Chữa gai cột sống bằng ngải cứu có được không?
Ngải cứu có thể giúp cải thiện căn bệnh gai cột sống. Bên cạnh áp dụng các bài thuốc từ ngải cứu, bệnh nhân cũng không nên từ bỏ thuốc Tây nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Gai cột sống là gì?
Gai cột sống là một biểu hiện của bệnh thoái hóa cột sống. Khi cột sống bị thoái hóa, phần đĩa đệm giữa hai đốt sống bị xẹp. Hai xương đốt sống cọ sát vào nhau. Điều này kích thích cho gai xương mọc nhô ra ở trên thân đốt sống. Gai xương chèn ép các dây thần kinh ở đốt sống lưng, cột sống, gây ra đau đớn cho người bệnh.
Bệnh gai cột sống xuất hiện ở người từ 40 tuổi trở lên, người làm việc văn phòng, phụ nữ mãn kinh, người lao động nặng. Một số triệu chứng của bệnh gai cột sống là:
- Đau ở vùng thắt lưng, đau khi vận động;
- Đau dọc từ thắt lưng xuống hai chân;
- Mất kiểm soát đại tiện và tiểu tiện;
- Một số triệu chứng phụ kèm theo: đau vùng cổ, đau buốt nửa đầu, buồn nôn, chóng mặt, đau bả vai, tê tay,…
Bệnh gai cột sống đã có phương pháp điều trị như: dùng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật,… Tuy nhiên nếu không phát hiện sớm, chữa trị kịp thời, bệnh gai cột sống sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Mất cảm giác chi dưới;
- Gù, vẹo cột sống;
- Di chuyển khó khăn;
- Bại liệt, tàn phế;
- Rối loạn thần kinh thực vật: phản xạ tự động, hạ huyết áp, rối loạn hô hấp, tăng tiết mồ hôi,…
Tham khảo thêm: Các bài tập Yoga trị gai cột sống đơn giản (có hình ảnh minh họa)
Ngải cứu chữa gai cột sống được không?
Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị gai cột sống bằng y học hiện đại, Tây y, người bệnh cũng có thể điều trị bằng các bài thuốc, phương pháp chẩn trị của Đông y. Ngải cứu là một loại dược liệu có thể điều trị được bệnh gai cột sống. Ngải cứu có một số tác dụng đối với bệnh gai cột sống như:
- Chữa đau nhức xương khớp;
- Giảm mệt mỏi;
- Giảm sưng đau khi bong gân;
- Kháng viêm.
Ngoài ra, ngải cứu còn có một số công dụng khác như: Điều hòa kinh nguyệt, giảm mệt mỏi, điều trị cảm cúm, ho, làm đẹp da, trị mề đay, trị mẩn ngứa, cầm máu,…
Với những công dụng trị đau nhức xương khớp, giảm mệt mỏi, ngải cứu là một trong những dược liệu được lựa chọn để điều trị bệnh gai cột sống.
Bài thuốc chữa gai cột sống bằng ngải cứu
Từ lâu, trong dân gian đã có các bài thuốc chữa gai cột sống bằng ngải cứu. Chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc trị gai cột sống, bạn đọc có thể tham khảo dưới đây:
1. Bài thuốc chữa gai cột sống bằng ngải cứu thứ nhất
Chuẩn bị:
- 30g thân và lá ngải cứu;
- Một ít muối hột.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lá ngải cứu. Phơi nắng cho tái. Rang khô muối hột
- Bước 2: Cho muối hột rang khô và ngải cứu vào túi vải, khâu miệng.
- Bước 3: Cho túi vải vào lò vi ba, quay nóng trong vòng 3 phút.
- Bước 4: Chườm túi vải lên vùng lưng đang đau trong vòng 30 phút.
Công thức ngải cứu và muối hột sẽ giúp giảm đau, cải thiện căn bệnh gai cột sống và ngăn ngừa bệnh tái phát.
2. Bài thuốc chữa gai cột sống bằng ngải cứu thứ hai
Chuẩn bị:
- 300g ngải cứu;
- 2 thìa mật ong.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lá ngải cứu;
- Bước 2: Giã nát lá ngải cứu;
- Bước 3: Cho thêm 2 thìa mật ong, tiếp tục giã.
- Bước 4: Vắt lấy nước cốt.
Uống thuốc vào buổi trưa, buổi chiều. Uống bài thuốc ngải cứu và mật ong trong vòng 1 – 2 tuần sẽ giảm đau lưng.
Tham khảo thêm: Người bị gai cột sống có nên đi bộ không?
3. Bài thuốc thứ ba điều trị gai cột sống từ ngải cứu
Chuẩn bị:
- Ngải cứu tươi;
- Giấm nuôi;
- Một ít muối hột.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch ngải cứu, để cho ráo nước;
- Bước 2: Giã nát ngải cứu, trộn với muối hột;
- Bước 3: Đun sôi giấm nuôi.
- Bước 4: Dùng vải thưa gói ngải cứu trộn muối hột và giấm đun.
- Bước 5: Chườm túi vải vào phần gai đau ở lưng.
Thực hiện bài thuốc hàng ngày cho đến khi hết đau nhức.
Một số lưu ý khi dùng ngải cứu
Trước khi dùng các bài thuốc từ dân gian nói chung và bài thuốc từ ngải cứu để trị gai cột sống, đau nhức lưng nói riêng, chúng ta cần lưu ý một số điều sau:
- Người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng điều trị.
- Hiệu quả của các bài thuốc từ ngải cứu còn tùy thuộc vào thể trạng, cơ địa của mỗi người. Do đó, nếu thuốc có hiệu quả chậm, bạn nên kiên trì điều trị. Nếu thuốc không có tác dụng, bạn nên ngưng sử dụng và trao đổi với bác sĩ để có phương pháp điều trị khác.
- Bài thuốc từ ngải cứu có thể không phù hợp với một số bệnh nhân. Do đó, hãy báo ngay cho bác sĩ nếu thấy xuất hiện các triệu chứng lạ trong quá trình dùng ngải cứu điều trị gai cột sống.
- Bệnh nhân bị viêm gan, phụ nữ có thai và người bị rối loạn đường ruột là 3 đối tượng không nên sử dụng ngải cứu. Tiêu thụ ngải cứu sẽ gây ra một số tác hại đối với bệnh nhân.
- Ngoài việc áp dụng bài thuốc từ ngải cứu, bệnh nhân cần tuân theo các hướng dẫn khác của bác sĩ. Không nên tự ý bỏ thuốc đặc trị nếu bác sĩ chưa cho phép. Hãy nhớ rằng, các bài thuốc từ thảo mộc thưởng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.
- Trước khi dùng cây ngải cứu, người dùng nên rửa sạch để loại bỏ vi trùng, sâu bệnh, thuốc trừ sâu,…
- Khi sử dụng ngải cứu trong bữa ăn và trong các bài thuốc điều trị gai cột sống, người dùng nên lưu ý về liều lượng. Không nên lạm dụng ngải cứu, cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ hoặc lương y.
Tóm lại, ngải cứu mang lại nhiều lợi ích trong y tế, cho sức khỏe con người. Ngải cứu là một trong những vị thuốc dùng để điều trị bệnh gai cột sống. Bệnh nhân có thể uống thuốc hoặc đắp thuốc để làm giảm và khỏi hẳn cơn đau do gai cột sống gây ra. Tuy nhiên, trước khi áp dụng những bài thuốc này, người bệnh cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ và tuân theo những chỉ dẫn, lời khuyên.
Có thể bạn quan tâm
- Phương pháp chữa gai cột sống bằng vật lý trị liệu
- Người bị gai cột sống uống canxi như thế nào là tốt nhất?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!