Bệnh trĩ có tự khỏi không? Chữa bao lâu thì khỏi hoàn toàn?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bệnh trĩ nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng. Bệnh trĩ không thể tự khỏi, cần phải có sự can thiệp của y học. Tùy vào tình trạng bệnh, phương pháp điều trị,… mà thời gian chữa khỏi sẽ có sự chênh lệch ở mỗi người.

Bệnh trĩ nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Bệnh trĩ nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Bệnh trĩ là một căn bệnh phổ biến. Khi các tĩnh mạch bị sưng ở hậu môn và trực tràng, các búi trĩ sẽ được hình thành. Các búi trĩ gây đau, viêm nhiễm, cản trở các hoạt động trong sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân.

Bệnh trĩ có tự khỏi không?

“Bệnh trĩ có tự khỏi không” là mối quan tâm của rất nhiều người mắc bệnh. Theo các chuyên gia, bệnh trĩ không thể tự khỏi. Nếu như người bệnh chủ quan, không chữa sớm, bệnh trĩ sẽ gây ra những biến chứng khôn lường như: ung thư trực tràng, nhiễm trùng máu, mất nhiều máu, viêm nhiễm,…

Có rất nhiều cách để chữa bệnh trĩ. Người bệnh có thể tự theo dõi, chăm sóc và điều trị tại nhà nếu tình trạng bệnh không quá nặng.

Nếu bệnh ở tình trạng nghiêm trọng, người bệnh buộc phải có sự hướng dẫn điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh có thể được phẫu thuật cắt búi trĩ, hoặc đốt bỏ búi trĩ,…

Thời gian chữa khỏi bệnh trĩ

Thời gian chữa khỏi bệnh tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn liệu trình điều trị cụ thể.

1. Thời gian điều trị trĩ ngoại

Trĩ ngoại là trình trạng các búi trĩ nhô ra ở phía ngoài hậu môn. Bác sĩ có thể quan sát các búi trĩ và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị tại nhà

Đối với trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tự chăm sóc và điều trị tại nhà. Lựa chọn này không mất quá nhiều thời gian. Có thể chỉ cần diễn ra trong vòng vài ngày hoặc một tuần thì bệnh trĩ sẽ khỏi hẳn.

Một số cách điều trị tại nhà như:

  • Bổ sung thực phẩm có chất xơ;
  • Thường xuyên ngâm nước ấm;
  • Vệ sinh và giữ vệ sinh vùng kín;
  • Chườm đá, chườm lạnh;
  • Thoa thuốc;
  • Uống thuốc giảm đau.

Xem thêm: 7 Thuốc Trị Bệnh Trĩ Của Mỹ (Bôi + Uống) Tốt Nhất Thị Trường

Bệnh trĩ không thể tự khỏi, cần phải có sự can thiệp của y học.
Bệnh trĩ không thể tự khỏi, cần phải có sự can thiệp của y học.

Phẫu thuật bỏ trĩ ngoại

Nếu trường hợp trĩ ngoại ở tình trạng nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật cắt bỏ hoặc đốt cháy búi trĩ, thường diễn ra không lâu. Thời gian tiến hành tầm 30 phút đến 1 giờ đồng hồ.

Tuy nhiên, thời gian bình phục, lành vết thương tùy thuộc vào thể trạng, cơ địa và sự chăm sóc của mỗi người. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ dặn dò và có lời khuyên về cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng sau khi phẫu thuật.

2. Thời gian điều trị trĩ nội và trĩ hỗn hợp

Trĩ nội là tình trạng các búi trĩ xuất hiện ở sâu trong trực tràng. Các búi trĩ này không thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường. Bác sĩ sẽ có các phương tiện nội soi để kiểm tra tình trạng của trĩ nội. Trĩ hỗn hợp là trường hợp bệnh nhân có cả búi trĩ nội và trĩ ngoại.

Điều trị trĩ nội không mất nhiều thời gian. Ngày nay, với sự phát triển của y khoa, một số phương pháp phẫu thuật cắt bỏ trĩ không gây đau và chóng bình phục.

Phương pháp mổ Longo là phương pháp phẫu thuật cắt trĩ chỉ diễn ra trong vòng 30 – 45 phút. Người bệnh hoàn toàn không phải nằm viện lâu sau khi mổ. Phương pháp này ngăn chặn được tình trạng tái phát của bệnh trĩ.

Phương pháp Longo phù hợp với các trường hợp trĩ nặng cấp độ 3 và bốn, trĩ vòng. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng phù hợp với các bệnh nhân bị cao huyết áp, tiểu đường, bị nhiễm trùng,…

3. Một số lưu ý

Thời gian hồi phục sau khi điều trị bệnh trĩ còn phụ thuộc vào lối sống, sự chăm sóc và thể trạng của bệnh nhân. Bệnh nhân cần có sinh hoạt lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý và chăm sóc vết thương theo lời dặn của bác sĩ.

Để bệnh trĩ không tái phát, bệnh nhân nên phòng tránh bằng một số cách sau:

  • Bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống mỗi ngày;
  • Uống đủ nước;
  • Thường xuyên tập luyện thể dục;
  • Đi tiêu khi cơ thể có nhu cầu;
  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi;
  • Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng;
  • Không ngồi hoặc đứng quá lâu.

Tham khảo: Thực Đơn Hàng Ngày Cho Người Bệnh Trĩ – Bổ Và Ngon

Thời gian hồi phục sau khi điều trị bệnh trĩ còn phụ thuộc vào lối sống, sự chăm sóc và thể trạng của bệnh nhân.
Thời gian hồi phục sau khi điều trị bệnh trĩ còn phụ thuộc vào lối sống, sự chăm sóc và thể trạng của bệnh nhân.

Tóm lại, bệnh trĩ sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu người bệnh chủ quan, không khám và điều trị sớm. Lưu ý, bệnh trĩ không thể tự khỏi, cần phải được điều trị và chăm sóc đúng cách. Thời gian chữa khỏi bệnh tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tuân thủ theo lời khuyên và liệu trình điều trị của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm:

Bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chỉ định thay cho bác sĩ chuyên môn hoặc chuyên viên y tế.

7 cách chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật hiệu quả

Việc điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật thường đem lại hiệu quả cao, tuy nhiên không phải mọi trường...

Một số bệnh viện uy tín khám và điều trị bệnh trĩ tại Nghệ An là Bệnh viện Quốc tế Vinh, Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An,...

Top 6 địa chỉ khám chữa bệnh trĩ ở Nghệ An uy tín và hiện đại

Bệnh trĩ là căn bệnh thường gặp, có thể xảy ra với bất kỳ ai nếu có chế độ dinh...

Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ (giai đoạn đầu) và cách chữa

Bệnh trĩ nhẹ (giai đoạn đầu) thường gây ra các triệu chứng không quá nghiêm trọng như ngứa ngáy, khó...

Tiêm xơ búi trĩ có đau không? Có gây biến chứng không?

Tiêm xơ búi trĩ là thủ thuật được áp dụng phổ biến cho bệnh nhân trĩ – đặc biệt là...

Bệnh Trĩ Theo Y Học Cổ Truyền: Căn Nguyên Và Cách Chữa

Theo y học cổ truyền, bệnh trĩ phát sinh do tạng phế hư yếu làm hàn khí không thu liễm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *