Trước khi mổ ung thư dạ dày cần phải biết những điều này!

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Mổ ung thư dạ dày là phương pháp chính trong điều trị ung thư dạ dày. Kể cả bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối vẫn có thể thực hiện phẫu thuật để làm giảm các triệu chứng và biến chứng. 

mổ ung thư dạ dày
Mổ ung thư dạ dày được áp dụng cho nhiều giai đoạn ung thư dạ dày

Mổ ung thư dạ dày là gì?

Phẫu thuật là một phần trong điều trị ung thư dạ dày. Thông thường, bệnh nhân bị ung thư giai đoạn 0, I, II hoặc III và đủ khỏe mạnh thì phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất mang lại cơ hội sống tại thời điểm này.

Tùy thuộc vào loại và giai đoạn ung thư dạ dày mà phẫu thuật có thể được chỉ định để loại bỏ ung thư, một phần hoặc toàn bộ dạ dày và các hạch bạch huyết gần đó.

Ngay cả khi ung thư lây lan quá rộng để có thể loại bỏ được thì phẫu thuật vẫn có thể chỉ định để ngăn ngừa chảy máu từ khối u hoặc giảm khả năng dạ dày bị chặn do khối u phát triển. Loại phẫu thuật này được gọi là phẫu thuật tạm thời, giúp làm giảm hoặc ngăn ngừa các triệu chứng nhưng nó không thể chữa khỏi được ung thư dạ dày.

Xem thêm: Bệnh ung thư dạ dày có mấy giai đoạn? Cách nhận biết

Trước khi mổ ung thư dạ dày

Mổ ung thư dạ dày là một phẫu thuật lớn do đó cần đảm bảo là bạn đủ sức khỏe. Vì vậy, bạn cần phải thực hiện một số bài kiểm tra như xét nghiệm tim, phổi, xét nghiệm hô hấp, xét nghiệm máu,… Chúng thường được thực hiện một vài ngày hoặc 2 tuần trước khi phẫu thuật diễn ra.

Người bệnh cũng cần phải gặp bác sĩ và y tá trước phẫu thuật, họ có thể đưa ra một số lời khuyên như:

  • Bỏ hoặc giảm hút thuốc trước khi phẫu thuật vì điều này làm giảm nguy cơ nhiễm trùng ngực, giúp vết thương mau lành hơn
  • Thực hiện các bài tập thở để ngăn ngừa nhiễm trùng ngực và bài tập chân để giảm nguy cơ đông máu dưới chân.
  • Ngừng ăn khoảng 6 giờ nhưng vẫn có thể uống chất lỏng 2 giờ trước khi phẫu thuật

Nếu bạn gặp khó khăn trong ăn uống, bác sĩ sẽ truyền chất lỏng bằng cách truyền tĩnh mạch trước khi phẫu thuât. Người bệnh cũng cần phải kiểm tra huyết áp, mạch, nhiệt độ và nhịp thở trước khi thực hiện phẫu thuật.

Tìm hiểu thêm: Ung thư dạ dày di căn và phương pháp chữa trị

Mổ ung thư dạ dày

Các loại phẫu thuật khác nhau có thể được sử dụng để điều trị ung thư dạ dày. Điều này còn tùy thuộc vào phần nào của dạ dày bị ung thư hoặc bao nhiêu ung thư trong các mô xung quanh.

Cắt hớt niêm mạc qua nội soi

Cắt bớt niêm mạc qua nội soi chỉ được sử dụng cho trường hợp ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm (tế bào ung thư dưới 2cm), tế bào ung thư ít khả năng lây lan đến niêm mạc hoặc hạch bạch huyết.

Phẫu thuật này không yêu cầu rạch da mà bác sĩ sẽ đưa ống nội soi xuống cổ họng và vào dạ dày. Nước muối sẽ được tiêm dưới khối u để nâng nó nâng nó khỏi thành dạ dày nhờ đó loại bỏ dễ dàng hơn. Các công cụ phẫu thuật sẽ được đưa xuống cùng cung với ống nội soi để loại bỏ khối u và một phần của thành dạ dày bình thường xung quanh nó.

Cắt bỏ một phần dạ dày

Tùy thuộc vào vị trí và kích thước của ung thư mà có thể giữ lại một phần dạ dày, so với cắt toàn bộ dạ dày thì cắt bỏ một phần giúp việc ăn uống dễ dàng hơn.

  • Nếu ung thư ở dạ dày dưới gần ruột non: Bác sĩ sẽ cắt bỏ phần dưới của dạ dày. Sau đó, họ khâu lại tá tràng (phần đầu tiên của ruột non, thường được gắn vào dạ dày dưới), di chuyển phần trên của dạ dày của bạn xuống và kết nối lại với một phần khác của ruột non, tạo thành một dạ dày nhỏ hơn.
  • Nếu ung thư ở dạ dày trên gần cổ họng: Bác sĩ sẽ loại bỏ dạ dày trên và phần thấp nhất của cổ họng, sau đó nối phần còn lại của cổ họng đến đầu dưới của dạ dày.

Phẫu thuật này cũng loại bỏ một số omentum (một lớp mô mỡ giống bao phủ dạ dày và ruột), các hạch bạch huyết gần đó, lá lách và các bộ phận của các cơ quan lân cận khác.

Cắt bỏ toàn bộ dạ dày

Nếu ung thư nằm ở phần trên của dạ dày, gần thực quản hoặc đã lan rộng khắp dạ dày, bác sĩ sẽ cần thực hiện cắt bỏ toàn bộ dạ dày. Đồng thời bác sĩ có thể loại bỏ các hạch bạch huyết, lá lách và các bộ phận của thực quản, ruột, tuyến tụy hoặc các cơ quan lân cận.

Phần cuối của thực quản sau đó được gắn vào một phần của ruột non. Điều này cho phép đồ ăn di chuyển xuống đường ruột. Nhưng những người đã cắt bỏ dạ dày chỉ có thể ăn một lượng nhỏ thức ăn tại một thời điểm, do đó họ nên ăn thường xuyên hơn.

Loại bỏ hạch bạch huyết

Loại bỏ hạch bạch huyết là một trong những phần rất quan trọng trong phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày. Nhiều bác sĩ cho rằng thành công của một cuộc mổ ung thư dạ dày liên quan đến việc bác sĩ đã loại bỏ bao nhiêu hạch bạch huyết.

Tại Mỹ, một cuộc phẫu thuật ung thư dạ dày nên cắt bỏ ít nhất 15 hạch bạch huyết (được gọi là cắt hạch lympho D1). còn tại Nhật Bản, các bác sĩ cho rằng tỷ lệ thành công sẽ cao hơn nếu cắt bỏ nhiều hạch bạch huyết gần ung thư hơn (được gọi là phẫu thuật cắt bỏ hạch lympho D2 ).

Phẫu thuật để làm giảm tắc nghẽn trong dạ dày

Đôi khi, ung thư gây tắc nghẽn không cho thức ăn đi qua dạ dày. Thông thường, bác sĩ sẽ điều trị bằng cách sử dụng ống đỡ động mạch. Đầu tiên, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ rồi đưa ống nội soi xuống cổ họng và vào dạ dày. Sau đó, bác sĩ sẽ chuyển ống đỡ động mạch vào khu vực bị tắc nghẽn để cho phép thức ăn đi qua. Một cách khác để điều trị tắc nghẽn trong dạ dày là cắt bỏ phần dạ dày bị tắc nghẽn (cắt bỏ một phần dạ dày). Đôi khi, bác sĩ có thể tạo ra sự kết nối mới giữa 2 phần ruột để thực phẩm có thể đi qua theo một cách khác.

phương pháp mổ ung thư dạ dày
Phương pháp mổ ung thư dạ dày sẽ phụ thuộc vào tình trạng, kích thước khối u

Phẫu thuật tạm thời cho bệnh nhân không thể khắc phục

Mổ ung thư dạ dày tạm thời được áp dụng cho những bệnh nhân giai đoạn cuối, khi tế bào ung thư đã lan rộng và khó phục hồi. Phẫu thuật không thể chữa khỏi ung thư nhưng có thể làm giảm các triệu chứng hoặc biến chứng.

  • Cắt bỏ gần hoàn toàn dạ dày: đối với một số người đủ sức khỏe để phẫu thuật, cắt bỏ gần hoàn toàn dạ dày có thể giảm tình trạng chảy máu hoặc đau, tắc nghẽn dạ dày mặc dù nó không thể chữa khỏi ung thư. Do mục đích phẫu thuật không phải để điều trị ung thư cho nên các hạch bạch huyết và các bộ phận gần đó không cần phải loại bỏ.
  • Phẫu thuật nối tắt dạ dày: các khối u ở phần dưới dạ dày có thể đủ lớn để chặn thức ăn rời khỏi dạ dày. Nếu bệnh nhân đủ sức khỏe để thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ dạ dày dưới, sau đó nối một phần ruột non với phần trên dạ dày để thức ăn rời khỏi dạ dày theo kết nối mới.
  • Cắt bỏ khối u nội soi: đối với những bệnh nhân ung thư dạ dày không có đủ sức khỏe để phẫu thuật, bác sĩ sẽ dùng ống nội soi để hướng dẫn tia laser loại bỏ các phần của khối u. Điều này được thực hiện để cầm máu hoặc làm giảm tắc nghẽn mà không cần phẫu thuật.
  • Đặt ống cho ăn: một số bệnh nhân ung thư dạ dày không thể ăn hoặc uống để có đủ chất dinh dưỡng. Nên một thủ thuật nhỏ sẽ được thực hiện để đặt một ống cho ăn qua da bụng và vào phần xa của dạ dày (được gọi là ống thông dạ dày) hoặc vào ruột non. Thức ăn dạng lỏng sau đó sẽ được đưa trực tiếp qua vào ống.

Các biến chứng và tác dụng phụ của mổ ung thư dạ dày

Mổ ung thư dạ dày là một phẫu thuật khó khăn và có nhiều biến chứng, bao gồm:

  • Cháy máu
  • Cục máu đông
  • Tổn thương các cơ quan lân cận
  • Rò rỉ ở các kết nối mới giữa hai đầu dạ dày, hoặc thực quản và ruột non

Tuy nhiên, trong những năm gần đây kỹ thuật phẫu thuật đã được cải thiện nên chỉ có khoảng 1-2% số người chết vì phẫu thuật ung thư dạ dày. Con số này có thể cao hơn khi phẫu thuật rộng, chẳng hạn như loại bỏ tất cả các hạch bạch huyết, nhưng nó sẽ thấp hơn nếu bác sĩ phẫu thuật có tay nghề và chuyên môn cao.

Để đảm bảo đường tiêu hóa có thời gian để chữa lành và kết nối giữa các bộ phận không bị rò rỉ, bệnh nhân sẽ không được cho ăn uống ít nhất vài ngày sau phẫu thuật.

Ngoài ra, có một số tác dụng phụ sẽ xuất hiện khi bạn hồi phục sau phẫu thuật, bao gồm buồn nôn, ợ nóng, đau bụng và tiêu chảy, đặc biệt là sau khi ăn. Những tác dụng phụ này xảy ra do loại bỏ một phần dạ dày nên thức ăn vào ruột nhanh hơn bình thường. Các triệu chứng này có thể tốt hơn theo thời gian nhưng ở một vài người nó có thể tiếp tục kéo dài.

Xem chi tiếtNhững biến chứng sau phẫu thuật cắt dạ dày cần cảnh giác

Sau mổ ung thư dạ dày

Ngay sau khi phẫu thuật, người bệnh thường sẽ được chăm sóc ở phòng chăm sóc đặc biệt và sau một vài ngày sẽ được chuyển đến phòng bệnh thường. Có một số vấn đề mà bạn nên lưu ý sau khi phẫu thuật ung thư dạ dày.

Thuốc giảm đau

Do bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn sau mổ nên một loại thuốc giảm đau sẽ được truyền nhỏ giọt vào máu, được gọi là bệnh nhân tự kiềm chế cơn đau (PCA). Ống nhỏ giọt thuốc giảm đau có thể được đặt trên lưng, ống này sẽ kết nối với máy bơm để cung cấp cho bệnh nhân liều thuốc giảm đau liên tục, được gọi gây tê ngoài màng cứng. Cơn đau có thể kéo dài trong tuần đầu tiên hoặc lâu hơn nên một số loại thuốc giảm đau có thể giúp bạn kiểm soát cơn đau.

Ăn uống

Sau phẫu thuật, bạn không được ăn hoặc uống mà sẽ được truyền dịch qua tĩnh mạch. Trong vòng 1 tuần, mọi người có thể ăn được một lượng nhỏ, thông thường là thông qua ống cho ăn. Người bệnh có khả năng phải về nhà với ống cho ăn và giữ trong khoảng 4-6 tuần dù bạn có sử dụng hay không.

Đừng bỏ qua: Sau phẫu thuật ung thư dạ dày nên ăn gì để mau hồi phục?

Tiêm vitamin B12

Vitamin B12 giúp tạo máu trong cơ thể, dạ dày có công dụng tạo ra một chất để hấp thu nó từ thức ăn. Do đó, việc loại bỏ toàn bộ hay một phần dạ dày khiến việc này không thể diễn ra như bình thường. Cho nên bạn có thể cần phải tiêm vitamin B12 thường xuyên, thường là 3 tháng/lần.

Mổ ung thư dạ dày hết bao nhiêu tiền?

Chi phí mổ ung thư dạ dày còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, kích thước khối u, mức độ lan rộng, phương pháp phẫu thuật,… Mỗi địa chỉ khác nhau cũng có thể có mức chi phí khác nhau, nhưng thông thường chi phí các ca mổ ung thư dạ dày sẽ dao động từ 25-40 triệu đồng.

Trên đây là những thông tin mà bạn cần biết về mổ ung thư dạ dày, nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên môn.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Người bị ung thư dạ dày nên ăn uống như thế nào?

Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào ở dạ dày phát triển bất bình thường, hình thành...

sau phẫu thuật cắt dạ dày

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày

Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày giúp bệnh nhân có thể đáp ứng những yêu cầu về...

ung thư dạ dày trẻ em

Ung Thư Dạ Dày Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Nhận Biết

Ung thư dạ dày ở trẻ em dù không phải là một căn bệnh phổ biến nhưng vẫn chiếm tỷ...

Chớ nên xem thường bệnh chuyển sản ruột ở dạ dày [CẢNH BÁO]

Chuyển sản ruột ở dạ dày là một vấn đề ở hệ tiêu hóa, hiện tượng này được xem là...

10 loại thức ăn gây ung thư dạ dày này bạn đã biết chưa?

Thực phẩm góp phần cung cấp dinh dưỡng, năng lượng để duy trì sức khỏe và thực hiện các hoạt...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *