Vì sao bị ngứa sau khi tắm? Đâu là cách giảm ngứa phù hợp?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Ngứa sau khi tắm là hiện tượng khá phổ biến. Đây có thể là biểu hiện của khô da, dị ứng hoặc các vấn đề về da liễu khác. Nắm rõ nguyên nhân gây ngứa sau khi tắm sẽ giúp bạn chủ động hơn trong điều trị và phòng ngừa.

Ngứa sau khi tắm
Ngứa sau khi tắm là hiện tượng phổ biến cảnh báo một số vấn đề về da liễu.

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh chỉ sau 1 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang.

I. Nguyên nhân gây ngứa da sau khi tắm

Một số nguyên nhân gây ngứa da sau khi tắm đó là:

1. Da khô

Thông thường, cơ thể sẽ sản sinh ra một lớp dầu bảo vệ da khỏi yếu tố bất lợi từ môi trường xung quanh. Tuy nhiên, nước nóng có thể “tước” đi lớp dầu đó và khiến cho da trở nên khô, căng và ngứa hơn. Ngứa da xảy ra chủ yếu ở bàn chân, hoặc chân vì đây là bộ phận trên cơ thể tiếp xúc với nhiều nước nhất.

2. Nhạy cảm với xà phòng

Sử dụng một số xà phòng tắm có tính chất tẩy rửa mạnh cũng có thể khiến cho da bị kích ứng. Bên cạnh đó, việc tắm xả không kĩ lưỡng, xà phòng còn dính trên da có cũng có thể khiến cho bạn bị ngứa sau khi tắm.

3. Mề đay Aquagenic

Đây là một dạng mề đay hiếm gặp, xuất hiện khi da tiếp xúc với nước. Nguồn nước có thể gây phát bệnh gồm: nước tắm, nước mưa, mồ hôi, tuyết, thậm chí là nước mắt… Triệu chứng đặc trưng của bệnh mề đay Aquagenic là: phát ban kèm theo cảm giác ngứa rát khó chịu.

Cho đến hiện nay, các chuyên gia chưa xác định được nguyên nhân gây nên hiện tượng kỳ quái này. Có một số giả thiết cho rằng: khi nước tiếp xúc với da, tế bào chết cùng chất nhờn sẽ giải phóng chất độc hại, hình thành nên phản ứng miễn dịch. Một số ý kiến khác lại cho rằng nước hòa tan hóa chất tại lớp da ngoài cùng cho phép chất đó xâm nhập sâu hơn và gây phản ứng dị ứng lên da.

4. Mề đay Cholinergic

Mề đay Cholinergic là một dạng phát ban xuất hiện khi nhiệt độ cơ thể tăng: chẳng hạn như khi tắm nước nóng, tập thể dục, ăn thức ăn cay hoặc nằm trên giường bọc nệm quá dày vào ban đêm. Cảm xúc mạnh như tức giận hoặc khó chịu cũng có thể kích hoạt triệu chứng phát ban ở những người bị mề đay Cholinergic.

Phát ban do mề đay Cholinergic có màu đỏ, nhỏ hơn vết muỗi đốt. Chúng có thể xuất hiện rải rác hoặc tập trung thành cụm. Bệnh không nghiêm trọng, các triệu chứng thường biến mất khoảng một giờ sau đó.

Giống như hầu hết các dạng mề đay khác, mề đay cholinergic có thể được điều trị dễ dàng bằng thuốc kháng Histamine đường uống. Bạn cũng có thể ngăn chặn hiện tượng trên bằng cách hạ thấp nhiệt độ của vòi hoa sen của bạn.

5. Nước tắm bẩn

Tắm với nước lạnh tự nhiên, chưa qua diệt khuẩn là một trong những nguyên nhân khiến cho da của bạn bị ngứa. Chất bẩn, vi khuẩn trong nước có thể bám lên da gây ngứa ngáy, khó chịu.

6. Bàn chải, bông tắm quá cứng

Chà sát một số vật dụng khi tắm như: bàn chải, bông tắm, xơ mướp… quá cứng có thể gây trầy da, kích ứng, sưng tấy và ngứa da.

II. Cách khắc phục ngứa da sau khi tắm

Nếu thường xuyên bị ngứa da sau khi tắm, bạn nên áp dụng một số biện pháp khắc phục và phòng ngừa sau:

  • Dùng khăn thấm nhẹ lên da cho hết nước: Dùng khăn chà mạnh lên da sau khi tắm có thể làm mất đi độ ẩm của da. Đừng cố gắng loại bỏ tất cả giọt nước trên da, thay vào đó, hãy vỗ nhẹ da khô bằng khăn sạch sau khi tắm.
  • Giữ ẩm cho làn da sau khi tắm: Thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm sẽ tăng cường chức năng khóa ẩm và bảo vệ hàng rào da. Bạn nên chọn sản phẩm dưỡng ẩm không gây dị ứng, không mùi. Nếu bạn có làn da dễ bị mụn trứng cá, nên tránh loại kem dưỡng có chứa dầu. Nên bảo quản kem dưỡng ẩm của bạn trong tủ lạnh trước khi dùng.
cách trị ngứa da sau khi tắm
Giữ ẩm cho làn da sau khi tắm giúp ngăn ngừa ngứa do khô da.
  • Đổi xà phòng tắm: Nếu thường xuyên bị ngứa sau khi tắm nhưng da không nổi mẩn, bạn nên chuyển sang dùng những loại xà phòng, sữa tắm có thành phần nhẹ, không gây dị ứng. Một số loại sữa tắm có tính chất giữ ấm sẽ đặc biệt hữu ích trong việc cải thiện tình trạng khô da.
  • Thay đổi thói quen tắm: Tắm lâu dưới nước nóng có thể khiến cho da bạn bị khô. Do đó, bạn nên giảm nhiệt độ nước tắm và tắm nhanh hơn để tránh bị ngứa da.
  • Dùng kem dưỡng có tính mát:  Các chuyên gia của Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyên bạn nên sử dụng kem dưỡng da tinh dầu bạc hà hoặc calamine tại vị trí gây ngứa và kích ứng để giảm cảm giác khó chịu.
  • Kem chống ngứa: Một số loại kem chống ngứa chứa axit lactic có tác dụng làm dịu ngứa và dưỡng ẩm cho da. Pramoxine hydrochloride là một thành phần phổ biến trong các loại kem chống ngứa cũng được chứng minh có tác dụng giảm ngứa do da khô. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng các loại kem không kê đơn làm dịu các triệu chứng ngứa do viêm, như corticosteroid tại chỗ thường không có tác dụng giải quyết ngứa do da bị khô.
  • Sử dụng tinh dầu khi tắm: Bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu khi tắm để ngăn ngừa hoặc điều trị ngứa. Một số tinh dầu tốt cho da như: dầu hạnh nhân, dầu jojoba. Pha loãng tinh dầu và thoa lên vùng da bị kích thích. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà, hoa cúc, cây trà cũng đặc biệt hữu ích trong việc cải thiện tình trạng khô da, ngứa da.
  • Uống nhiều nước: Mất nước có thể dẫn đến làn da cảm thấy khô. Do đó, hãy uống đủ 8 cốc nước mỗi ngày.

Bị ngứa sau khi tắm không phải là hiện tượng hiếm gặp và quá nghiêm trọng. Những thay đổi đơn giản trong thói quen tắm có thể giải quyết vấn đề trên. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng ngứa của bạn không giảm trong vòng một hoặc hai giờ sau khi tắm, hoặc nếu bạn cảm thấy ngứa liên tục ngay cả sau khi thử các biện pháp khắc phục tại nhà, hãy liên hệ với bác sĩ để tìm biện pháp khắc phục.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Xem thêm

Nổi mề đay do rượu bia và những điều bạn cần biết

Nổi mề đay do rượu bia là triệu chứng khởi phát ở người có cơ địa dị ứng với đồ...

Bệnh vẩy nến có chữa khỏi được không?

Một điều mà nhiều người muốn biết là liệu bệnh vẩy nến có chữa khỏi được không? Hãy cùng lắng...

Tìm hiểu cách chữa trị mẩn ngứa vào mùa hè

Bật mí cách trị mẩn ngứa vào mùa hè để không còn khó chịu

Nổi mẩn ngứa vào mùa hè là tình trạng khá phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải. Bệnh...

Chữa vảy nến bằng tỏi được không? Cách thực hiện

Có lẽ bạn đã từng nghe việc chữa bệnh vảy nến bằng tỏi nhưng không thực sự tin tưởng. Trong...

dị ứng thời tiết gây nổi mụn trên mặt

Dị ứng thời tiết gây nổi mụn trên mặt và cách xử lý

Da mặt là vùng da nhạy cảm nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của các yếu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.