Hay mỏi đầu gối khi ngủ – Nguyên nhân và cách khắc phục
Khớp gối là vị trí xương khớp phải vận động nhiều và chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể. Chính vì thế mà rất nhiều người hay bị mỏi đầu gối khi ngủ. Tình trạng này có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Nắm rõ nguyên nhân là cách tốt nhất để đưa ra phương án khắc phục phù hợp, tránh tổn thương khớp gối nặng nề.
Mỏi đầu gối khi ngủ – Nguyên nhân do đâu?
Hay bị nhức mỏi đầu gối khi ngủ là vấn đề thường gặp gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ, có thể gây thiếu ngủ và khiến cơ thể mệt mỏi.
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn thường xuyên bị mỏi đầu gối trong lúc ngủ, và dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất:
1. Các nguyên nhân cơ học
Tình trạng đầu gối bị nhức mỏi khi ngủ nếu chỉ thỉnh thoảng xuất hiện với mức độ không quá nghiêm trọng tì thường là do các vấn đề cơ học. Những vấn đề sau đây được cho là có liên quan trực tiếp:
- Chấn thương tại vị trí đầu gối: Có thể chấn thương đã được chữa lành thì vẫn sẽ để lại di chứng. Nhiều người bị mỏi khớp gối về đêm thường là do di chứng của chấn thương ngay tại vị trí khớp gối.
- Tư thế ngủ xấu: Co hay gập đầu gối khi ngủ là những tư thế có thể ảnh hưởng xấu và khiến tình trạng nhức mỏi khớp gối kích hoạt.
- Lạm dụng chất kích thích: Hút thuốc lá hay dùng chất kích thích thường xuyên cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ thống xương khớp. Từ đó làm tăng nguy cơ bị nhức mỏi đầu gối ngay cả trong lúc ngủ.
- Thừa cân, béo phì: Khớp gối là vị trí phải chịu nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể, chính vì thế thừa cân sẽ dễ khiến khớp gối bị nhức mỏi, tình trạng có thể tồi tệ hơn vào ban đêm ngay cả khi ngủ.
- Làm việc, mang vác nặng: Mang vác nặng và làm việc quá sức vào ban ngày cũng được cho là nguyên nhân khiến tình trạng mỏi gối kích hoạt khi ngủ.
2. Nguyên nhân bệnh lý
Bên cạnh những nguyên nhân cơ học thì tình trạng hay bị nhức mỏi đầu gối khi ngủ còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý xương khớp. Dưới đây là những bệnh thường làm phát sinh triệu chứng này:
- Viêm gân bánh chè: Gân bánh chè chính là phần nối giữa xương bánh chè và cương cẳng chân. Tình trạng viêm thường phát sinh do quá tải khớp gối khi vận động liên tục. Người bệnh thường bị đau nhức và mỏi ở phía dưới đầu gối. Những cơn đau có thể kích hoạt ngay cả khi ngủ.
- Viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh viêm khớp tự miễn thường ảnh hưởng tới các khớp nhỏ nhiều hơn nhưng trong 1 số trường hợp vẫn có thể tác động đến khớp gối. Tình trạng nhức mỏi gối vào ban đêm có thể là dấu hiệu cảnh bảo bệnh lý này.
- Thoái hóa khớp gối: Bệnh thường xảy ra ở những người cao tuổi, biểu hiện bởi sự biến đổi bề mặt sụn khớp. Tình trạng đau mỏi đầu gối thường sẽ kích hoạt ở mức độ nhẹ sau đó tăng dần lên. Vào ban đêm, khi ngủ triệu chứng nhức mỏi có thể sẽ rõ ràng hơn. Càng về sau khớp gối còn có thể sưng lên do viêm hay tràn dịch khớp.
- Viêm bao hoạt dịch khớp gối: Là tình trạng viêm, sưng đỏ tại 1 túi chứa dịch lỏng ở khớp gối. Bên cạnh tình trạng nhức mỏi đầu gối thì khớp có thể bị sưng, tấy đỏ. Cơn đau thường sẽ nặng nề hơn khi di chuyển hay ấn vào. Tuy nhiên, khi ngủ thì tình trạng đau mỏi đầu gối vẫn có thể kích hoạt khiến người bệnh vô cùng khó chịu.
- Viêm khớp gối mãn tính: Đây cũng là một trong những bệnh xương khớp phổ biến ảnh hưởng trực tiếp đến khớp gối. Tình trạng nhức mỏi đầu gối khi ngủ thường kích hoạt với tần suất dày đặc và rất khó khắc phục.
3. Các yếu tố khác
Tình trạng nhức mỏi đầu gối thường có xu hướng kích hoạt mạnh mẽ hơn khi ngủ là do một số yếu tố sau:
- Nồng độ hormone giảm: Khi ngủ chính là khoảng thời gian mà quá trình sản sinh nhiều loại hormone của cơ thể bị gián đoạn. Chính điều này đã khiến việc nhận tín hiệu nhức mỏi của não bộ trở nên dễ dàng hơn.
- Thay đổi thời tiết: Vào ban đêm, nhiệt độ thường sẽ có xu hướng giảm xuống, không khí ẩm thấp. Đây chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng nhức mỏi trở nên nặng nề hơn.
- Hoạt động quá mức vào ban ngày: Điều này khiến cho đầu gối phải chịu nhiều áp lực và tình trạng nhức mỏi có thể sẽ dễ dàng kích hoạt ngay cả khi bạn nghỉ ngơi.
Xem thêm: Đau mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi nguyên nhân do đâu?
Cách khắc phục tình trạng mỏi đầu gối khi ngủ
Tình trạng thường xuyên bị nhức mỏi đầu gối khi ngủ khiến cho người bệnh gặp rất nhiều phiền toái. Nghiêm trọng nhất là khi nguyên nhân gây ra nó là các bệnh lý về cơ xương khớp. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời có thể khiến khớp gối bị tổn thương nặng nề. Nhiều trường hợp còn dẫn đến biến dạng khớp hay hư khớp, lấy đi khả năng vận động của khớp vĩnh viễn.
Để khắc phục tạm thời tình trạng mỏi đầu gối khi ngủ, bạn có thể áp dụng một số mẹo điều trị sau đây:
1. Massage giảm nhức mỏi đầu gối khi ngủ
Đây là liệu pháp đơn giản tại nhà có thể đáp ứng với hầu hết các triệu chứng về cơ xương khớp. Để làm giảm nguy cơ kích hoạt tình trạng mỏi đầu gối khi ngủ thì bạn nên thực hiện việc massage vào thời điểm trước khi ngủ khoảng 30 phút.
Dùng lực từ bàn và các ngón tay tiến hành massage theo chuyển động tròn. Cần kết hợp thêm các động tác như day, miết, ấn hay lăn để khớp được thư giãn nhiều hơn. Cách này không chỉ giúp khớp được thư giãn mà còn cải thiện tuần hoàn máu để thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương tại khớp gối.
Việc massage còn giúp bạn được thư giãn, đồng thời ngăn ngừa tình trạng cứng khớp gối kích hoạt khi ngủ dậy. Trước khi massage có thể dùng các loại tinh dầu tràm, oải hương hay bạc hà để thoa một lớp mỏng nhẹ lên đầu gối. Đây là cách đơn giản nhưng lại có thể nâng cao tính hiệu nghiệm của liệu pháp massage chữa nhức mỏi gối khi ngủ.
2. Tác dụng nhiệt giúp khớp gối thoải mái
Một trong những cách cải thiện tình trạng nhức mỏi khớp gối khi ngủ được nhiều người lựa chọn đó là sử dụng túi chườm nóng và chườm lạnh. Tùy thuộc vào triệu chứng kèm theo mà bạn có thể lựa chọn giải pháp phù hợp với bản thân mình.
- Đối với chườm nóng: Phù hợp với tình trạng nhức mỏi gối đơn thuần hay có kèm theo co cứng khớp gối. Nhiệt độ cao lúc này sẽ hỗ trợ giảm đau là thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Đồng thời kéo giãn gân cơ, làm giảm sự chèn ép lên các rễ dây thần kinh quanh khớp gối. Chỉ cần cho nước ấm khoảng 60 – 70°C vào túi chườm rồi áp lên đầu gối trước khi ngủ.
- Đối với chườm lạnh: Nên áp dụng khi đầu gối bị nhức mỏi có đi kèm tình trạng sưng tấy khớp. Lúc này, nhiệt độ lạnh có thể ức chế tình trạng sưng viêm, từ đó giúp khớp được thư giãn và thoải mái hơn. Cần chuẩn bị vài cục đá lạnh, cho vào túi chườm rồi áp đều lên đầu gối. Lưu ý đến thời gian, chỉ nên chườm khoảng 15 – 20 phút để tránh bỏng lạnh.
3. Chữa mỏi gối khi ngủ bằng thảo dược tự nhiên
Kinh nghiệm dân gian ghi nhận, nhiều loại thảo dược tự nhiên chứa các thành phần có dược tính cao giúp cải thiện tình trạng mỏi đầu gối khi ngủ rất tốt. Áp dụng đúng cách còn giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý cơ xương khớp liên quan. Bạn có thể lựa chọn dùng một số loại thảo dược quen thuộc như ngải cứu, lá lốt hay rễ đinh lăng.
Bài thuốc từ ngải cứu:
- Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu tươi.
- Đem rửa sạch với nước muối loãng rồi giã cho hơi nát.
- Cho lên chảo sao nóng cùng với vài ba hạt muối ăn.
- Đổ ra túi vải chờ vừa ấm rồi đắp lên đầu gối.
- Mỗi lần có thể đắp 15 phút, tần suất 2 lần/ngày.
Bài thuốc từ lá lốt:
- Cần chuẩn bị 30g lá lốt đem rửa sạch với nước muối loãng.
- Cho vào ấm sắc cùng 500ml nước đến khi còn 100ml.
- Loại bỏ bã và chia nước thuốc thành 2 lần uống/ngày.
- Mỗi ngày dùng 1 thang trong 10 ngày liên tục.
Bài thuốc từ rễ đinh lăng:
- Chuẩn bị 30g rễ đinh lăng rửa sạch với nước muối loãng.
- Cho lên chảo sao vàng rồi cho vào ấm sắc cùng 2 thăng nước.
- Đun trên lửa nhỏ đến khi còn 1 thăng thì tắt bếp.
- Loại bỏ bã chia nước thuốc thành nhiều lần uống trong ngày.
- Dùng 1 thang/ngày trong 1 tuần liền.
Đừng bỏ qua: Mẹo dân gian chữa đau đầu gối tại nhà thật đơn giản
4. Vận động trị liệu trị mỏi đầu gối khi ngủ
Đây là phương pháp rất đơn giản nhưng có thể đáp ứng tốt với các triệu chứng đau nhức xương khớp, nhất là tình trạng hay mỏi đầu gối khi ngủ. Các bài tập vận động trị liệu sẽ giúp khớp gối được thư giãn, giải phóng hệ thống dây thần kinh và gân cơ bị chèn ép. Đồng thời cải thiện khả năng vận động của khớp và giảm tình trạng cứng khớp khi ngủ dậy.
Nếu hay bị mỏi đầu gối khi ngủ thì bạn có thể tham khảo áp dụng một số bài tập vận động trị liệu đơn giản sau đây:
Bài tập nâng chân:
- Nằm ngửa trên mặt sàn, chân tay duỗi thoải mái theo chiều dọc cơ thể.
- Dùng 1 chiếc khăn dài có thể vòng qua lòng bàn chân.
- 2 tay nắm 2 đầu khăn, kéo căng rồi nâng chân lên khoảng 1 góc 45 độ.
- Giữ cho chân thẳng trong vài ba giây rồi hạ chân xuống.
- Lặp lại 5 – 7 lần rồi thực hiện tương tự với bên còn lại.
Bài tập co gập đầu gối:
- Nằm ngửa trên sàn tập, chân tay duỗi thẳng theo chiều dọc cơ thể.
- Co 1 bên đầu gối lên, giữ 5 giây rồi thả xuống.
- Thực hiện tương tự với bên đầu gối còn lại.
- Lặp lại động tác trên khoảng 7 – 10 lần rồi nghỉ vài phút và làm thêm 7 – 10 lần nữa.
Bài tập ép đầu gối vào ngực:
- Nằm ngửa trên sàn tập, chân duỗi thẳng.
- Co 1 bên đầu gối lên và dùng 2 tay đan qua khớp gối.
- Ép đầu gối xuống càng sát ngực càng tốt và giữ khoảng 5 giây.
- Trả về tư thế chuẩn bị và thực hiện với bên còn lại.
- Lặp lại các động tác trên 10 – 15 lần cho mỗi bài tập.
**Lưu ý: Khi mới tập luyện nên tập từ từ để cơ thể và khớp gối làm quen dần với các bài tập. Sau đó có thể tăng dần cường độ cũng như thời gian. Khi đầu gối không còn bị nhức mỏi nữa thì bạn cũng có thể duy trì để cải thiện khả năng chịu lực và sự dẻo dai cho khớp gối.
5. Các biện pháp khác
Bên cạnh các giải pháp trên, bạn nên chú ý thêm đến việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt và lối sống hằng ngày để hỗ trợ thêm. Một số biện pháp sau đây có thể ngăn ngừa tình trạng đau mỏi đầu gối kích hoạt khi ngủ:
- Không nên mang vác nặng hay vận động quá nhiều vào ban ngày. Đặc biệt là khi khớp gối đang có dấu hiệu tổn thương.
- Hạn chế đi giày cao gót, thay vào đó nên chọn các loại giày thể thao có đệm mút mềm.
- Dành thời gian cho việc nghỉ ngơi và thư giãn khớp gối, nhất là khi phải di chuyển nhiều.
- Mỗi ngày nên dành 30 – 45 phút cho việc rèn luyện thể dục thể thao. Nên chọn các bài tập vừa sức và đơn giản khi thực hiện để tránh gây áp lực cho khớp gối.
- Nếu đang gặp vấn đề về cân nặng, có thể tìm đến bác sĩ để được tư vấn về liệu trình giảm cân phù hợp. Bởi chính cân nặng là nguyên nhân khiến đầu gối phải chịu nhiều áp lực và thường xuyên nhức mỏi.
Mỏi đầu gối khi ngủ – Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Nếu như do các nguyên nhân cơ học gây ra thì bạn không cần quá lo lắng khi hay bị mỏi đầu gối khi ngủ. Tình trạng này có thể nhanh chóng được khắc phục bằng các giải pháp tại nhà mà không cần can thiệp y tế.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhức mỏi gối khi ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý cơ xương khớp. Lúc này, việc thăm khám để được can thiệp điều trị y tế là hết sức cần thiết. Triệu chứng chỉ được cải thiện hoàn toàn khi các bệnh lý liên quan được điều trị triệt để.
Cần chú ý thăm khám bác sĩ khi:
- Tình trạng nhức mỏi đầu gối thường xuyên kích hoạt với mức độ ngày càng nghiêm trọng.
- Có các triệu chứng sưng tấy, đỏ và nóng đi kèm.
- Người bệnh thường xuyên bị cứng khớp gối vào buổi sáng thức dậy.
- Tình trạng mỏi đầu gối khi ngủ ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp.
- Các giải pháp giảm nhức mỏi tại nhà không thể đáp ứng được triệu chứng.
Hay mỏi đầu gối khi ngủ là tình trạng thường gặp nhưng rất nhiều người vẫn còn chủ quan với nó. Tốt nhất nên sớm thăm khám khi những giải pháp tại nhà không thể đáp ứng. Bởi lúc này, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý cơ xương khớp chỉ có thể được khắc phục khi điều trị y tế.
Có thể bạn quan tâm
- 8 cách trị đau đầu gối tại nhà không cần dùng thuốc kháng sinh
- Cách xử lý khi đau đầu gối một bên (trái hoặc phải)
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!