Mề đay cholinergic nguy hiểm không? Chẩn đoán và điều trị dứt điểm

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Mề đay cholinergic là một loại phát ban trên da do nhiệt độ cơ thể tăng lên. Tình trạng ban đỏ, ngứa rát thường xảy ra khi bạn tập thể dục hay khi cơ thể đổ quá nhiều mồ hôi. 

Mề đay cholinergic
Bệnh mề đay cholinergic thường xuất hiện khi thân nhiệt tăng

Mề đay cholinergic là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Mề đay cholinergic là một dạng của bệnh mề đay mẩn ngứa. Đây là tình trạng viêm dưới da dẫn đến nổi ban ngứa, tổn thương da khi thân nhiệt cơ thể tăng cao và tăng tiết mồ hôi.

Cơ chế gây bệnh được cho là có liên quan đến chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine. Chất này được sản sinh quá mức gây kích ứng da thông qua kích thích lên tế bào mast và giải phóng histamin. Tình trạng này khiến da bị nổi ban đỏ, mẩn ngứa, mề đay và tổn thương.

Mề đay cholinergic có thể biến mất sau vài giờ và lại tái phát khi có điều kiện thuận lợi, trở thành mãn tính. Một số dạng nổi mề đay cholinergic gồm: Mề đay có tắc lỗ chân lông, mề đay dị ứng mồ hôi, mề đay tự phát vô căn, mề đay có giảm tiết mồ hôi.

Cũng giống bệnh mề đay nói chung, thể cholinergic gây khiến người bệnh khó chịu vì các triệu chứng ban đỏ, ngứa ngáy ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc, chất lượng giấc ngủ. Một số tổn thương trên da do ngứa – gãi có thể gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý.

Ở một số trường hợp, bệnh mề đay cholinergic còn gây ra hiện tượng sốc phản vệ nguy hiểm với những triệu chứng đi kèm như:

  • Đau đầu
  • Khó thở
  • Khò khè
  • Buồn nôn

Tình trạng sốc phản vệ có thể đe dọa đến tính mạng, cho nên khi phát hiện những triệu chứng trên cần đến các cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.

→Xem thêm: Bệnh mề đay vật lý là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân gây bệnh mề đay cholinergic

Mề đay cholinergic có thể xuất hiện bất cứ khi nào nhiệt độ cơ thể bạn có dấu hiệu tăng lên. Bởi lúc này cơ thể sẽ giải phóng histamine nhiều hơn so với bình thường. Một số nguyên nhân sau đây được cho là yếu tố nguy cơ gây bệnh mề đay cholinergic:

  • Luyện tập thể dục, vận động
  • Ăn đồ ăn cay nóng, thực phẩm gây dị ứng
  • Xông hơi hay tắm trong bồn nước nóng
  • Sự thay đổi thất thường của môi trường, khí hậu
  • Thời tiết quá nóng bức
  • Đang bị sốt
  • Tức giận hoặc stress
  • Ngoài ra, bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền từ cha mẹ sang con cái. Do tác dụng phụ của thuốc, nhất là thuốc aspirin.
Nguyên nhân gây nổi mề đay Cholinergic
Nguyên nhân gây nổi mề đay Cholinergic

Bất cứ ai cũng có thể bị mề đay cholinergic, tuy nhiên đàn ông thường có xu hướng mắc bệnh nhiều hơn. Đặc biệt, bệnh thường xuất hiện trong độ tuổi từ 16 – 30. Bên cạnh đó, nếu da bạn dễ bị kích ứng hay đã từng gặp các tình trạng phát ban khác thì nguy cơ cao bị mề đay cholinergic.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh mề đay cholinergic

Mề đay cholinergic thường có xu hướng xuất hiện rất nhanh khi nhiệt độ cơ thể bạn tăng lên hay khi bạn bắt đầu đổ mồ hôi. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể, trong đó cánh tay hay thân là vị trí dễ gặp phải nhất.

Triệu chứng điển hình của mề đay cholinergic bao gồm:

  • Ngứa ngay khi bắt đầu phát ban.
  • Nóng rát tại vị trí phát ban và cả khu vực bị ảnh hưởng.
  • Vị trí phát ban có thể sưng lên.
  • Các vị trí bị nhẹ có thể nổi mẩn nhỏ có màu đỏ giống như nổi da gà.

Các vết mẩn có xu hướng xuất hiện trong vòng 6 phút đầu khi cơ thể bạn nóng lên. Tuy nhiên triệu chứng có thể tồi tệ hơn ở 12 – 25 phút kế tiếp. Các mẩn ngứa sẽ thường bắt đầu ở vùng cổ và ngực sau đó mới lan sang các khu vực khác.

Ngoài các triệu chứng nói trên, bạn còn có thể gặp phải một số triệu chứng toàn thân như:

  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Một số triệu chứng hiếm gặp như đau đầu, buồn nôn, khó thở, sốt.
Biểu hiện mề đay cholinergic
Biểu hiện mề đay cholinergic

Mề đay cholinergic có chữa được không? Chẩn đoán thế nào?

Mề đay cholinergic có thể chữa được nếu như có phương pháp chẩn đoán và điều trị phù hợp. Để điều trị hiệu quả, người bệnh cần xác định được nguyên nhân gây bệnh và điều trị sớm. Bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, tái phát liên tục và dai dẳng sẽ khó khăn trong điều trị hơn.

Cách đơn giản nhất để chẩn đoán mề đay cholinergic đó là dựa vào các triệu chứng xuất hiện trên cơ thể bạn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cho bạn thực hiện một số xét nghiệm. Có thể là những thử nghiệm sau:

  • Thử nghiệm làm ấm thụ động: dùng nước ấm hay tăng nhiệt độ phòng để làm tăng nhiệt độ cơ thể bạn. Lúc này, bác sĩ sẽ quan sát phản ứng cơ thể bạn khi nhiệt độ tăng lên.
  • Thử nghiệm với methacholine: Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm methacholine vào cơ thể bạn để quan sát các phản ứng xảy ra.
  • Thử với một bài tập thể dục: Bác sĩ yêu cầu bạn thực hiện một bài tập thể dục và theo dõi các triệu chứng. Một số dụng cụ y tế có thể được sử dụng trong trường hợp này.

Điều trị bệnh mề đay cholinergic

Mề đay cholinergic có thể tự biến mất trong vài giờ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp gặp biến chứng nghiêm trọng và tái phát dai dẳng trở thành mãn tính. Vì vậy bạn cần có một kế hoạch điều trị phù hợp. Một số cách điều trị gồm:

Điều trị bằng thuốc

Thuốc kháng histamine sẽ là nhóm thuốc được bác sĩ chỉ định đầu tiên để điều trị mề đay cholinergic cho bạn. Chúng có thể bao gồm một số loại như:

  • Chất đối kháng H1: terfenadine (Seldane) hay hydroxyzine (Vistaril).
  • Chất đối kháng H2: ranitidine (Zantac) hay cimetidine (Tagamet).
  • Tiêm carbamyl cholin 0,002% 0,05ml để giảm nhẹ các triệu chứng
điều trị mề đay cholinergic
Nhóm thuốc histamine thường được chỉ định trong điều trị mề đay cholinergic
  • Bên cạnh đó, một số loại thuốc kiểm soát lượng mồ hôi cũng có thể được chỉ định như montelukast (Singulair) hay methantheline bromide.
  • Ngoài ra, thuốc ức chế miễn dịch hay thuốc chẹn beta cũng có thể được bác sĩ kê đơn.
  • Trong trường hợp bạn gặp tình trạng sốc phản vệ, bác sĩ thường sẽ kê toa Epipen để ức chế các triệu chứng nghiêm trọng.

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc cần thận trọng bởi một số nhóm thuốc Tây tiềm ẩn tác dụng phụ. Lạm dụng thuốc Tây có thể gây hại gan khiến mề đay nghiêm trọng hơn. Tốt nhất, bạn hãy liên hệ, thăm khám tại cơ sở y tế để được tư vấn điều trị hiệu quả và an toàn.

Các biện pháp giảm nổi mề đay Cholinergic tại nhà

Việc thay đổi lối sống, tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh mề đay cholinergic chính là cách tốt nhất để bạn có được quá trình điều trị khả quan. Bạn nên thực hiện một số biện pháp nhằm giảm nhẹ triệu chứng mề đay sau đây:

  • Chườm lạnh: Việc chườm lạnh vùng da bị mề đay bằng túi chườm hoặc khăn lạnh có thể giúp giảm ngứa và sưng phồng da do mề đay. Nếu mề đay xuất hiện trên diện rộng bạn có thể tắm nước mát giúp giảm triệu chứng.
  • Tắm nước lá: Trong dân gian có sử dụng một số loại lá tắm giúp giảm các triệu chứng nổi mẩn ngứa.

Tắm lá khế: Lấy 1 nắm lá khế, rửa sạch, ngâm nước muối loãng rồi đun sôi với 2 lít nước. Lấy nước này tắm khi đã nguội giúp giảm tình trạng ngứa da và nổi ban.

Tắm lá kinh giới: Lấy 1 nắm lá kinh giới, rửa sạch và đun sôi với nước. Dùng nước này để tắm khi nguội hẳn.

Chữa mề đay cholinergic tại nhà bằng mẹo dân gian
Chữa mề đay cholinergic tại nhà bằng mẹo dân gian
  • Giảm mẫn cảm trên da: Việc tăng tiết mồ hôi tự thân giúp điều hòa thân nhiệt, giảm mẫn cảm trên da và giảm ngứa, nổi mẩn, phát ban do mề đay.
  • Hạn chế các tác nhân kích hoạt bệnh:  Không vận động hoặc tập thể dục quá nặng, không ăn thực phẩm cay nóng và dễ kích ứng, không tiếp xúc thời gian dài với nhiệt, hạn chế tắm nước nóng, bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi của môi trường, khí hậu…
  • Giải tỏa căng thẳng: Bạn nên tìm cách giảm bớt căng thẳng, kiềm chế tức giận để có thể điều trị mề đay cholinergic hiệu quả hơn.

Lưu ý: Các biện pháp này chỉ có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng mề đay ngoài da tạm thời. Bệnh sẽ lại tái phát khi thân nhiệt cơ thể tăng trở lại, mồ hôi tiết ra nhiều hơn.

Mề đay Cholinergic ăn gì? kiêng gì?

Một chế độ ăn ít histamine cũng có thể hỗ trợ tốt hơn cho việc điều trị mề đay cholinergic. Hấp thụ ít histamine sẽ làm giảm các phản ứng dị ứng gây nổi mề đay.

Bạn cần giảm hay tránh một số loại thực phẩm như:

  • Thức ăn mặn
  • Cá và các động vật có vỏ
  • Thực phẩm chế biến sẵn
  • Rượu
  • Thực phẩm nhiều chất phụ gia

Thay vào đó, bạn cần bổ sung các thực phẩm lành mạnh, có tính mát và giải nhiệt như các loại rau xanh, trái cây, uống nhiều nước, bổ sung nước dừa, nước ép hoa quả…

Những thông tin về bệnh mề đay cholinergic trên đây chỉ có giá trị tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Mách bạn 3 mẹo chữa mề đay bằng gừng cực hay nên thử

Chữa mề đay bằng gừng được nhiều người áp dụng để giảm nhẹ một số triệu chứng ngứa, nổi sẩn...

Nổi mẩn ngứa khi ra gió, rất có thể là triệu chứng của mề đay!

Vì sao da hay nổi mẩn ngứa khi gặp gió?

Da bị nổi mẩn ngứa khi gặp gió là biểu hiện của chứng nổi mề đay mãn tính. Đối với...

Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt do đâu? Cách trị

Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt là triệu chứng thường gặp của các bệnh lý, vấn đề về...

Chữa mề đay cho trẻ an toàn không cần dùng kháng sinh

Nổi mề đay ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Mề đay là vấn đề da liễu thường gặp, tình trạng này có thể do dị ứng, nhiễm virus hoặc...

Bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân phải làm sao?

Ngứa toàn thân là một cảm giác luôn khiến cơ thể khó chịu, đôi khi người bệnh không thể biết...