khả năng điều trị các bệnh như:

  • Thận
  • Huyết áp cao
  • Trĩ
  • Trừ tê thấp
  • Điều trị viêm khớp thấp
  • Đau nhức xương khớp
  • Táo bón

Sở dĩ đậu đen mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe như vậy là do chúng chứa lượng lớn hoạt chất chống oxy hóa và chống viêm.

Bên cạnh lợi ích của đậu đen, dừa cũng được xem là vị thuốc lành tính cực kỳ tốt đối với hệ xương khớp. Chính vì vậy, sự kết hợp giữa đậu đen và giữa tạo nên bài thuốc dân gian giúp đẩy lùi cơn đau nhức do thoái hóa cột sống gây ra.

+ Nguyên liêu cần có

  • Dừa tươi: 1 quả
  • Đậu đen: 1 nắm khoảng 20 gram

+ Cách thực hiện

  • Rửa đậu đen nhiều lần để giúp làm sạch bụi bẩn và ngâm đậu đen trong nước khoảng vài tiếng để khi ninh đậu đen nhanh mềm hơn
  • Dừa được rửa sạch, chặt dừa và giữ lại phần nắp
  • Sau đó đổ 1/2 nước dừa trong quả ra ngoài và bỏ đậu đen rồi đậy nắp lại
  • Tiếp đó, cho dừa vào nồi hấp cách thủy với lửa nhỏ trong vòng 4 – 5 tiếng

+ Cách dùng

Sau khi ninh xong, bạn kiểm tra xem đậu đen đã chín nhừ chưa. Nếu đã chín, tắt bếp, đổ đậu ra bát và ăn khi còn ấm. Các bạn nên ăn cả phần nước cũng như cơm dừa bên trong. Thường xuyên sử dụng món ăn này 2 lần mỗi tuần giúp cải thiện bệnh đáng kể.

Lưu ý: Đậu đen hấp nước dừa có thể gây đầy bụng. Vì vậy, bạn không nên ăn vào buổi chiều tối. Thời điểm ăn tốt nhất là buổi sáng và trưa.

8. Bài thuốc lục căn thảo thang

Lục căn thảo thang là bài thuốc điều trị thoái hóa cột sống dựa trên sự kết hợp của 6 loại thảo dược quen thuộc. Cụ thể như cây chìa vôi, cây tầm gửi, lát lốt, cỏ xước, dền gai, cỏ ngươi. Mỗi vị thuốc thường có công dụng riêng nhưng phối trộn lại chúng tạo nên thang thuốc giúp giảm đau nhức do thoái hóa cột sống gây ra.

+ Cách thực hiện

  • Người bệnh chuẩn bị tất cả các vị thuốc nêu trên mỗi loại 20 gram đem rửa sạch và phơi khô. Tốt nhất để tinh chất chứa trong thảo dược không bị mất chất do quá khô, bệnh nhân chỉ nên phơi 3 nắng.
  • Cho thuốc vào ấm nước cùng với 4 bát nước và đun nhỏ lửa cho đến khi cạn còn 3 bát.
  • Chia thuốc thành 3 phần đều nhau và uống trong ngày.

Với 8 bài thuốc dân gian chữa thoái hóa cột sống nêu trên, người bệnh có thể lựa chọn cho bản thân biện pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, tác dụng và thời gian chữa trị ở mỗi người thường khác nhau. Điều này còn phụ thuộc vào khả năng hấp thu, mức độ bệnh và cơ địa của từng người. Vì vậy, nếu lựa chọn thảo dược tự nhiên chữa bệnh, người bệnh cần kiên trì.

Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ

Bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ có tác dụng kích thích lưu thông máu, giảm chèn ép và cải thiện cơn đau nhức. Phương pháp này giúp kiểm...

Người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Các loại thực phẩm phù hợp có thể hỗ trợ sức khỏe của xương khớp, dây thần kinh và các...

Những địa chỉ chụp MRI ở TP.HCM [cập nhật mới nhất]

Chụp cộng hưởng MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh an toàn, bảo vệ người bệnh khỏi bị nhiễm...

Những thông tin cần biết về phương pháp cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ

Những điều cần biết trước khi cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ

Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ là một phương pháp đặc biệt, được xem là bước tiến lớn...

Các loại thảo dược trị thoái hóa cột sống có ở quanh nhà

Bật mí 6 loại thảo dược trị thoái hóa cột sống có ở quanh nhà

Từ xa xưa, các loại cây cỏ đã được ông bà ta áp dụng để điều trị nhiều bệnh khác...

Các căn bệnh về xương khớp cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh hậu quả khó lường về sau.

Mổ thoái hóa cột sống có mấy phương pháp, chi phí bao nhiêu?

Thoái hóa cột sống là một căn bệnh về xương khớp, do quá trình lão hóa xương theo tuổi tác...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *