Bị đau đầu gối mỗi khi co chân – Nguyên nhân và cách trị
Bị đau đầu gối mỗi khi co chân là tình trạng xảy ra phổ biến. Tình trạng này có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm cả nguyên nhân cơ học (chấn thương, làm việc sai tư thế…) và nguyên nhân bệnh lý (viêm khớp gối, thoái hóa khớp, viêm khớp mãn tính…). Để điều trị dứt điểm bệnh lý, bệnh nhân cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và áp dụng đúng phương pháp chữa bệnh theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Nguyên nhân bị đau đầu gối mỗi khi co chân
Tình trạng đau đầu gối mỗi khi co chân có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có cảm nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân cơ học.
Nguyên nhân cơ học
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến khớp gối của bạn bị đau mỗi khi co chân mà không do bệnh lý. Cụ thể như:
Chấn thương
Chấn thương được xác định là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị đau đầu gối mỗi khi co chân. Bởi khi bị chấn thương, khớp xương, dây chằng và các cơ xung quanh đầu gối bị tổn thương. Từ đó dẫn đến tình trạng đau nhức đầu gối và/hoặc cứng khớp.
Tình trạng đau nhức khớp gối xuất hiện do chấn thương thường gây ra nhiều khó khăn cho bệnh nhân trong việc di chuyển hay thậm chí là co duỗi và cử động. Chấn thương có thể xảy ra do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn trong lúc vận động hoặc chơi thể thao quá mức dẫn đến rách dây chằng, rách sụn chêm đầu gối và gây ra nhiều thương tổn, vấn đề khác.
Tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương, cơn đau có thể dao động ở mức từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên dù là ở mức độ nào, việc điều trị vẫn luôn cần thiết. Bởi nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, tổn thương có thể lan rộng, cơn đau trở nên nặng nề hơn. Đồng thời làm suy giảm khả năng vận động và đi lại của người bệnh.
Áp lực từ cân nặng
Ở những người thừa cân béo phì, trọng lượng vượt quá mức cho phép khiến xương đầu gối, cơ, dây chằng và nhiều bộ phận khác bị tác động và phải chịu áp lực từ trọng lượng của cơ thể. Lâu ngày hình thành nên những tổn thương và khiến cơn đau tại đầu gối xuất hiện. Cơn đau sẽ nặng nề hơn khi bạn duỗi, co chân hoặc đi lại.
Ngoài ra nếu phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng của cơ thể trong một thời gian dài, các sụn chêm và sụn khớp gối bị bào mòn dần. Từ đó hình thành nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Cụ thể: Thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối, gai xương khớp gối…
Làm việc sai tư thế
Những người thường xuyên mang vác vật nặng hoặc thường xuyên mang vác vật cồng kềnh không đúng cách sẽ tạo áp lực lên khớp khối và gây ra các tổn thương. Đồng thời khiến bạn bị đau đầu gối mỗi khi co chân, duỗi chân hoặc khi đi lại.
Ngoài ra những người có công việc buộc phải đứng lâu hoặc ngồi nhiều trong thời gian dài như nhân viên văn phòng, tài xế lái xe… cũng khiến khớp gối bị tổn thương, co cứng, hình thành nhiều khó khăn cho việc vận động và di chuyển khớp gối.
Thông thường cơn đau sẽ xuất hiện khi bệnh nhân thay đổi tư thế một cách đột ngột, co duỗi chân, ngồi xổm…
Nguyên nhân khác
Tình trạng đau đầu gối mỗi khi co chân có thể xuất hiện bởi sự tác động và gây hại của những nguyên nhân sau:
- Sử dụng nhiều bia rượu, hút thuốc lá
- Áp dụng một chế độ ăn uống không khoa học, thiếu chất dinh dưỡng hoặc sử dụng quá nhiều thực phẩm không tốt cho sức khỏe và cân nặng. Cụ thể như thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản, thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo…
- Thường xuyên ngủ không đủ giấc, thức khuya dậy sớm
- Căng thẳng mệt mỏi, tâm lý không ổn định, lo âu, buồn rầu và chịu nhiều áp lực kéo dài.
