Tìm hiểu viêm khớp gối mãn tính và cách điều trị
Viêm khớp gối mãn tính ảnh hưởng đến khoảng 1/4 người ở độ tuổi trên 55. Các triệu chứng của bệnh thường diễn biến từ nhẹ – trung bình – nặng và không khó để nhận biết. Hiểu biết về viêm khớp gối mãn tính có thể giúp bạn tránh được các kết quả không mong muốn.
I- Viêm khớp gối mãn tính là bệnh như thế nào?
Viêm khớp gối mãn tính còn được gọi là đau đầu gối mãn tính, chỉ tình trạng đầu gối bị sưng, đau, nhạy cảm ở một hoặc cả hai đầu gối trong thời gian dài. Và nếu nguyên nhân gây đau khớp gối có thể được xác định bởi các triệu chứng gặp phải thì trải nghiệm cơn đau của mỗi người lại không hề giống nhau.
Bệnh viêm khớp gối mãn tính khác với những cơn đau tạm thời do chấn thương hoặc tai nạn. Ở giai đoạn mãn tính thì những cơn đau và sự hạn chế vận động khó có thể biến mất mà không có sự điều trị.
Bạn có biết, khớp gối của chúng ta có cấu tạo khá phức tạp. Cụ thể thì đầu gối là trung gian giữa xương đùi, xương ống chân và là một trong những khớp lớn rất quan trọng của cơ thể, chịu trách nhiệm nâng đỡ trọng lượng của phần thân trên. Cấu tạo của khớp gối bao gồm: Sụn, sụn chêm, dây chằng, gân.
- Sụn: Là một chất rắn có bề mặt trơn trợt ở đầu xương đầu gối, nó cho phép 2 đầu xương chà xát với nhau trong các hoạt động uốn cong, duỗi thẳng.
- Sụn chêm: Một mảnh sụn có hình chữ C hoạt động như miếng đệm giữa xương đùi và xương bánh chè, tương tự như một chất hấp thụ sốc.
- Dây chằng: Chức năng giữ xương đầu gối với nhau và giữ cho đầu gối luôn được ổn định. Tổn thương dây chằng có thể do sử dụng quá mức như chơi thể thao, chấn thương.
- Gân: Là các mô liên kết các cơ ở chân với xương mà chúng có nhiệm vụ kiểm soát.
Khi tất cả các bộ phận hoạt động cùng nhau, đầu gối sẽ hoạt động một cách bình thường và chúng ta có thể di chuyển một cách tự do. Nhưng nếu có sự viêm nhiễm xảy ra, bạn sẽ khó có thể thực hiện được các hoạt động thường ngày.
II- Viêm khớp gối mãn tính hình thành từ những nguyên nhân nào?
1- Nguyên nhân phổ biến gây viêm khớp gối mãn tính
Viêm khớp gối thể mãn tính thường không phải là do một vài sự số mà nó là kết quả của các nguyên nhân được xác định. Dưới đây là các nguyên nhân gây đau đầu gối mãn tính mà bạn cần phải lưu ý:
# Chấn thương
Nếu một người rơi từ trên độ cao xuống và có sự va chạm trực tiếp với đầu gối hoặc có sự thay đổi hướng đột ngột, lặp đi lặp lại các động tác trong quá trình luyện tập thể thao…có thể gây ra những chấn thương ở đầu gối. Hậu quả của việc này bao gồm:
- Trật khớp xương bánh chè.
- Gãy xương bánh chè, xương đùi.
- Chấn thương dây chằng.
Song song với đó, chấn thương sẽ có nguy cơ xảy ra nếu như bạn rơi vào những trường hợp sau đây:
- Không làm nóng cơ thể trước khi tập luyện thể dục thể thao.
- Làm việc quá sức, công việc có tính chất lặp đi lặp lại áp lực lên đầu gối.
- Tham gia các môn thể thao nguy hiểm mà không sử dụng thiết bị bảo hộ.
- Bị tai nạn giao thông hoặc té ngã.
Trong đó, té ngã và các hoạt động thể chất là nguyên nhân phổ biến của các chấn thương ở đầu gối. Nếu không biết cách xử lí, đau đầu gối mãn tính rất có khả năng xảy ra.
# Bệnh lý
Bên cạnh chấn thương thì có một số điều kiện y tế cũng sẽ có thể dẫn đến chứng viêm khớp gối mãn tính như:
- Rối loạn thoái hóa (viêm xương khớp)
- Nhiễm trùng khớp
- Viêm khớp dạng thấp
- Viêm gân
- Tổn thương sụn bên dưới xương bánh chè
- Tràn dịch khớp gối
- Khối u lành tính ở đầu gối
- Bệnh Gout
- Loãng xương.
Trong đó, bệnh Gout là bệnh lý liên quan đến sự rối loạn chuyển hóa. Người bị Gout có thể bị đau đầu gối từ âm ỉ đến dữ dội vì những tinh thế acid uric tích tụ trong khớp. Tình trạng này cũng sẽ ảnh hưởng đến cách mà đầu gối di chuyển.
Còn loãng xương cũng là một rối loạn phổ biến khác rất thường gặp ở người lớn tuổi. Lúc này, xương trở nên mỏng hơn, dẫn đến việc mô sụn và sự kết nối mô ở đầu gối bị tổn thương và lâu dần có thể dẫn đến viêm khớp gối mãn tính.
2- Các yếu tố tăng nguy cơ bị viêm khớp gối mãn tính
Thừa cân là một trong những nguy cơ khiến cho bạn dễ bị viêm khớp gối mãn tính, thậm chí là tăng cao khả năng mắc phải tất cả các vấn đề về đầu gối. Cụ thể là cứ mỗi kg cân thừa ra, đầu gối của bạn sẽ phải chịu thêm 4kg áp lực khi bạn đi bộ, chạy nhảy hoặc leo cầu thang.
Bên cạnh đó, tuổi tác cũng là một yếu tố tăng nguy cơ bị viêm khớp gối mãn tính. Khi chúng ta già đi, sự sản sinh tế bào sẽ chậm lại, dẫn đến sự dẻo dai bị hạn chế. Cấu trúc xương khớp cũng vì thế mà lỏng lẻo hơn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh mãn tính về khớp gối.
III- Viêm khớp gối mãn tính được nhận biết bằng những triệu chứng nào?
Triệu chứng viêm khớp gối mãn tính là không giống nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau và thể trạng. Dưới đây là những biểu hiện thường gặp nhất ở các bệnh nhân mà bạn có thể tham khảo:
- Đầu gối yếu, không có khả năng đứng thẳng hoặc kéo dài.
- Có âm thanh nghe như tiếng lục cục khi đầu gối được cong lên hoặc duỗi thẳng.
- Sờ vào đầu gối thấy sưng và cứng.
- Da quanh đầu gối đỏ lên và khi sờ thì thấy ấm.
- Cảm giác đau kéo dài kèm với cảm giác nóng rát ở quanh vùng khớp đầu gối.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp một vài triệu chứng hiếm gặp khác như sốt, đau dữ dội, phát ban đỏ v.v…
IV- Chẩn đoán và điều trị viêm khớp gối mãn tính
1- Chẩn đoán
Như đã nói ở trên, trải nghiệm viêm khớp gối mãn tính của mỗi người còn phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân. Để có thể chẩn đoán chính xác được nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ sưng viêm của khớp gối, các bác sĩ sẽ tiến hành các kỹ thuật y khoa bao gồm:
- Xét nghiệm máu
- Kiểm tra thể chất
- Chụp X-Quang
- Chụp CT hoặc MRI
- Các xét nghiệm hình ảnh khác (nếu cần thiết).
Sau khi chẩn đoán được tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ thảo luận về phương hướng điều trị.
2- Điều trị
Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm khớp gối mãn tính mà các bác sĩ sẽ đề nghị bạn tiến hành các phương pháp điều trị sau:
- Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm.
- Tham gia các bài tập vật lý trị liệu cho đầu gối.
- Giúp đầu gối được thư giãn bằng cách hạn chế các vận động từ vừa đến mạnh.
- Giảm áp lực lên đầu gối bằng cách đeo nẹp cố định đầu gối.
- Tiến hành phẫu thuật.
Bác sĩ điều trị sẽ là người giúp bạn tìm ra cách điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
V- Kiểm soát bệnh viêm khớp gối mãn tính bằng các biện pháp nào?
Bên cạnh việc tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ, bệnh nhân cần biết cách chăm sóc đầu gối và lựa chọn cho mình lối sống lành mạnh, giúp kiểm soát tốt hoạt động của đầu gối, rút ngắn thời gian hồi phục. Các biện pháp cụ thể như sau:
- Lối sống: Để giảm nguy cơ đau đầu gối mãn tính, bạn cần tránh uống rượu, bỏ hút thuốc và duy trì cân nặng.
- Tập thể dục: Cách này giúp giảm trực tiếp nguy cơ mắc các bệnh về hệ miễn dịch và tăng cường hoạt động đầu gối theo chiều hướng có lợi. Các bài tập giúp kiểm soát viêm khớp gối mãn tính bao gồm bơi lội, đạp xe, đi bộ.
- Nghỉ ngơi: Chứng bệnh này có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm, vì vậy bạn cần chọn cho mình tư thế ngủ thoải mái nhất với 1 cái gối kê giữa 2 chân. Đồng thời tránh dùng thuốc ngủ, chất kích thích để không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Trên đây là những thông tin mà bạn cần tìm hiểu về bệnh viêm khớp gối mãn tính. Mọi thắc mắc phát sinh vui lòng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên về điều trị bệnh.
Có thể bạn quan tâm
- Tổng hợp các loại thuốc giảm đau trị viêm khớp gối
- 4 Giai đoạn phát triển viêm khớp gối và cách điều trị phù hợp
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!