Bị nổi mề đay có tắm được không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh mề đay và tình trạng ngứa ngáy thường có xu hướng lan rộng dữ dội từ vùng da này đến vùng da khác khi cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc người bệnh thường xuyên ma sát, gãi nhiều lần. Vậy bị nổi mề đay có tắm được không? Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Bị nổi mề đay có tắm được không?
Tìm hiểu bị nổi mề đay có tắm được không và những điều cần lưu ý

Phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng YHCT do VTV2 đăng tải phỏng vấn bệnh nhân khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo ngay]

Bị nổi mề đay có tắm được không?

Trong dân gian, ông bà xưa cho rằng những người bị nổi mề đay, mẩn ngứa kỵ nước, kỵ gió cũng như không nên tắm để khắc phục tình trạng ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ. Tuy nhiên theo các chuyên gia, khi bị nổi mề đay, người bệnh không nên kiêng nước và kiêng tắm. Bởi khi mắc bệnh, làn da của bạn đã bị tổn thương. Điều này khiến da dễ bị nhiễm khuẩn khi tiếp xúc với khói bụi, gió, nấm mốc và một số tác nhân gây hại khác. Mặt khác, việc hạn chế tiếp xúc với gió, khói bụi không có nghĩa bạn phải ở suốt trong phòng kín và phải cách ly với thế giới bên ngoài.

Khi muốn phòng ngừa bệnh mề đay và triệu chứng ngứa ngáy phát triển, bạn chỉ cần sử dụng một số loại quần áo có khả năng che chắn giúp da tránh tiếp xúc với bụi bẩn. Đồng thời giúp da hạn chế tiếp xúc với gió và một số tác nhân gây hại khác.

Người bệnh có thể kiêng gió nhưng không được kiêng nước. Nếu bị nổi mề đay, cơ thể sẽ tiết ra rất nhiều mồ hôi, đặc biệt là vào mùa hè nóng bức. Hoạt động tiết mồ hôi của cơ thể sẽ tích tụ tế bào chết trên da. Nếu bạn kiêng nước, không tắm rửa và không vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ, tế bào chết cùng với các tuyến bã nhờn và lượng vi khuẩn trên da sẽ khiến các nốt mề đay của bạn bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, nếu bụi bẩn và một số tác nhân gây hại vô tình bám trên da không được loại bỏ, bệnh mề đay của bạn sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng. Điều này gây ra tình trạng đỏ ửng da, ngứa ngáy dữ dội, viêm da. Thậm chí dẫn đến bội nhiễm.

Từ những điều trên, chúng ta có thể thấy khi mắc bệnh mề đay, người bệnh cần tắm rửa mỗi ngày và thường xuyên vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ để phòng ngừa bệnh phát triển. Đồng thời phòng tránh nguy hiểm và những rủi ro không mong muốn.

Người bệnh cần tắm rửa mỗi ngày khi bị nổi mề đay
Khi bị nổi mề đay, người bệnh cần tắm rửa mỗi ngày và thường xuyên vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ để phòng ngừa bệnh phát triển

Nên tắm như thế nào khi bị nổi mề đay?

Khác với người bình thường, khi bị nổi mề đay, làn da của bạn sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương trong trường hợp bị tác động mạnh. Chính vì thế, trước khi tắm và trong thời gian tắm người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây. Những điều này sẽ giúp bạn cải thiện bệnh lý và những triệu chứng khó chịu đi kèm.

Tắm bằng nước ấm

Trong trường hợp bị nổi mề đay, người bệnh không nên tắm bằng nước lạnh hoặc nước nóng. Thay vào đó, bạn nên sử dụng nước tắm có nhiệt độ phù hợp để tránh da bị kích ứng và tổn thương. Trong trường hợp sử dụng nước nóng để tắm, da của bạn sẽ mất đi độ ẩm. Đồng thời da sẽ trở nên khô khan và bong tróc. Bên cạnh đó, việc sử dụng nước nóng sẽ khiến làn da của bạn mất độ pH tự nhiên. Điều này làm tăng cảm giác ngứa ngáy, khiến da đỏ ửng và gây xót da như đang bị bỏng.

Trong trường hợp bạn sử dụng nước quá lạnh để tắm, cơ thể của bạn sẽ bị tác động và dễ gặp tình trạng sốc nhiệt. Đồng thời kéo theo nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe và gây nguy hiểm.

Không chà xát quá mạnh khi tắm

Nổi mề đay xuất hiện kéo theo tình trạng ngứa ngáy khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Tuy nhiên nếu dùng tay móc, gãi hoặc chà xát mạnh vào vùng da đang bị bệnh, bệnh mề đay trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn. Đồng thời triệu chứng ngứa ngáy và các nốt mẩn đỏ sẽ lan rộng sang một số vùng da khác. Bên cạnh đó việc gãi và chà xát quá mạnh còn khiến da dễ bị tổn thương, gây trầy xước dẫn đến nhiệm trùng. Khi các vết trầy xước lành lại có thể để lại sẹo.

Không tắm quá lâu

Khi mắc bệnh, bạn chỉ nên tắm 1 lần/ngày và tắm khoảng 5 – 10 phút. Việc tắm quá lâu trong thời gian bị nổi mề đay sẽ khiến làn da của bạn giảm và mất đi độ ẩm tự nhiên, da khô. Lâu ngày tình trạng ngứa ngáy, bong tróc và đỏ ửng da cũng trở nên nghiêm trọng hơn.

Không tắm quá lâu khi bị nổi mề đay
Người bệnh không nên tắm quá lâu khi bị nổi mề đay

Cần lưu ý khi sử dụng các loại sản phẩm chăm sóc da

Khi lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da (xà phòng, gel tẩy tế bào chết, sữa tắm…), người bệnh nên lựa chọn những sản phẩm có chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên. Bên cạnh đó những sản phẩm chăm sóc da mà bạn lựa chọn phải phù hợp với cơ địa và làn da của bạn ở hiện tại. Đồng thời không có khả năng gây kích ứng da. Bởi nếu sử dụng sản phẩm không phù hợp, da sẽ bị kích ứng khiến tình trạng nổi mề đay của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài những lưu ý trước và trong thời gian tắm, bệnh nhân bị nổi mề đay cũng cần lưu lại và áp dụng một số điều sau để thúc đẩy quá trình điều trị bệnh. Đồng thời làm giảm nhanh các triệu chứng.

  • Người bệnh cần hạn chế sử dụng thức ăn nhiều muối, đường, thức ăn cay nóng, hải sản và những loại thực phẩm đã qua quá trình chiên xào nhiều dầu mỡ
  • Người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra mức độ phát triển bệnh lý và nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời sử dụng thuốc và áp dụng một số phương pháp chữa bệnh chuyên sâu theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bạn tuyệt đối không nên dùng thuốc bừa bãi để tránh gây nguy hiểm
  • Lựa chọn và mặc những loại quần áo rộng rãi, thoáng mát, có chất liệu nhẹ nhàng và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Bạn không nên mặc quần áo bó sát vào cơ thể vì sẽ gây ngứa da
  • Không sử dụng cồn, các loại rượu, bia, thuốc lá và một số loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng khác
  • Người bệnh cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Bạn cần tránh để những áp lực của công việc gây căng thẳng khiến cơ thể mệt mỏi, bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn
  • Để hỗ trợ tốt quá trình chữa bệnh, cải thiện nhanh những triệu chứng khó chịu đi kèm, bạn nên ăn nhiều rau củ quả. Ngoài ra người bệnh nên bổ sung những dưỡng chất cần thiết và các loại vitamin có trong nước ép trái cây. Việc bổ sung vitamin và những dưỡng chất cần thiết sẽ giúp bạn cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. Đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo làn da bệnh và cải thiện tình trạng ngứa ngáy.
Sử dụng nước ép trái cây giúp hỗ trợ điều trị bệnh mề đay
Người bệnh nên bổ sung dưỡng chất và các loại vitamin có trong nước ép trái cây để cải thiện hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị bệnh mề đay

Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề “Bị nổi mề đay có tắm được không?” và những điều cần lưu ý. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Khi bị nổi mề đay, người bệnh nên đến bệnh viện. Đồng thời trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa về vấn đề này để đảm bảo an toàn. Chúng tôi không đưa ra những lời khuyên, chẩn đoán và các phương pháp y khoa thay cho bác sĩ có chuyên môn.

Tin bài liên quan

ngứa gan bàn chân

Ngứa gan bàn chân – Nguyên nhân và khắc phục

Thay đổi nội tiết tố, suy giảm chức năng gan thận, mắc các bệnh da liễu hay bệnh gan mật......

Mề đay do lạnh phải làm thế nào để đối phó?

Mề đay do lạnh là một trong những loại dị ứng hiếm gặp, nó xảy ra khi người bệnh tiếp...

Dị ứng mề đay vào mùa hè gây khó chịu

Mề đay cholinergic nguy hiểm không? Chẩn đoán và điều trị dứt điểm

Mề đay cholinergic là một loại phát ban trên da do nhiệt độ cơ thể tăng lên. Tình trạng ban...

Dùng lá ổi nấu nước tắm chữa mề đay

Bị nổi mề đay nên tắm lá gì mau khỏi?

Bị nổi mề đay nên tắm lá gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong dân gian, dùng...

Mề đay mẩn ngứa và cách điều trị hiệu quả

Nổi Mề Đay Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Điều Trị Hiệu Quả Tốt

Nổi mề đay mẩn ngứa đặc trưng bởi tình trạng xuất hiện một mảng da đỏ, ngứa và nổi lên...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.