Xem thêm: Đau khớp gối ở trẻ em: Những thông tin mẹ cần biết
Nguyên nhân bệnh lý
Người bị đau đầu gối mỗi khi co chân có thể đang mắc phải một trong những bệnh lý sau:
Viêm khớp gối cấp tính
Viêm khớp gối cấp tính được xác định là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đau đầu gối mỗi khi co chân. Bệnh lý này có thể hình thành và phát triển ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là những người lạm dụng khớp gối hoặc bị chấn thương.
Bệnh viêm khớp gối cấp tính không quá nguy hiểm và có thể dễ dàng kiểm soát nếu sớm phát hiện. Tuy nhiên nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, viêm khớp gối cấp tính có thể chuyển sang thể mãn tính và khiến bệnh nhân bại liệt ở trường hợp nghiêm trọng. Ngoài ra bệnh còn gây ra tình trạng viêm bao hoạt dịch khớp gối, căng gân, tổn thương sụn khớp.
Bệnh viêm khớp cấp tính thường xuất hiện với các triệu chứng sau:
- Khớp gối bị sưng, tấy đỏ do viêm, nhiễm trùng hoặc tràn dịch khớp gối
- Cơn đau xuất hiện ở đầu gối vào mỗi sáng sau khi ngủ dậy hoặc khi co duỗi chân. Ở một số trường hợp khác, cơn đau có thể xảy ra khi thời tiết thay đổi thất thường hoặc khi leo cầu thang.
- Khớp gối bị cứng sau khi ngủ dậy, kêu lục khục. Người bệnh phải sử dụng tay nhẹ nhàng xoa bóp khớp khối thì mới có thể di chuyển được.
Viêm khớp mãn tính
Viêm khớp gối mãn tính có thể khiến khớp gối đau nhức mỗi khi co chân. Căn bệnh này xảy ra do nhiều nguyên nhân. Điển hình như chấn thương, lão hóa, hệ quả của bệnh viêm khớp dạng thấp, di truyền…
Bệnh viêm khớp mãn tính có thể hình thành và phát triển ở nhiều lứa tuổi, kể cả người trẻ. Bệnh xuất hiện với những triệu chứng sau:
- Đau khớp. Cơn đau có thể xảy ra đồng thời ở khớp gối và nhiều khớp khác trên cơ thể
- Đau nhói khi dùng tay chạm vào khớp. Cơn đau có thể đột ngột xuất hiện và tự biến mất, tái phát nhiều lần
- Co cứng khớp
- Khớp có tiếng kêu rắc rắc khi di chuyển hoặc vận động. Vào mỗi buổi sáng khớp gối thường khó cử động, khó di chuyển và khó cử động.
- Những cơ quan tồn tại quanh khớp trở nên yếu đi. Vùng khớp bị tổn thương bị viêm và sưng tấy tạo cảm giác khó chịu và đau nhức
- Suy giảm hoặc mất khả năng vận động. Ngoài ra ở các trường hợp nghiêm trọng khớp có thể bị biến dạng, khó hoặc không thể giữ lại hình dạng ban đầu.
Bệnh thoái hóa khớp gối
Tình trạng đau đầu gối mỗi khi co chân có thể là triệu chứng báo hiệu bạn đang bị thoái hóa khớp gối. Đây là bệnh lý xảy ra phổ biến ở những người có độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi. Tuy nhiên bệnh đang có xu hướng trẻ hóa và có thể xảy ra ở những người trẻ có độ tuổi từ 25 – 35 tuổi.
Bệnh thoái hóa khớp thể hiện cho tình trạng phần sụn khớp bào mòn, tổn thương, hư hỏng theo thời gian hoặc do chất thương. Ngoài ra hư hỏng sụn khớp còn đi kèm với các phản ứng viêm khiến người bệnh thường xuyên bị đau và co cứng khớp gối.
Ngoài tình trạng đau đầu gối mỗi khi co chân, người bị thoái hóa khớp gối còn gặp thêm nhiều triệu chứng khó chịu sau:
- Cơn đau ở khớp gối thường xuyên xảy ra vào ban đêm hoặc buổi sáng sau khi ngủ dậy. Tình trạng đau nhức xương khớp có thể trở nên tồi tệ hơn khi người bệnh di chuyển, vận động, lên xuống cầu thang, co duỗi khớp, ngồi xổm, quỳ gối… Tuy nhiên cơn đau sẽ nhanh chóng dịu đi khi bạn nghỉ ngơi
- Khi cử động hoặc di chuyển, người bệnh sẽ nhận thấy khớp gối phát ra tiếng kêu lạo xạo. Bên cạnh đó, việc thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày như di chuyển, vận động, lên xuống giường, co duỗi, gập khớp gối cũng trở nên vô cùng khó khăn
- Cơn đau xuất hiện cùng với hiện tượng cứng khớp. Điều này khiến bệnh nhân ngồi bất động một chỗ hoặc khó cử động vào mỗi buổi sáng.
- Ở những trường hợp nặng, khớp gối có biểu hiện sưng to, bên trong có chứa nước.
Các bệnh rối loạn chuyển hóa
Rối loạn chuyển hóa là bệnh lý thường gặp. Bệnh thể hiện cho tình trạng cơ thể gặp vấn đề hoặc bị rối loạn trong việc chuyển hóa các chất. Cụ thể
- Bệnh loãng xương xảy ra ở phụ nữ do rối loạn chuyển hóa estrogen. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú và phụ nữ mãn kinh.
- Bệnh loãng xương ở người già xảy ra do cơ thể thay đổi nội tiết. Từ đó dẫn đến hiện tượng rối loạn chuyển hóa các chất tạo xương, các sợi collagen và mô xương…
- Bệnh loãng xương xảy ra ở trẻ em do cơ thể rối loạn chuyển hóa canxi và vitamin D. Vitamin D và canxi là hai chất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tái tạo và phát triển xương.
- Bệnh thoái hóa xương khớp xảy ra ở người già bởi sự rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể. Từ đó khiến dịch sụn ít được sản xuất.
- Bệnh còi xương xảy ra do rối loạn tiêu hóa và rối loạn chuyển hóa canxi kéo dài.
- Bệnh gout xuất hiện do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa acid uric. Điều này khiến các tinh thể muối urate natri di chuyển đến các khớp và lắng đọng ở vị trí này.
- Bệnh hoại tử vô mạch xảy ra do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa lipit. Từ đó khiến lượng máu và chất dinh dưỡng nuôi xương giảm dần khiến xương bị hoại tử và làm các tế bào xương khớp chết đi.
Có thể bạn chưa biết: Đau khớp gối ở người già – Nguyên nhân và cách khắc phục
Cách điều trị khi bị đau đầu gối mỗi khi co chân
Tình trạng đau đầu gối mỗi khi co chân xảy ra do nhiều nguyên nhân. Dựa vào từng nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, người bệnh cần có những biện pháp xử lý cũng như điều trị thích hợp.
Điều trị chuyên khoa
Trong trường hợp tình trạng đau đầu gối mỗi khi co chân xảy ra kéo dài hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần, người bệnh cần đến chuyên khoa xương khớp để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Bởi ở trường hợp này, cơn đau xuất hiện có thể là do bạn bị chấn thương nghiêm trọng tại khớp gối hoặc mắc các bệnh lý nguy hiểm như thoái hóa khớp, bệnh loãng xương, viêm khớp…
Sau khi chẩn đoán bệnh lý và xác định nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào kết quả và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Chính vì thế ở mỗi bệnh nhân sẽ có phương pháp chữa bệnh khác nhau.
Thông thường, để điều trị đau đầu gối mỗi khi co chân do bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ ưu tiên cho bạn sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau kết hợp cùng với chế độ ăn uống, các bài tập phục hồi xương khớp và chế độ nghỉ ngơi phù hợp.
Đối với những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân không có đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn tiến hành phẫu thuật để giải quyết bệnh lý.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng
Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe tổng thể và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Trong đó có các bệnh xương khớp. Chính vì thế, để cải thiện cơn đau, giúp quá trình điều trị đau đầu gối mỗi khi co chân diễn ra suôn sẻ và đạt quả, người bệnh nên áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng.
Người bệnh cần lưu ý thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm sau vào bữa ăn hàng ngày:
- Thực phẩm giàu vitamin: Tăng cường bổ sung cho cơ thể thực phẩm giàu vitamin. Đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin C và vitamin D như sữa, cá, dầu gan cá, trứng cá, chế phẩm từ đậu nành, đu đủ, cam, cải xanh, cải xoăn, ớt chuông xanh, dâu tây, súp lơ, ớt…
- Thực phẩm giàu canxi: Sử dụng thực phẩm giàu canxi như phô mai, ngũ cốc dinh dưỡng, cải xoăn, đậu phụ, cá mòi, sữa, sữa chua, đậu trắng, hải sản, hạnh nhân, đậu bắp…
- Thực phẩm giàu chất béo omega-3: Bổ sung thực phẩm giàu chất béo omega-3 như cá trích, cá bơn, cá thu, cá hồi, hàu, cá mòi, cá hồi biển, cá ngừ tươi…
Xem chi tiết: Đau khớp gối nên ăn gì và kiêng gì để giúp ích cho việc điều trị?
Xây dụng lối sống khoa học
Không chỉ riêng những người bị đau đầu gối mỗi khi co chân mà người bình thường cũng cần xây dựng cho mình một lối sống khoa học, lành mạnh. Điều này sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa mắc bệnh.
Để xây dựng một lối sống khoa học và lành mạnh, giúp tình trạng đau đầu gối mỗi khi co chân mau chóng được khắc phục, bạn cần:
- Kiểm soát trọng lượng của cơ thể: Ở những người thừa cân, béo phì bạn nên trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng về chế độ giảm cân an toàn, bao gồm cả việc luyện tập giảm cân và ăn kiêng.
- Phục hồi chức năng xương khớp bằng bài tập: Người bệnh cần duy trì thói quen luyện tập thể dục. Đồng thời áp dụng các bài tập giúp phục hồi chức năng xương khớp theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đối với những người bị đau đầu gối, bạn cần đi bộ nhẹ nhàng. Ngoài ra bạn cần khởi động làm ấm cơ thể trước và sau khi luyện tập.
- Hạn chế thức khuya: Bạn cần ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc. Điều này sẽ giúp cơ thể và xương khớp có thời gian nghỉ ngơi sau một ngày dài làm việc. Đồng thời giúp tái tạo và làm lành tổn thương.
- Biện pháp chườm nóng: Trong trường hợp cơn đau xuất hiện kéo dài khiến người bệnh vô cùng khó chịu, làm suy giảm khả năng đi lại và vận động, bạn có thể sử dụng biện pháp chườm nóng để giảm đau. Ngoài ra để hỗ trợ quá trình điều trị đau đầu gối mỗi khi co chân, bệnh nhân có thể dành thời gian luyện tập yoga, ngồi thiền, giữ cho cho thể luôn ở trong trạng thái thư giãn và nghỉ ngơi.
Bị đau đầu gối mỗi khi co chân có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Trong đó có nguyên nhân là các bệnh lý nghiêm trọng và cần được xử lý ngay. Vì thế, ngay khi nhận thấy đầu gối có cảm giác đau nhức, bạn nên đến cơ sở y tế để khám bệnh và chẩn đoán. Sau đó nhờ đến sự chăm sóc của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn.
Có thể bạn quan tâm
- Bị đau đầu gối nhưng không sưng – Cảnh giác các bệnh này
- Phương pháp vật lý trị liệu chữa đau đầu gối tại nhà
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!