Trẻ nhỏ bị nổi mề đay sốt phải làm sao ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Trẻ nhỏ có làn da mỏng manh và rất dễ gặp các triệu chứng của mề đay, mẩn ngứa. Trong nhiều trường hợp, trẻ còn gặp các biểu hiện sốt và phát ban, kèm theo đó là tình trạng đau, ngứa, khó nuốt. Cha mẹ hãy tham khảo thông tin trong nội dung sau để nhận biết và có hướng xử trí hiệu quả và an toàn nhất khi trẻ nhỏ bị nổi mề đay sốt.

Nổi mề đay gây sốt
Tình trạng nổi mề đay gây sốt ở trẻ nhỏ diễn ra phổ biến

Những triệu chứng nổi mề đay sốt ở trẻ thường gặp

Bệnh mề đay ở trẻ em là hiện tượng các mao mạch trên da bị tổn thương do các tác nhân gây kích ứng, dẫn đến tình trạng phù cấp hoặc tình trạng mãn tính ở trung bì. Trẻ nhỏ mắc chứng nổi mề đay thường gặp những biểu hiện tương đối khác biệt so với người lớn. Ngoài việc bị nổi sẩn, ngứa ngáy,… trẻ nhỏ còn gặp những biểu hiện khác như quấy khóc, ngủ không sâu giấc, bỏ ăn và thậm chí là sốt.

Nổi mẩn đỏ trên da, ngứa ngáy, khó chịu

Khi bắt đầu có những biểu hiện của nổi mề đay, các mẩn đỏ trên da sẽ bắt đầu xuất hiện. Kèm theo đó là các triệu chứng như ngứa ngáy, nóng rát, khó chịu,… Trẻ nhỏ thường có khả năng chịu đựng kém hơn so với người lớn, hệ miễn dịch của chúng cũng yếu hơn nên chúng thường phản ứng lại bằng cách quấy khóc, bỏ ăn.

Biểu hiện ngứa do nổi mề đay
Biểu hiện ngứa do nổi mề đay

Cơn ngứa gia tăng và có xu hướng lan rộng hơn

Bệnh nổi mề đay tiến triển mãn tính nặng hơn khiến cơn ngứa trở nên gia tăng hơn. Bề mặt da nổi mẩn cũng lan rộng ra khắp cơ thể. Tình trạng ngứa, đau rát khiến trẻ khó chịu, quấy khóc. Nhiều trường hợp trẻ nhỏ bị nổi mề đay sốt có thể cảnh báo các bệnh lý như sốt phát ban, chân tay miệng, sởi, ban đỏ. Cha mẹ cần theo dõi để có hướng điều trị phù hợp.

Mảng đỏ xuất hiện trên da, tình trạng ngứa ngáy trở nên dữ dội hơn

Sau khi tình trạng mẩn ngứa lan rộng, các mảng đỏ xuất hiện trên da khiến trẻ bị ngứa ngáy, đau rát dữ dội hơn. Tình trạng mẩn ngứa lan rộng dẫn đến việc trẻ quấy khóc, bỏ ăn liên miên, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về lâu dài.

Tìm hiểu thêm:  Trẻ nổi mề đay ban đêm – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Trẻ bị mề đay gây sốt phải làm sao?

Tình trạng sốt là một trong những biểu hiện của bệnh nổi mề đay thường gặp ở trẻ nhỏ. Theo ý kiến từ nhiều bác sĩ, việc nổi mề đay gây sốt là phản ứng của cơ thể bé chống lại sự xâm nhập và tấn công của các dị nguyên gây dị ứng. Nếu bệnh nổi mề đay có xu hướng kéo dài và gây ảnh hưởng đến việc ăn uống và nghỉ ngơi của trẻ, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Phương án điều trị bệnh nổi mề đay
Tình trạng nổi mề đay gây sốt có nhiều phương án điều trị khác nhau

Hiện nay, có 3 phương án để điều trị tình trạng nổi mề đay gây sốt ở trẻ. Đó là điều trị bằng Tây Y hoặc các phương án dân gian.

Điều trị trẻ bị mề đay gây sốt theo Tây Y

Phương án điều trị tình trạng nổi mề đay ở trẻ bằng Tây Y cần được thực hiện theo những chỉ định từ phía bác sĩ. Để làm giảm các triệu chứng nổi mề đay, các bác sĩ thường sẽ kê toa thuốc gồm:

  • Thuốc kháng histamin H1  giảm nhanh các triệu chứng mề đay cấp tính.
  • Các nhóm thuốc giúp làm mát da, giảm ngứa dạng bôi cũng được cân nhắc sử dụng.
  • Trong trường hợp trẻ bị mề đay mãn tính, liều thuốc corticoid có thể sẽ được đưa vào sử dụng.
  • Ngoài ra, một số loại thuốc giảm sốt cho trẻ được chỉ định nhằm hạ sốt.

Theo nhiều chuyên gia, việc sử dụng các liều thuốc Tây y có thể nhanh chóng làm giảm triệu chứng của bệnh mề đay, nhưng lại không phải là phương án điều trị dứt điểm bệnh. Đặc biệt là đối với trẻ gặp các tình trạng mề đay mãn tính kéo dài.

Ngoài ra, vì trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu hơn so với người lớn, nên việc sử dụng các loại thuốc Tây có thể khiến nguy cơ gặp tác dụng phụ cao hơn. Một số những tác dụng phụ phổ biến là táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, bí tiểu,…Thậm chí có những trường hợp, trẻ sau khi sử dụng thuốc Tây gặp các triệu chứng nổi mề đay nặng hơn so với trước khi sử dụng.

Xem thêm: 10 Thuốc Trị Nổi Mề Đay An Toàn – Giảm Nhanh Mẩn Ngứa

Các mẹo vặt dân gian điều trị bệnh mề đay

Có nhiều phương án chữa bệnh mề đay bằng mẹo vặt thường được các bậc cha mẹ sử dụng cho trẻ. Những cách phổ biến như:

  • Chườm lạnh: Sử dụng khăn lạnh hoặc túi chườm lạnh chườm lên vùng da bị nổi mề đay để giảm tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa và hạ thân nhiệt.
  • Thoa lá lô hội: Lấy 1 lá lô hội, bỏ phần vỏ, bôi gel nha đam lên vùng da bị mề đay khi đã vệ sinh sạch sẽ.
  • Rau má: Giã nhuyễn lá rau má và thoa đều lên vùng da bị mề đay của trẻ.
  • Tắm bằng lá khế: Sử dụng 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch, ngâm muối loãng để loại bỏ vi khuẩn. Lá khế cho vào đun sôi với 1 lít nước trong 10-15 phút. Sau đó, sử dụng nước lá khế để tắm cho trẻ khi nước còn ấm.
Chữa mề đay bằng lá khế
Chữa mề đay bằng lá khế

Lưu ý: Các mẹo dân gian kể trên chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng, không thể điều trị bệnh hiệu quả. Việc chưa được kiểm chứng và cách áp dụng theo truyền miệng, sử thảo dược không sạch có khiến tình trạng mề đay ở trẻ em nghiêm trọng hơn.

Để biết thêm thông tin chi tiết về tình trạng trẻ nhỏ bị nổi mề đay sốt, nổi mề đay sau sốt và cách điều trị hiệu quả, an toàn, các bậc cha mẹ nên đưa con em mình đến bệnh viện thăm khám ngay từ khi bé có dấu hiệu mắc bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Mề đay phù mạch là gì? Có nguy hiểm? Cách điều trị

Mề đay phù mạch là hiện tượng lớp sâu dưới da bị phù, sưng, viêm lớp do dự tích tụ...

Bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân phải làm sao?

Ngứa toàn thân là một cảm giác luôn khiến cơ thể khó chịu, đôi khi người bệnh không thể biết...

Mề đay sau sinh có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi ?

Những cơn ngứa ngáy kèm phát ban đỏ trên da khi bị nổi mề đay sau sinh khiến cho nhiều...

15 cách chữa mề đay tại nhà bằng dân gian hiệu quả

Nhiều bệnh nhân vẫn truyền tai nhau cách chữa mề đay bằng mẹo dân gian. Cách này liệu có hiệu quả...

Bị nổi mề đay làm sao nhanh hết ngứa?

Ngứa ngáy là triệu chứng thường gặp khi bị nổi mề đay. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Nguyễn Thị Trà MyNguyễn Thị Trà My says: Trả lời

    Dạ, chào bác sĩ ạ. Con cháu bị nổi mề đay khắp người đang điều trị kháng sinh ở bệnh viện, nhưng truyền nước 2 hôm người và mặt cháu bị phù lên ntn có sao k ạ? Bác sĩ c nói không sao nhưng cháu cảm thấy lo lắng biến chứng nguy hiểm của mề đay ạ. Bác sĩ cho cháu lời khuyên ạ.

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *