Phụ nữ sau sinh bị bệnh trĩ làm cách nào để chữa khỏi?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Nếu bị bệnh trĩ sau sinh, các mẹ cũng không nên lo lắng nhiều. Vì để kiểm soát tình trạng này thường khá đơn giản. Những cách khắc phục bạn có thể áp dụng bao gồm sử dụng các loại thuốc giảm đau và giảm ngứa, tắm nước ấm, uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, tránh tình trạng căng thẳng mệt mỏi…

Tìm hiểu về bệnh trĩ sau sinh và cách khắc phục
Tìm hiểu về bệnh trĩ sau sinh và cách khắc phục

I/ Thông tin cần biết về bệnh trĩ sau sinh

Nắm rõ các thông tin về bệnh trĩ sau sinh sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc điều trị và phòng bệnh cho bản thân.

Vì sao bị trĩ sau sinh?

Ở phụ nữ mới sinh, bệnh trĩ thường là hệ quả của việc mang thai. Những yếu tố có thể khiến các mẹ bị bệnh trĩ sau sinh bao gồm:

  • Trong những tháng trước khi sinh, sự lớn lên của bào thai sẽ gây áp lực lên đáy của xương chậu. Các tĩnh mạch tại vùng trực tràng và hậu môn bị chèn ép. Tình trạng này khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở khiến chúng bị sưng. Nếu tĩnh mạch giãn nhiều có thể gây chảy máu.
  • Việc tăng quá nhiều hormone progesterone khi mang thai sẽ làm giãn nở các tĩnh mạch. Điều này làm cho các tĩnh mạch bị sưng, gây bệnh trĩ. Ngoài ra, đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho bạn thường bị táo bón ở giai đoạn mang thai. Vì hormone progesterone có khả năng làm chậm sự hoạt động của đường ruột. Khó tiêu làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh trĩ, gây khó khăn trong việc điều trị.
  • Bệnh trĩ sau sinh còn có thể xuất hiện do quá trình sinh nở. Khi sinh con, các mẹ cần phải dùng nhiều sức để đẩy bé ra ngoài. Điều này khiến cho các tĩnh mạch bị sưng lên, giãn ra gây đau và chảy máu.
  • Có thói quen nhịn đại tiện khi mang thai cũng là cũng là yếu tố làm cho bạn bị trĩ. Vì khi chất thải bị giữ trong đường tiêu hóa quá lâu sẽ khiến chúng bị khô, cứng lại. Hệ quả là làm cho việc tống chúng ra ngoài trở nên khó khăn hơn.

Bệnh trĩ sau sinh gây ra các biểu hiện gì?

Ngứa và đau rát hậu môn là triệu chứng phổ biến khi bị bệnh trĩ sau sinh
Ngứa và đau rát hậu môn là triệu chứng phổ biến khi bị bệnh trĩ sau sinh

Triệu chứng đầu tiên và dễ nhận biết nhất khi bị bệnh trĩ sau sinh là có cảm giác ngứa, nóng rát vùng hậu môn. Những biểu hiện này sẽ tăng lên khi bạn đi đại tiện hoặc khi ngồi. Sau đó, hậu môn có thể xuất hiện các khối sưng nhỏ, có kích thước từ hạt đậu đến quả nho. Nếu những khối u này không bị lồi ra ngoài hậu môn, bạn đang bị trĩ nội. Ngược lại, các khối tĩnh mạch bị lồi ra khỏi hậu môn là triệu chứng của bệnh trĩ ngoại.

Nếu bệnh nặng, khi đi đại tiện có thể làm nứt hậu môn, xuất hiện cả máu hoặc bị viêm các mô quanh trực tràng.

Biến chứng bệnh trĩ sau sinh

Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, bệnh trĩ sau sinh có thể gây ra các biến chứng sau:

  • Vệ sinh kém vùng hậu môn gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng khác.
  • Nếu không chữa trị sớm, việc vệ sinh vùng hậu môn sẽ trở nên khó khăn hơn.
  • Chảy máu nhiều có thể gây thiếu máu. Nhưng nó hiếm khi gây ra các biến chứng khác.

II/ Cách khắc phục bệnh trĩ sau sinh

Tuy ít khi gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng trĩ sẽ làm các mẹ khó chịu, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nhưng may mắn thay, có khá nhiều cách để khắc phục vấn đề này. Dưới đây là một số biện pháp mà các mẹ có thể áp dụng:

♦ Bổ sung thêm chất xơ:

Nếu bị trĩ, bạn nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Nếu như chất xơ hòa tan có tác dụng làm mềm phân thì chất xơ không hòa tan sẽ làm tăng lượng chất thải, giúp bạn đi đại tiện nhiều hơn. Điều này giúp phân dễ dàng được tống ra ngoài, hạn chế tình trạng táo bón. Những thực phẩm chứa nhiều chất xơ mà bạn có thể sử dụng bao gồm:

  • Rau xanh và trái cây tươi như rau diếp, bông cải xanh, táo, lê, rau bina…
  • Đậu và các loại hạt
  • Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lức, yến mạch…

Dù là chất xơ ở dạng nào thì nó cũng rất có lợi cho hệ tiêu hóa, vì vậy bạn nên tăng cường sử dụng các thực phẩm này để cải thiện bệnh trĩ sau sinh.

ĐỌC NGAY: Bệnh trĩ ăn trái cây gì giúp nhanh khỏi?

♦ Uống nhiều nước:

Uống nhiều nước là một trong những cách khắc phục bệnh trĩ sau sinh
Uống nhiều nước là một trong những cách khắc phục bệnh trĩ sau sinh

Không chỉ có tác dụn g thanh lọc cơ thể, uống nhiều nước còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Nó sẽ giúp làm mềm các chất thải, khiến chúng dễ dàng được thải ra ngoài. Hạn chế được cảm giác đau đớn do bệnh gây ra.

♦ Tránh căng thẳng:

Sau sinh, các mẹ thường có tâm lý không ổn định. Việc chăm sóc trẻ sơ sinh sẽ khiến họ ngủ không ngon giấc, ăn uống thất thường, cộng thêm tâm lý lo lắng bồn chồn, căng thẳng. Tình trạng này tạo áp lực đến đại tràng, làm các triệu chứng của bệnh trĩ nặng hơn. Do đó, hãy tạo tâm lý thoải mái cho bản thân. Nên nhờ những người thân trong gia đình giúp đỡ trong việc chăm sóc con cái, tránh để mình bị áp lực. Điều này còn giúp bạn tránh được nguy cơ bị trầm cảm sau sinh.

♦ Vệ sinh vùng kín đúng cách:

Rửa sạch hậu môn hàng ngày bằng nước ấm để tránh tình trạng viêm nhiễm. Nếu đại tiện, sử dụng các loại giấy lau mềm và sạch, không có mùi thơm. Nó sẽ hạn chế được nguy cơ khiến cho hậu môn bị trầy xước.

♦ Chườm lạnh:

Dùng túi đá sạch để chườm lên hậu môn cũng là cách bạn nên thực hiện để làm giảm sưng, đau. Chỉ cần lấy một cái khăn sạch bọc đá vào và chườm lên vị trí cần thiết là được. Để mang lại tác dụng tốt, nên thực hiện cách này thường xuyên.

♦ Ngâm bằng nước ấm:

Cách này có thể làm giảm kích ứng và cảm giác đau đớn do bệnh gây ra. Chỉ cần chuẩn bị nước ấm và ngâm vùng kín của cơ thể vào khoảng 10 – 15 phút là được. Để đạt hiệu quả tối đa, hãy thực hiện cách này từ 2 – 3 lần mỗi ngày.

♦ Dùng thuốc chữa trĩ:

Điều trị bệnh trĩ sau sinh bằng các loại thuốc tây
Điều trị bệnh trĩ sau sinh bằng các loại thuốc tây

Nếu bệnh nghiêm trọng, bạn nên dùng đến các loại thuốc chữa trĩ. Những loại thuốc có thể được chỉ định bao gồm:

  • Thuốc bôi trĩ: Các loại thuốc này có tác dụng giảm đau và tình trạng sưng viêm ở cả bên trong và bên ngoài hậu môn. Nếu thuốc dạng kem chứa hydrocortison có tác dụng giảm ngứa, thì những loại thuốc có thành phần benzocaine và pramoxine sẽ chống đau nhức.
  • Dùng thuốc đặt trực tràng: Tương tự như các loại thuốc kem bôi trĩ, thuốc đặt trực tràng sẽ làm giảm được tình trạng viêm và cảm giác đau đớn do bệnh gây ra.
  • Chất làm mềm phân: Cách này có thể làm ẩm các chất thải trong đường ruột, giúp chúng được tống ra ngoài một cách dễ dàng.
  • Sử dụng các khăn lau thuốc: Trong thành phần của những chiếc khăn này có chứa hydrocortisone, hazel hazel, lidocaine. Chúng đều có tác dụng giảm ngứa, đau và viêm.

Tuy nhiên, khi dùng các loại thuốc này các mẹ cần phải cẩn trọng. Cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng, đồng thời hãy dùng thuốc đúng theo liều lượng và thời gian đã được chỉ định.

III/ Khi nào cần gọi bác sĩ

Bạn nên liên hệ với các bác sĩ để được thăm khám và điều trị trong các trường hợp sau:

  • Áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà không mang lại hiệu quả.
  • Bị chảy máu trực tràng.

IV/ Cách phòng ngừa bệnh trĩ sau sinh

Nếu đang mang thai, bạn có thể hạn chế nguy cơ mắc trĩ sau sinh cho bản thân bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp. Dưới đây là một số cách mà các mẹ có thể áp dụng:

  • Nên vận động thường xuyên trong và sau khi mang thai. Các mẹ có thể tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên đi bộ. Chúng sẽ giúp cho việc lưu thông máu được diễn ra một cách dễ dàng, giảm áp lực cho tĩnh mạch trực tràng và hậu môn.
  • Tập các bài tập tác động đến xương chậu. Điều này có thể cải thiện được tình trạng lưu thông máu.
  • Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lac quan. Tránh căng thẳng kéo dài trong và sau khi sinh.
  • Ngăn ngừa táo bón bằng cách ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước.

Bệnh trĩ sau sinh thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng khiến bệnh nhân đau đớn và khó chịu. Để khắc phục các triệu chứng bệnh, hãy tham khảo những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây để tự đưa ra các biện pháp khắc phục và phòng bệnh cho bản thân.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

HỮU ÍCH

Thông tin về các loại thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn

Các loại thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn bạn nên thử

Nitroglicerin, diltiazem, Cortison, Anusol-HC, Lidocain…là các loại thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn thường được sử dụng. Vì sử...

Đi ngoài ra máu tươi sau sinh là bệnh gì?

Đi ngoài ra máu tươi sau sinh do đâu, làm sao hết?

Nồng độ nội tiết tố bất thường, táo bón, trĩ, u bướu đường tiêu hóa… có thể khiến chị em...

Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không?

Nứt kẽ hậu môn có chữa được không ? Bao lâu thì lành ?

Nứt kẽ hậu môn là chứng bệnh phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải. Không chỉ làm ảnh...

Mỡ Sinh Cơ Bôi Trĩ Của Học Viện Quân Y – Điều Cần Biết

Mỡ sinh cơ bôi trĩ của Học viện Quân y là một giải pháp điều trị bệnh trĩ an toàn...

Đi cầu ra máu: Nguyên nhân và cách điều trị, phòng ngừa

Đi cầu ra máu có thể là triệu chứng điển hình của một số bệnh lý trực tràng - hậu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *