Bị nổi mề đay quanh năm cần chú ý gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh nhân bị nổi mề đay quanh năm cần chú ý hạn chế sử dụng những loại thực phẩm cay nóng, giàu đạm, thực phẩm có khả năng năng gây kích ứng và tránh lạm dụng thuốc. Ngoài ra bạn cần chú ý thường xuyên luyện tập thể dục, giải độc cho cơ thể, hạ nhiệt, vệ sinh da mỗi ngày để phòng ngừa nổi mề đay tái phát.

Bị nổi mề đay quanh năm cần chú ý gì?
Tìm hiểu bị nổi mề đay quanh năm cần chú ý gì để cải thiện bệnh lý và phòng ngừa tái phát?

Phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng YHCT do VTV2 đăng tải phỏng vấn bệnh nhân khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo ngay]

Bị nổi mề đay quanh năm cần chú ý gì?

Nhằm giúp người bệnh đảm bảo an toàn, phòng ngừa bệnh tái phát, chúng tôi đã tổng hợp một số điều cần chú ý đối với bệnh nhân bị nổi mề đay quanh năm như sau:

Kiêng sử dụng những loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng cao

Khi bị nổi mề đay quanh năm, người bệnh cần chú ý kiêng sử dụng những loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng cao. Bởi những loại thực phẩm này có thể khiến tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa của bạn bùng phát dữ dội. Đồng thời kéo theo triệu chứng viêm, sưng tấy, ngứa ngáy và đỏ ửng da. Nếu người bệnh không ngưng sử dụng những loại những loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng cao và không có biện pháp xử lý phù hợp, chất lượng cuộc sống và tình trạng sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Thực phẩm giàu đạm

Khi bị nổi mề đay quanh năm hoặc thường xuyên bị dị ứng, sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể sẽ bị suy giảm. Hơn thế, công năng miễn dịch sẽ suy yếu, khả năng mẫn cảm tăng cao. Một số thực phẩm giàu đạm có khả năng khởi phát tình trạng nổi mề đay, dị ứng ở nhóm đối tượng này. Đó là: Các loại hải sản (ốc, tôm, cua, ghẹ, cá biển), thịt gà, thịt bò…

Thực phẩm quá mặn hoặc quá ngọt

Khi người bệnh thường xuyên bị dị ứng hoặc bị nổi mề đay quanh năm, cơ thể ngứa ngáy, mẩn đỏ khắp người, người bệnh cần hạn chế sử dụng nhiều đường và muối trong mỗi bữa ăn. Bởi những loại thực phẩm quá mặn hoặc quá ngọt có thể gây dị ứng do khả năng gia tăng phản ứng quá mẫn của chúng.

Thực phẩm cay nóng, thực phẩm kích thích

Người bệnh cần tránh sử dụng những loại thực phẩm cay nóng và một số chất kích thích gồm: Cà phê, thuốc lá, các loại bia, rượu, trà… Bởi thực phẩm cay nóng và chất kích thích có khả năng khiến tình trạng nổi mề đay của bạn dễ xuất hiện và xuất hiện nghiêm trọng hơn. Ngoài ra người bệnh cũng cần tránh sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo và các loại thực phẩm đã qua quá trình chiên xào nhiều dầu mỡ.

Hạn chế sử dụng thực phẩm cay nóng, thực phẩm kích thích
Bệnh nhân bị nổi mề đay quanh năm cần chú ý hạn chế sử dụng thực phẩm cay nóng, thực phẩm kích thích

Tránh lạm dụng thuốc

Dị ứng, nổi mề đay quanh năm sẽ khiến làn da của bạn sưng tấy, đỏ ửng và nổi mẩn ngứa. Kèm theo đó là triệu chứng ngứa ngáy. Đôi khi tình trạng ngứa ngáy diễn ra nghiêm trọng khiến người bệnh vô cùng khó chịu và gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Chính vì thế những loại thuốc uống, thuốc bôi ngoài da giúp điều trị và chống dị ứng luôn được ưu tiên và sử dụng rộng rãi để cắt giảm nhanh cơn ngứa.

Tuy nhiên việc sử dụng những loại thuốc uống, thuốc bôi, kem bôi chống dị ứng bừa bãi hoặc sử dụng thuốc không đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, da, chức năng thận và chức năng gan sẽ bị ảnh hưởng. Hơn thế việc lạm dụng hoặc sử dụng thuốc bừa bãi còn tạo ra nhiều độc tố tích tụ bên trong cơ thể. Điều này khiến tình trạng nổi mề đay sẽ thường xuyên tái phát. Bên cạnh đó, tình trạng dị ứng ở những lần sau sẽ nghiêm trọng hơn so với những lần trước.

Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao

Việc thường xuyên luyện tập thể dục thể thao sẽ tác động và kích thích cơ thể thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu. Bên cạnh đó việc thường xuyên tập luyện thể dục và chơi thể thao còn giúp người bệnh năng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch. Đồng thời làm giảm nguy cơ dị ứng và tình trạng nổi mề đay tái phát.

Có chế độ sinh hoạt lành mạnh và khoa học

Những bệnh nhân bị nổi mề đay quanh năm cần có chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh để hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh. Đồng thời giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh mề đay, dị ứng.

  • Tránh sử dụng sữa tắm chứa nhiều thành phần hóa học và các chất tạo mùi hương
  • Tránh dùng tay, móng tay chà xát mạnh hoặc gãi lên những vùng da nhạy cảm như: Sau đùi, eo, cổ…
  • Thường xuyên làm mát những vị trí nhạy cảm, dễ bị nổi mề đay mẩn ngứa bằng quạt, khăn mát và vòi hoa sen
  • Người bệnh cần tránh mặc quần áo bó sát vào cơ thể. Thay vào đó bạn nên sử dụng các loại quần áo có chất liệu cotton, quần áo rộng rãi, thoáng mát và có khả năng thấm hút mồ hôi
  • Tránh xa những yếu tố được nghi ngờ là các tác nhân gây hại, tác nhân dẫn đến nổi mề đay quanh năm cho đến khi bạn xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh
  • Tắm rửa mỗi ngày và thường xuyên vệ sinh da sạch sẽ. Hoạt động này sẽ giúp bạn loại bỏ được những tác nhân gây hại, bụi bẩn bám trên da
  • Người bệnh tránh tiếp xúc với khối bụi, nấm mốc, phấn hoa, môi trường ô nhiễm, hóa chất bằng cách mang khẩu trang khi ra đường. Đồng thời sử dụng áo khoác, quần dài và một số quần áo bảo hộ khác nếu bạn buộc phải tiếp xúc thường xuyên với tác nhân gây hại do tính chất công việc
  • Người bệnh cần giữ tinh thần luôn thoải mái bằng cách sử dụng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
  • Bạn cần thường xuyên vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát
  • Người bệnh cần ngủ đủ giấc.
Có chế độ sinh hoạt lành mạnh và khoa học
Người bệnh cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh và khoa học để cải thiện tình trạng nổi mề đay quanh năm và ngăn ngừa dị ứng tái phát

Hạ nhiệt cho cơ thể

Nhằm loại bỏ độc tố, hạ nhiệt, cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và giúp giảm nguy cơ dị ứng, bệnh nhân bị nổi mề đay quanh năm cần thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm giải nhiệt. Bao gồm: Đậu phụ, bí đao, củ cải, mướp đắng… Bên cạnh đó người bệnh cũng cần bổ sung thêm các loại vitamin và những dưỡng chất cần thiết từ nước ép trái cây giúp giải độc. Vì thế bạn có thể sử dụng nước ép bí đao, nước ép cà rốt, nước ép bưởi, nước ép cam, trà xanh, mật ong… mỗi ngày.

Việc bổ sung những loại nước ép hoa quả không chỉ giúp người bệnh ngăn ngừa tái phát và cải thiện tốt tình trạng nổi mề đay, dị ứng mà còn làm đẹp da. Đồng thời giúp người bệnh giảm sưng, giảm viêm và thúc đẩy quá trình làm lành những vết thương trên bề mặt da.

Giải độc cho cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch

Để hỗ trợ quá trình điều trị tình trạng nổi mề đay quanh năm và phòng ngừa dị ứng tái phát trong thời gian ngắn, người bệnh cần tiến hành xét nghiệm xác định nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời loại bỏ tật gốc nguyên nhân và áp dụng những phương pháp giúp cải thiện triệu chứng.

Đông y hướng tới tăng cường khả năng giải độc, tăng cường khả năng miễn dịch và thải độc cho cơ thể. Tây y hướng đến điều trị triệu chứng. Tại 3 tuyến bệnh viện Da liễu đầu ngành, các chuyên gia đã nghiên cứu và tìm ra phương phá giúp hỗ trợ quá trình điều trị nổi mề đay như sau:

  • Điều trị triệu chứng: Viêm, mẩn đỏ, ngứa…
  • Loại bỏ những yếu tố được xác định là nguyên nhân gây bệnh.
  • Tăng khả năng giải độc (tăng cường chức năng gan).
  • Tăng khả năng thải độc (tăng cường chức năng thận).
  • Tăng cường khả năng miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể (tăng cường miễn dịch).
Giải độc cho cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch
Giải độc cho cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch giúp cải thiện tình trạng nổi mề đay quanh năm và ngăn ngừa dị ứng tái phát

Bài viết là thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề “Bị nổi mề đay quanh năm cần chú ý gì?”. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Người bệnh cần chủ động liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để biết thêm thông tin về tình trạng nổi mề đay quanh năm. Đồng thời áp dụng những phương pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và những phương pháp điều trị thay cho bác sĩ có chuyên môn.

Tin bài liên quan

Bị mề đay khi sinh con được 3 ngày, chị Đỗ Thị Ngọc đã điều trị khỏi hẳn bệnh sau 2 tháng nhờ bài thuốc thảo dược quý. [Tham khảo kinh nghiệm]

Bị nổi mề đay làm sao nhanh hết ngứa?

Ngứa ngáy là triệu chứng thường gặp khi bị nổi mề đay. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và...

15 cách chữa mề đay tại nhà bằng dân gian hiệu quả

Nhiều bệnh nhân vẫn truyền tai nhau cách chữa mề đay bằng mẹo dân gian. Cách này liệu có hiệu quả...

Vì sao bị ngứa khi mang thai? Cách điều trị như thế nào?

Ngứa khi mang thai – Nguyên nhân và cách khắc phục

Sự phát triển của thai nhi, tăng cân, tăng lượng hormone estrogen, viêm nang lông… là các nguyên nhân gây...

Vì sao da nổi mẩn ngứa khi trời lạnh vào đông?

Vào mùa đông, da bạn bổng dưng xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, càng gãi càng cảm thấy...

Trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người là bị gì?

Trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người là bị gì? Cách điều trị

Trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người khiến cho nhiều phụ huynh hoang mang, lo lắng. Tình trạng này có...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.