Ngồi xổm hoặc đứng lên ngồi xuống bị đau đầu gối là bị gì?

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống có thể là triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp chè đùi hoặc một số bệnh xương khớp khác. Hiểu rõ về tình trạng đau khớp gối khi ngồi xổm sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh cho bản thân.

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là dấu hiệu của bệnh gì?

Vì sao bị đau đầu gối mỗi khi đứng lên ngồi xuống
Vì sao bị đau đầu gối mỗi khi đứng lên ngồi xuống?

Bình thường, chúng ta có thể ngồi xổm và đứng dậy một cách dễ dàng mà không hề có cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, nếu đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống thì nó có thể là dấu hiệu cho biết bạn đã bị thoái hóa khớp chè đùi. Đây là một bộ phận quan trọng của khớp gối. Chúng đóng vai trò chủ đạo trong việc giúp các động tác gấp duỗi được diễn ra một cách bình thường. Khi thực hiện động tác gấp gối, xương bánh chè sẽ trượt, đồng thời ép lên vị trí mặt sụn khớp ở giữa 2 lồi cầu của đầu xương đùi. Do đó mà hoạt động gấp duỗi được diễn ra một cách nhẹ nhàng, trơn láng. Cũng nhờ 2 cánh bên mà xương bánh chè lúc nào cũng chuyển động trong khe khớp nằm giữa 2 cầu lồi xương đùi. Tuy nhiên,vì một chấn thương nào đó làm rách cánh trong. Điều này cũng khiến cho xương bánh chè cũng bị trật ra khỏi sụn khớp.

Trong trường hợp sụn khớp bị thoái hóa, áp lực sẽ tác động trực tiếp lên phần sụn hư lộ xương và gây đau. Bệnh nhân có thể thấy đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống hoặc đau đầu gối khi ngồi xổm. Nhiều trường hợp cần phải tì vịn mới có thể đứng lên. Các cơn đau do bệnh gây ra có cường độ không đều. Chúng có thể đau ít hoặc cũng có thể đau nhiều. Người bệnh càng ngồi xổm lâu sẽ càng khó đứng dậy. Đặc biệt, người cao tuổi gặp phải tình trạng này lại càng nguy hiểm. Có những người đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống một cách dữ dội, xây xẩm mặt mày rồi té ngã.

Ai có nguy cơ bị đau đầu gối mỗi khi đứng lên ngồi xuống?

Bất cứ ai cũng có thể bị thoái hóa khớp chè đùi.Tuy nhiên, tình trạng này thường gặp ở nữ giới hơn là nam giới. Sở dĩ có sự khác biệt này chắc có lẽ là do đặc thù công việc của nữ thường khác với nam. Họ hay phải làm việc nhà, buôn bán nhỏ. Hoặc những nhân viên làm việc văn phòng ngồi nhiều, thường xuyên mang các đôi giày cao gót, người phải thường xuyên mang vác vật nặng cũng dễ bị hư sụn khớp chè đùi.

Với những phụ nữ có độ tuổi từ 40 trở lên, sự suy yếu của nội tiết tố sẽ làm cho quá trình lão hóa khớp diễn ra nhanh hơn. Vì thế, lớp sụn càng dễ bị tổn thương ngay cả khi chỉ với một tác động nhỏ. Khớp chè đùi bị tổn thương thường đi kèm với tình trạng tổn thương sụn khớp ở bên trong khớp gối, mâm chày và đầu xương đùi. Chính vì vậy mà tình trạng này cũng được xem là biểu hiện của tình trạng khớp gối thoái hóa.

Điều trị và phòng ngừa đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống

Nên đi khám và điều trị sớm nếu thường xuyên bị  đau khớp gối khi ngồi xổm
Nên đi khám và điều trị sớm nếu thường xuyên bị đau khớp gối khi ngồi xổm

Nếu cảm thấy cơ thể thường xuyên bị đau đầu gối khi ngồi xổm, bệnh nhân nên đi khám để được thăm khám, điều trị sớm. Để giảm các cơn đau, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc kháng viêm NSAID. Những loại thuốc này mang đến tác dụng tốt trong việc giảm đau. Tuy nhiên, nó thường ảnh hưởng đến dạ dày nên cần phải tuân thủ theo đúng sự chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, để phục hồi sụn khớp, bệnh  nhân có thể sử dụng thêm các chất như Chondroitin, Diacerin, Glucosamine Sulfat. Tiêm Hyalurontae Na trực tiếp vào khớp cũng sẽ có tác dụng giảm đau hiệu quả.

Ngoài việc điều trị, áp dụng các biện pháp phòng ngừa không những giúp bệnh mau được chữa lành mà còn hạn chế nguy cơ thoái hóa khớp tái phát. Do đó, để không bị đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống, bệnh nhân cần chú ý một số điều sau:

  • Nếu đang bị đau, hạn chế vận động để tránh gây đau đớn cho khớp giúp sụn khớp mau chóng phục hồi.
  • Tập đạp xe tại chỗ sẽ giúp chức năng của khớp chè đùi được hồi phục nhanh hơn.
  • Không nên ngồi xổm hoặc đứng lên một cách đột ngột.
  • Bổ sung cho cơ thể các thực phẩm kháng viêm, giàu dưỡng chất như các loại cá biển, rau xanh, trái cây tươi…
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích, những thức ăn nhiều dầu mỡ.

Trên đây là các thông tin cần biết về tình trạng đau đầu gối mỗi khi đứng lên ngồi xuống và một số biện pháp phòng ngừa. Vì mắc phải chứng bệnh nào cũng sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Do đó, hãy đi khám và chữa trị sớm khi có dấu hiệu bất thường để tránh gặp phải các vấn đề nghiêm trọng hơn.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Viêm khớp gối phản ứng là gì? Có chữa được không?

Viêm khớp phản ứng có chữa khỏi được không?

Viêm khớp phản ứng nếu không được chữa trị sớm có thể khiến bệnh nhân gặp phải các vấn đề nghiêm trọng. Vậy thực chất viêm khớp phản ứng là...
Các thông tin cần biết về bệnh viêm khớp gối

Bệnh viêm khớp gối: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Khớp gối đau khi hoạt động thể chất, cứng khớp, sưng khớp, biến dạng khớp… là những triệu chứng thường...

cách trị đau đầu gối tại nhà không cần dùng thuốc kháng sinh

8 cách trị đau đầu gối tại nhà không cần dùng thuốc kháng sinh

Đau đầu gối có thể là biểu hiện của một số bệnh lý về xương khớp hoặc đôi khi chỉ...

Đau khớp gối không rõ nguyên nhân là dấu hiệu bệnh gì?

Đau khớp gối không rõ nguyên nhân là dấu hiệu khởi phát của một bệnh lý về xương. Và đó...

Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì? Cách điều trị như thế nào?

Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì ? Có nguy hiểm không ?

Viêm khớp nhiễm khuẩn là tình trạng các vi khuẩn xâm nhập vào các khớp gây sưng đau. Nếu không...

Tổng hợp các loại thuốc giảm đau trong điều trị viêm khớp gối

Dùng thuốc là phương pháp bảo tồn trong điều trị viêm khớp gối. Mục đích của việc dùng thuốc là...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *