Đau nhức khớp đầu gối khi trời trở lạnh phải làm sao ?

Đau nhức khớp đầu gối khi trời trở lạnh trở thành một trong những dấu hiệu dự đoán thời tiết của nhiều người. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này chủ yếu là do áp suất khí quyển thay đổi gây phản ứng viêm khiến máu lưu thông kém và làm tăng độ nhạy cảm của các sợi thần kinh.

Đau nhức khớp đầu gối khi trời trở lạnh
Đau nhức khớp đầu gối khi trời trở lạnh điều trị như thế nào?

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT về công thức, thành phần trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]

Tại sao lại bị đau nhức khớp đầu gối khi trời trở lạnh?

Đau nhức khớp đầu gối có thể là một trong những tín hiệu nhận biết của bệnh lý hoặc chấn thương tại vùng khớp gối nhưng đau cũng có thể liên quan đến yếu tố thời tiết lạnh. Theo một vài nghiên cứu cho biết, cho đến nay vẫn chưa thể xác định rõ nguyên nhân gây đau nhức tại các khớp xương, đặc biệt là khớp gối khi trời trở lạnh. Tuy nhiên, hầu hết người mắc bệnh viêm khớp mãn tính hoặc các bệnh viêm khớp gối đều đồng ý về mối liên hệ giữa tình trạng đau nhức khớp gối và thời tiết lạnh.

Để giải thích cho hiện tượng đau nhức khớp gối khi trời trở lạnh, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các lý do giải thích như sau:

  • Do thay đổi áp suất khí quyển: Mặc dù không có lời giải thích khoa học rõ ràng về vấn đề đau nhức khớp liên quan đến thời tiết lạnh nhưng các nhà nghiên cứu cho biết, sự thay đổi của áp suất khí quyển xung quanh môi trường sống của chúng ta có thể là nguyên nhân. Bởi trước khi thời tiết chuyển lạnh, nhiệt độ hạ thấp, áp suất khí quyển sẽ giảm trước đó. Khi đó, tác nhân vật lý này sẽ tác động khiến các mô và khớp giãn nở gây đau.
  • Tăng độ nhạy cảm của dây thần kinh cảm giác ở khớp gối: Ở một số trường hợp đau khớp gối do chấn thương, khi thời tiết có dấu hiệu chuyển lạnh, các dây thần kinh cảm giác ở khu vực khớp bị viêm, dính hoặc sẹo thường thường trở nên mẩn cảm hơn so với các bộ phận khác. Do đó, người bệnh thường cảm thấy đau nhức
  • Tăng độ dày của chất lỏng ở khớp gối: Thời tiết lạnh, chất dịch được tiết ra từ bao hoạt dịch ở khớp gối sẽ trở nên nhớt và đặc hơn. Vì vậy, chúng gây cản trở chức năng vận động của khớp gối gây đau nhức và co cứng khớp
  • Độ ẩm cao: Khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, độ ẩm trong không khí vì thế cũng thay đổi theo dẫn đến tình trạng các tế bào xương và sụn ở khớp gối bị ảnh hưởng
  • Do ít hoạt động: Trời lạnh là thời gian chúng ta lười vận động khiến các mạch máu co lại và làm giảm lưu lượng máu đi nuôi dưỡng đến các khớp. Đây chính là lý do khiến khớp gối co cứng, khó chịu và đau nhức

Có phải mọi người đều bị đau nhức khớp đầu gối khi trời trở lạnh?

Theo các chuyên gia tư vấn sức khỏe xương khớp, cơ địa của mỗi người khác nhau sẽ có những cách phản ứng không giống nhau khi thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, không phải hầu hết mọi người đều bị đau nhức đầu gối khi thời tiết chuyển lạnh. Thông thường, tình trạng này chỉ xuất hiện ở các đối tượng sau đây:

  • Người bị chấn thương ở đầu gối
  • Người cao tuổi
  • Bệnh nhân bị viêm khớp mãn tính hoặc viêm khớp đầu gối
  • Người mắc bệnh lý thần kinh ngoại biên
Đau khớp gối khi trời lạnh
Đau khớp gối khi trời lạnh thường gặp ở người cao tuổi

Cách đối phó đau nhức khớp đầu gối khi trời trở lạnh

Thời tiết thay đổi không chỉ gây đau nhức ở khớp gối mà còn làm ảnh hưởng xấu đến tâm trạng người bệnh, làm tăng nguy cơ bệnh chuyển biến nặng. Do đó, để kiểm soát đau nhức, người bệnh có thể áp dụng các cách đối phó tại nhà sau đây:

1. Thay đổi cách sống và có chế độ ăn uống lành mạnh

Một trong những cách giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm đau nhức khi thời tiết thay đổi là người bệnh nên thay đôi cách sống và chế độ ăn uống hàng ngày. Việc ăn uống điều độ sẽ giúp cơ thể duy trì trọng lượng ở mức ổn định. Từ đó giảm áp lực đè nén lên khớp gối, giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Có thể thay đổi cách sống theo các cách sau:

+ Ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng được xem là chìa khóa giúp xương chắc và khỏe mạnh hơn. Để kiểm soát triệu chứng đau và ngăn ngừa viêm phát triển, bệnh nhân nên lựa chọn bổ sung những loại thực phẩm có tính chất chống viêm, chứa nhiều chất chống oxy hóa. Ngoài ra, thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, nhất là vitamin C, K canxi,… rất cần thiết cho người mắc bệnh đau nhức đầu gối khi trời trở lạnh.

Một số loại thực phẩm cần thiết cho bệnh nhân bị đau nhức đầu gối khi trời trở lạnh như bắp cải, cải xoăn, rau bina, cá hồi hoặc cá mòi,… Các loại đồ ăn người bệnh nên kiêng như cà chua, cam, đồ chiên hoặc thực phẩm chứa acid béo omega – 6,… Bởi những thực phẩm này có thể tác động khiến bệnh thêm nghiêm trọng.

+ Uống thực phẩm bổ sung

Thực phẩm chứa chất bổ ung có tác dụng nuôi dưỡng và tăng cường chất bôi trơn, giúp giảm đau nhức khớp gối khi trời chuyển lạnh. Chondroitin và Glucosamine là hai hoạt chất được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm chức năng giúp cải thiện bệnh. Ngoài các chất này ra, người bệnh cũng nên dùng kèm thêm vitamin D3. Tuy nhiên, để sản phẩm phát huy tác dụng hiệu quả, người bệnh nên sử dụng thực phẩm bổ sung đúng liều và lượng được bác sĩ yêu cầu.

+ Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc

Thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của cơ thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp giảm tình trạng căng thẳng của trí não. Đồng thời giúp cơ thể bình phục sau các hoạt động hàng ngày.

+ Tập thể dục

Chìa khóa để cải thiện và làm giảm tình trạng đau nhức khớp gối trong tiết trời lạnh đông đó là người bệnh nên tích cực tập luyện thể dục thể thao. Các hoạt động thể chất giúp tăng cường dịch tiết bôi trơn khớp. Từ đó giúp giảm tình trạng khó chịu khi khớp ma sát, đồng thời giúp hệ xương khớp hoạt động linh hoạt hơn, hạn chế co cứng khớp. Lưu ý, khi tập thể dục ngoài trời, bệnh nhân nên mặc quần áo phù hợp giúp bạn không bị lạnh.

+ Giữ tâm trạng, tinh thần luôn luôn thoải mái

Thông thường, trời tiết lạnh thường tác động đến tâm lý và làm giảm khả năng chịu đựng đau ở người bệnh. Do đó, bệnh nhân cần giữ tâm lý thật tốt. Bên cạnh đó, nên thư giãn để đầu óc thoải máu giúp ngủ đủ giấc, ngăn ngừa căng thẳng khiến bệnh thêm nghiêm trọng.

+ Giữ ấm cơ thể

Mặc nhiều quần áo và dùng lò sưởi vào những ngày đông là cách giúp giữ ấm cơ thể hiệu quả nhất. Không những thế, đây cũng là cách giúp khớp gối không bị khí hàn tấn công. Do đó, giúp giảm đau nhức và sưng tấy khi giá rét tràn về.

Điều trị đau nhức đầu gối khi trời trở lạnh
Giữ ẩm cơ thể là một trong những cách giúp cải thiện tình trạng đau nhức ở khớp gối khi lạnh

2. Mẹo giúp làm giảm sưng đau đầu gối khi đông về

Người bệnh có thể áp dụng các mẹo sau để giảm đau hiệu quả tại nhà:

+ Tắm nước nóng

Hơi nước ấm sẽ giúp kích thích các mạch máu dưới da giãn nở và làm tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng, giúp khôi phục các tế bào khớp bị tổn thương. Không những thế hơi nước ấm còn giúp tác động đến hệ dây thần kinh cảm giác. Do đó, giúp giảm đau và sưng tấy ở khớp gối khi trời lạnh.

Để tăng tính hiệu quả, bệnh nhân cũng có thể thêm một ít tinh dầu vào nước tắm. Các hoạt chất chứa trong tinh dầu sẽ thẩm thấu nhanh qua da vào khớp giúp tăng cường lưu thông máu. Đồng thời giúp cung cấp hoạt chất kháng viêm và chống đau, giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Một số loại tinh dầu người bệnh có thể sử dụng trong quá trình tắm như tinh dầu hoa oải hưởng, khuynh diệp, hoa anh thảo hoặc tinh dầu hoa cúc La Mã,…

Lưu ý: Nước tắm cần pha loãng ở nhiệt độ thích hợp, tránh tình trạng nước quá nóng gây bỏng.

+ Sử dụng dụng cụ hỗ trợ đầu gối

Trong trường hợp sưng đau và khó chịu ở khớp gối gây khó khăn trong việc vận động, để thực hiện được các hoạt động hàng ngày, nẹp hỗ trợ đầu gối được xem là giải pháp hữu hiệu ngay lúc này. Bởi cách làm này không chỉ giúp giảm đau và còn giúp giảm sưng. Tuy nhiên, để biết cách nẹp mang lại kết quả tốt, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

+ Đắp lá ngải cứu

Lá ngải cứu có tính ấm cộng với đặc tính kháng viêm. Do đó, người bệnh có thể sử dụng để giảm triệu chứng đau nhức ở khớp gối mỗi khi trời trở lạnh. Cách thực hiện rất đơn giản, bệnh nhân chỉ cần hái một nắm lá ngải cứu đem rửa sạch rồi để ráo. Sau đó cho vào chảo, thêm một nắm muối trắng hạt to vào và xào nóng. Sau đó, cho hỗn hợp ra miếng vải sạch và chờ nguội đến nhiệt độ phù hợp, đắp lên khớp gối. Để đạt được kết quả như mong đợi, người bệnh nên đắp 2 – 3 lần mỗi ngày.

+ Ngâm chân nước sắc lá lốt

Lá lốt chứa lượng lớn tinh dầu, trong đó gồm nhiều chất chống oxy hóa, rất có lợi đối với sức khỏe hệ xương khớp. Để giảm đau nhức đầu gối trong những ngày đông lạnh, người bệnh chỉ cần hái một nắm lá lớp nấu với một vài hạt muối. Sau đó chờ nước nguội bớt và ngâm chân. Thời gian ngâm khoảng 10 – 15 phút. Tuyệt đối không ngâm quá lâu để tránh tình trạng máu dồn xuống lòng bàn chân gây khó lưu thông dẫn đến tê bì, khó chịu. Ngoài cách này ra, bệnh nhân có thể áp dụng các cách dùng lá lốt chữa đau khớp gối khác như chườm lá lốt và muối biển, uống nước sắc lá lốt,…

Mặc dù đau nhức khớp gối khi trời trở lạnh là một trong những hiện tượng bình thường và triệu chứng bệnh sẽ giảm sau đó. Tuy nhiên, để chắc chắn triệu chứng bệnh không phát triển ở mức nặng, người bệnh nên tái khám theo yêu cầu của bác sĩ.

→ Có thể bạn quan tâm: Chữa viêm đau khớp gối bằng bài thuốc Đông y lưu truyền

Tin bài nên đọc

Hiệu quả điều trị bệnh xương khớp của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Xem ngay phản hồi của người bệnh về bài thuốc]

Dùng lá lốt chữa đau khớp gối đúng cách

Sử dụng lá lốt chữa đau khớp gối là phương pháp rất đơn giản, an toàn và tiết kiệm chi...

Vì sao bị đau đầu gối mỗi khi đứng lên ngồi xuống

Ngồi xổm hoặc đứng lên ngồi xuống bị đau đầu gối là bị gì ?

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống có thể là triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp chè đùi...

Đau khớp gối không rõ nguyên nhân là dấu hiệu bệnh gì?

Đau khớp gối không rõ nguyên nhân là một dấu hiệu khởi phát của một bệnh lý về xương. Và...

tìm hiểu về bệnh viêm khớp gối mãn tính

Tìm hiểu viêm khớp gối mãn tính và cách điều trị

Viêm khớp gối mãn tính ảnh hưởng đến khoảng 1/4 người ở độ tuổi trên 55. Các triệu chứng của...

Đau khớp gối nên ăn gì và kiêng gì để giúp ích cho việc điều trị?

Ngoài thuốc, chế độ ăn uống hàng ngày cũng góp phần rất lớn trong việc cải thiện triệu chứng đau...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.