Bị nổi mề đay quanh mắt phải làm sao?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Nổi mề đay quanh mắt không chỉ khiến da bị khô, đỏ gây mất thẩm mỹ mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh do triệu chứng ngứa da. Ngoài ra, nếu không sớm điều trị hoặc điều trị không đúng cách, tình trạng này gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bị nổi mề đay quanh mắt phải làm sao? Bệnh có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa
Bị nổi mề đay quanh mắt phải làm sao? Bệnh có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa

Nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay quanh mắt

Nguyên nhân chính dẫn đến nổi mề đay quanh mắt là do vùng da quanh mắt của người bệnh thường xuyên tiếp xúc với những tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Khi bị xâm nhập, cơ thể sẽ tạo ra những phản ứng để chống lại. Điều này khiến vùng da quanh mắt bị nổi mề đay. Đồng thời trở nên ngứa ngáy, đỏ ửng khó chịu.

Ngoài ra, tình trạng nổi mề đay quanh mắt xuất hiện còn là do một số nguyên nhân sau:

  • Dị ứng do tiếp xúc: Các loại mỹ phẩm, lông thú nuôi, hóa chất, khói bụi, phấn hoa, mạt nhà, nước sinh hoạt bẩn… rất dễ bay và tác động vào mắt.
  • Nổi mẩn ngứa theo mùa: Khi thời tiết thay đổi thất thường, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, ẩm mốc, hanh khô, oi bức… 
  • Dị ứng thuốc: Một số loại thuốc khi sử dụng với liều cao có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ, trong đó có tình trạng nổi mề đay quanh mắt. 
  • Dị ứng với thực phẩm: Các loại hải sản, thịt gà, thịt bò, trứng, rượu. bia… là những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao khiến người bệnh bị nổi mề đay quanh mắt.
  • Lupus ban đỏ dị ứng: Lupus ban đỏ dị ứng trên sống mũi nổi ban đỏ. Sau đó lan rộng sang vùng da quanh sống mũi, hai bên cánh mũi và vùng da quanh mắt. 
  • Chấn thương vật lý: Những chấn thương vật lý xuất hiện và tác động lên những khu vực xung quanh mắt như: Trầy xước, cọ xát, côn trùng đốt nhiều… đều dẫn đến nổi mề đay mẩn ngứa quanh mắt.

→Xem thêm: 15 Cách Trị Nổi Mề Đay Tại Nhà Không Dùng Thuốc Bằng Dân Gian

Triệu chứng nổi mề đay quanh mắt ở trẻ em
Triệu chứng nổi mề đay quanh mắt ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết khi bị nổi mề đay quanh mắt

Vùng da xung quanh mắt mỏng nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Chính vì thế, tình trạng nổi mề đay quanh mắt thường có các biểu hiện sau:

  • Vùng da xung quanh mắt bị khô, bong vẩy
  • Quanh mắt sưng tấy, nổi mẩn đỏ, sẩn phù
  • Cảm giác ngứa ngáy, nóng rát khó chịu.
  • Những triệu chứng này có thể xuất hiện ở một bên mắt hoặc xuất hiện ở cả hai bên mắt.
  • Nổi mề đay mẩn ngứa quanh mắt xuất hiện kéo dài mí mắt và vùng da quanh mắt có thể bị lichen hóa, chai sạn và dày lên.

Trong trường hợp nổi mề đay vùng da quanh mắt do tác nhân gây dị ứng triệu chứng xuất hiện trong vòng vài giờ. Bệnh do cơ địa, hệ miễn dịch, các triệu chứng sẽ xuất hiện kéo dài trong nhiều ngày. Mề đay, mẩn ngứa xung quanh mắt chỉ cải thiện khi người bệnh xác định được nguyên nhân, tránh xa tác nhân gây dị ứng và điều trị đúng cách.

Biến chứng của tình trạng nổi mề đay quanh mắt

Nếu không có biện pháp khắc phục, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng do tình trạng nổi mề đay quanh mắt gây ra như:

  • Nhiễm trùng da: Hành động dụi mắt hoặc gãi có thể khiến vùng da bệnh bị tổn thương và nhiễm trùng.
  • Nhiễm trùng mắt: Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào mắt nếu người bệnh liên tục đưa tay gãi vào da và dụi mắt.
  • Viêm dây thần kinh: Việc thường xuyên gãi ngứa hoặc chà xát liên tục sẽ khiến vùng da bị nổi mề đay lây sang những vùng da khác, làm tăng cảm giác ngứa. Đồng thời gây sạm hoặc khiến da bị đổi màu.
  • Khó ngủ: Những triệu chứng khó chịu do tình trạng nổi mề đay quanh mắt gây ra có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ.

Bị nổi mề đay quanh mắt phải làm sao?

Để khắc phục tình trạng nổi mề đay quanh mắt, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp điều trị nổi mề đay quanh mắt dưới đây:

Chữa nổi mề đay tại nhà

Một số các mẹo và cách chăm sóc da tại nhà phù hợp có thể giúp người bệnh giảm nhẹ 1 số triệu chứng mề đay quanh mắt. Dưới đây là 1 số mẹo phổ biến:

Chườm lạnh:

Chườm lạnh giúp giảm tình trạng sưng tấy, đỏ da, ngứa da và giúp giảm đau tốt. Người bệnh dùng một miếng vải hoặc khăn bông mềm, mỏng bọc một viên đá lạnh. Sau đó chườm túi vải lên mắt khoảng 5 – 10 phút. Thực hiện đều đặn từ 1 – 2 lần/ ngày để mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, bạn không được để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với da tránh tình trạng bỏng lạnh.

Chườm lạnh giảm triệu chứng mề đay quanh mắt
Chườm lạnh giảm triệu chứng mề đay quanh mắt

Giữ ẩm da:

Để hạn chế tình trạng ngứa ngáy, ửng đỏ khó chịu do nổi mề đay quanh mắt gây ra, người bệnh cần thường xuyên giữ ẩm da. Người bệnh nên sử dụng những sản phẩm chống lão hóa hoặc các loại kem dành riêng cho mắt được chiết xuất từ dược liệu thiên nhiên. Một số tinh dầu thiên nhiên như: Dầu oliu, dầu gấc, dầu dừa… giúp cải thiện bệnh lý, khóa độ ẩm ở vùng da quanh mắt.

Dùng nha đam và mật ong chữa nổi mề đay quanh mắt: 

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch nha đam và loại bỏ phần vỏ, chỉ lấy phần thịt
  • Cho thịt nha đam vào cối và thực hiện xay nhuyễn, lấy nước cốt
  • Trộn nước cốt nha đam cùng với mật ong
  • Sau khi vệ sinh mắt, sử dụng dung dịch này rửa vùng da mắt mỗi ngày.

Dùng nước muối chữa nổi mề đay quanh mắt

Cách thực hiện:

  • Hòa tan muối hạt cùng với nước tinh khiết
  • Rửa và vệ sinh vùng da quanh mắt mỗi ngày.

Dùng khoai tây điều trị nổi mề đay quanh mắt

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch khoai tây và loại bỏ phần bụi bẩn
  • Thái khoai tây thành từng lát hoặc tán nhuyễn
  • Đắp khoai tây trực tiếp lên vùng da mắt
  • Sử dụng 1 lần/ngày.
Chữa mề đay bằng khoai tây
Chữa mề đay bằng khoai tây

Lưu ý: Nếu biện pháp điều trị không hiệu quả, tình trạng nổi mề đay quanh mắt không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc trở nên  nghiêm trọng, người bệnh cần ngưng áp dụng. Bạn nên thăm khám, xét nghiệm, điều trị đúng nguyên nhân và phù hợp với thể bệnh.

Sử dụng thuốc chữa mề đay quanh mắt

Một số nhóm thuốc có thể được bác sĩ chỉ định để giảm nhanh các biểu hiện mề đay. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý thận trọng để không gây hại cho da. Các nhóm thuốc có thể được sử dụng là:

Sử dụng thuốc kháng Histamine

Thuốc kháng Histamine có khả năng tác động, làm giảm tình trạng viêm, đỏ ửng và sưng tấy giảm nổi mề đay quanh mắt do dị ứng với các tác nhân gây hại. Tuy nhiên việc sử dụng những loại thuốc này cần có sự chỉ định và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa tránh tác dụng phụ. Để thuốc kháng Histamine phát huy tối đa tác dụng, người bệnh cần tránh xa những tác nhân gây dị ứng.

Thoa thuốc mỡ Corticosteroid

Trong trường hợp bệnh nặng, các bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc mỡ chứa Corticosteroid. Loại thuốc này có tác dụng làm giảm tình trạng viêm sưng, ngứa ngáy, nổi mẩn. Tuy nhiên người bệnh cần thận trọng với tác dụng phụ như thay đổi màu da, bầm tím ở những khu vực tiếp xúc và nhiễm trùng mắt.

Khi thoa thuốc mỡ Corticosteroid lên vùng da quanh mắt, người bệnh cần tránh để thuốc rơi hoặc chạm vào mắt. Trong trường hợp thuốc rơi vào mắt, người bệnh cần nhanh chóng rửa mắt bằng nước sạch. Nếu mắt có dấu hiệu bất thường hoặc xuất hiện nhiều phản ứng nghiêm trọng, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín..

Thận trọng khi sử dụng thuốc trị mề đay
Thận trọng khi sử dụng thuốc trị mề đay

Biện pháp phòng ngừa nổi mề đay quanh mắt

Tình trạng nổi mề đay quanh mắt có thể được ngăn ngừa bằng một số biện pháp sau:

  • Không dụi mắt, không gãi, không chà xát mạnh vào mí mắt và những vùng da quanh mắt
  • Thay đổi chế độ ăn uống bằng cách bổ sung nhiều vitamin và những dưỡng chất cần thiết
  • Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng như: Các loại hải sản, trứng, thịt gà…
  • Hạn chế sử dụng những sản phẩm dưỡng da có chứa Lanolin, Paraben, Formaldehyd và các chất tại mùi thơm
  • Khi tiếp xúc với khói bụi, hóa chất và một số tác nhân có khả năng có khả năng gây kích ứng khác, người bệnh cần mặc quần áo bảo hộ, mang khẩu trang và che chắn vùng da quanh mắt thật cẩn thận.
  • Sử dụng những loại kem dưỡng ẩm có chiết xuất từ thiên nhiên thoa lên mí mắt mỗi ngày.
  • Tắm rửa mỗi ngày và thường xuyên vệ sinh da mặt, vùng da mắt bằng nước muối sinh lý
  • Bạn cần hạn chế trang điểm. Đặc biệt là những vùng da xung quanh mắt.
  • Thường xuyên vệ sinh mặt và vùng da quanh mắt để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và một số tác nhân gây hại khác đang bám trên bề mặt da.
  • Để hạn chế tiếp xúc với khói bụi, vi khuẩn, người bệnh nên mang kính râm khi ra đường.

Thông tin về vấn đề “Bị nổi mề đay quanh mắt phải làm sao?” trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Khi nhận thấy vùng da quanh mắt có nhiều dấu hiệu bất thường hoặc chắc chắn rằng mình đang bị bệnh, người bệnh cần đến cơ sở y tế để kiểm tra. 

Có thể bạn quan tâm

 

Biện pháp điều trị mề đay ngay tại nhà ai cũng có thể áp dụng

Nổi mề đay thường liên quan đến các phản ứng dị ứng của cơ thể. Nếu phản ứng cấp tính,...

Tiêu ban Giải độc thang liệu pháp “quý hơn vàng” cho phụ nữ bị mề đay sau sinh

Bệnh mề đay sau sinh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng về...

Vì sao bị ngứa khi mang thai? Cách điều trị như thế nào?

Ngứa khi mang thai – Nguyên nhân và cách khắc phục

Sự phát triển của thai nhi, tăng cân, tăng lượng hormone estrogen, viêm nang lông… là các nguyên nhân gây...

4 cách điều trị mề đay bằng lá tía tô dễ tìm và rẻ tiền

Lá tía tô ngoài tác dụng làm rau thơm còn được dân gian sử dụng để chữa nhiều bệnh, trong...

Bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân phải làm sao?

Ngứa toàn thân là một cảm giác luôn khiến cơ thể khó chịu, đôi khi người bệnh không thể biết...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. vu thi giangvu thi giang says: Trả lời

    e bi noi may đay ở mắt.xong gio sưng mat luôn,khi nham mat ngủ xong mở mat ra thì cảm hiac nhu bị tiết mủ

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *