Bị đau gối khi ngồi xổm có phải mắc bệnh xương khớp?
Bị đau gối khi ngồi xổm có thể là triệu chứng nhận biết sớm của bệnh thoái hóa khớp chè đùi, viêm xương khớp hoặc viêm gân bánh chè,… Việc phát hiện và điều trị bệnh kịp thời có thể giúp ngăn ngừa biến chứng thoái hóa khớp gối xảy ra trong tương lai.
Ngồi xổm là một trong những tư thế thường hay gặp trong đời sống mỗi chúng ta. Bạn có thể ngồi xổm để nâng một cái hộp hoặc nhặt một món đồ chơi nào đó như bóng rổ, cầu lông,…
Thông thường, người bình thường ngồi xổm và đứng dậy không có bất kỳ triệu chứng đau nhức nào. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp ngồi xổm đứng dậy thấy đau đầu gối. Đôi khi đau cần phải vịn vào tường hoặc lan can mới đứng dậy được. Đau có thể lúc nhiều lúc ít hoặc đau xây xẩm khi đứng dậy. Dù thế nào đi nữa, chứng đau này có thể là dấu hiệu nhận của tổn thương xương bánh chè của khớp gối hoặc bộ phận nào khác của khớp bị viêm.
Nguyên nhân bị đau đầu gối khi ngồi xổm
Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng đau đầu gối khi ngồi xổm. Tùy thuốc vào vị trí đau mà nguyên nhân gây bệnh thường khác nhau. Cụ thể:
1/ Tổn thương sụn khớp chè đùi
Khớp chè đùi giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện các động tác gấp duỗi gối. Thông thường, khi gấp gối, xương bánh chè sẽ trượt và ép lên bề mặt sụn khớp giữa hai lồi cầu của đầu xương đùi. Do đó, việc thực hiện động tác gấp duỗi khớp gối trở nên nhẹ nhàng hơn.
Tuy nhiên, khi khớp gối bị chấn thương sẽ gây rách cánh trong khiến cho bánh chè bị trật ra ngoài, gây cấn bể sụn khớp. Khi đó, sụn khớp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì vậy, khi người bệnh ngồi xổm, quỳ hoặc nhảy sẽ gia tăng áp lực lên sụn khớp, gây đau nhức ở gối.
2/ Viêm gân bánh chè
Viêm gân bánh chè là tổn thương thường gặp ở những người bị chấn thương đầu gối hoặc mắc bệnh lý xương khớp mãn tính. Triệu chứng điển hình của viêm gân bánh chè là tình trạng nóng rát ở xương bánh chè. Ngoài ra, người bệnh còn thấy đau nhức ở vùng khớp gối gần nơi gân bị viêm.
Đau thường âm ỉ, ít nghiêm trọng. Thông thường, cơn đau tăng dần lên khi người bệnh vận động, thực hiện các động tác gấp duỗi như chạy xổm, leo cầu thang hoặc chạy nhiều. Đau có tính chất chu kỳ, giảm dần rồi lại tăng sau đó. Viêm gân bánh chè thường hay gặp ở vận động viên chơi thể thao hoặc người yêu thích vận động.
3/ Viêm xương khớp
Viêm xương khớp có thể là nguyên nhân gây đau gối khi ngồi xổm. Bệnh thường gây sưng và yếu đầu gối. Chính vì vậy, người bệnh thường cảm thấy đau nhức dữ dội ở khớp gối. Đau thường tăng lên vào buổi sáng hoặc khi bắt đầu di chuyển.
Ngoài các nguyên nhân này, đau gối khi ngồi xổm có thể là triệu chứng của bệnh viêm khớp do vi khuẩn hoặc hội chứng iliotibial band (IT-band).
Chẩn đoán tình trạng đau gối khi ngồi xổm
Các biện pháp khắc phục tại nhà chỉ mang tính chất giảm đau tạm thời. Vì vậy, để khắc phục bệnh dứt điểm, người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân. Thông thường, các bác sĩ thường chẩn đoán bệnh thông qua một vài câu hỏi về lịch sử sức khỏe và chấn thương. Ngoài ra, họ cũng có thể kiểm tra thể chất để đánh giá phạm vi chuyển động của khớp gối hoặc các triệu chứng lâm sàng khác. Các bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh di chuyển để xác định vị trí gây đau nhức nhất.
Bên cạnh đó, để có kết quả chẩn đoán đúng, các chuyên viên y tế yêu cầu người bệnh thực hiện một số biện pháp kiểm tra hình ảnh. Và chụp X – quang chính là cách giúp xác định tình trạng đau nhức gối khi ngồi xổm là do gãy xương khớp gối hoặc do xương bánh chè bị lệch.
Điều trị đau gối khi ngồi xổm
Nguyên tắc chữa trị đau đầu gối khi ngồi xổm là người bệnh nên hạn chế các động tác vận động gây tác động lên khớp gối và khớp háng. Nghỉ ngơi sẽ giúp khớp gối và dây chằng xung quanh được thư giãn, giảm áp lực đè nén và hạn chế đau nhức. Quan trọng hơn, trong quá trình nghỉ ngơi, người bệnh nên kê đầu gối lên cao. Việc làm này sẽ giúp máu chảy về tim, không tích tụ tại chân, gây sưng và đau. Ngoài cách này ra, để điều trị chứng đau gối khi ngồi xổm, bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp sau.
1/ Thuốc giảm đau
Để giảm đau, người bệnh có thể sử dụng một số thuốc kháng viêm không chứa steroid hoặc thuốc giảm đau. Tuy nhiên, để tránh thuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày, gan và cơ quan khác, bệnh nhân nên uống thuốc đúng liều và thời gian quy định.
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể dùng Glucosamine Sulfat, Diacerin hay Chondroitin để tăng khả năng hồi phục sụn khớp. Hoặc tiêm Hyalurontae Na vào khớp để giảm viêm và giảm đau. Ngoài các thuốc giảm đau không kê toa, người bệnh có thể dùng kem hoặc một số loại gel như capcaicin để giảm đau. Thoa hợp chất này mỗi ngày 3 – 4 lần, sau vài tuần triệu chứng đau sẽ giảm dần.
2/ Biện pháp bảo tồn
Để bệnh mau chóng được cải thiện, bệnh nhân nên cân nhắc các phương pháp bảo tồn như
- Chườm lạnh: Người bệnh sử dụng túi chườm đá hoặc một miếng vải bọc ít đá đặt lên vùng khớp gối bị sưng đau. Thông thường, cơn đau nhức sẽ thuyên giảm sau 20 phút chườm. Tuy nhiên, trong quá trình chườm lạnh, bệnh nhân không nên đặt đá trực tiếp lên da tránh gây bỏng lạnh.
- Băng đầu gối: Cách làm này giúp giảm áp lực lên khớp gối, giúp khớp gối thư giãn và giảm đau. Nhưng khi băng, người bệnh không nên băng quá chặt tránh tình trạng máu không lưu thông đến khớp gối gây biến chứng nguy hiểm.
- Massage: Biện pháp này giúp xoa bóp giúp giảm đau nhức ở vùng khớp gối. Nhưng để massage đạt kết quả giảm đau và ngăn ngừa chấn thương trong tương lai, người bệnh nên massage dưới sự thực hiện hoặc hướng dẫn của nhà trị liệu massage có bằng cấp, đã được đào tạo bài bản.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng một số biện pháp vật lý trị liệu như sử dụng laser, sóng ngắn,… để làm giảm đau gối khi ngồi xổm. Đồng thời, người bệnh nên tích cực tập luyện các bài tập kéo giãn giúp tăng cường cơ bắp và gân kheo.
3/ Phẫu thuật
Phẫu thuật chỉ được chỉ định khi các biện pháp bảo tồn không mang lại kết quả chữa trị. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp phẫu thuật phù hợp.
Ngồi xổm có thể là một trong những hành động phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Thói quen ngồi này có thể giúp làm giảm nguy cơ đau lưng khi mang vác vật nặng. Tuy nhiên, ngồi xổm gây đau khớp gối có thể là triệu chứng của bệnh lý. Do đó, người bệnh không nên bỏ qua dấu hiệu này mà hãy đến ngay phòng khám gần nhất để được thăm khám và điều trị.
Có thể bạn quan tâm
- Mẹo dân gian chữa đau đầu gối tại nhà đơn giản, giảm đau nhanh
- Cách xử lý khi chỉ đau đầu gối một bên trái hoặc phải
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!