Hiểu hơn về bệnh mề đay mãn tính vô căn và cách chữa trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Mề đay mãn tính vô căn là một dạng của bệnh mề đay, nhưng khi thăm khám và xét nghiệm máu lại không thể tìm được căn nguyên gây bệnh. Bệnh cần được can thiệp điều trị để tránh các biến chứng như phù mạch, sốc phản vệ, lupus ban đỏ…

→Xem thêm: 13 cây thuốc nam chữa bệnh mề đay hiệu quả, dễ tìm

Thông tin về bệnh mạn tính vô căn và cách chữa trị
Thông tin về bệnh mạn tính vô căn và cách chữa trị

Tổng quan về bệnh mề đay mãn tính vô căn

Theo các chuyên gia, bệnh mề đay mạn tính cũng được chia thành 2 loại nhỏ. Một loại là có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh, loại còn lại là những trường hợp thông qua các chẩn đoán và xét nghiệm vẫn không thể xác định được nguyên nhân. Những trường hợp mắc bệnh mề đay mạn tính nhưng không thể xác định được nguyên nhân gây bệnh được gọi là bệnh mề đay mạn tính vô căn (CIU).

1. Nguyên nhân gây bệnh mề đay vô căn

Theo các thống kê cho thấy, có khoảng trên 80% những người bị mề đay mạn tính mắc phải tình trạng mạn tính vô căn. Nghĩa là bị bệnh mề đay không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng mề đay mạn tính có thể do các yếu tố sau gây ra:

  • Cơ thể bị suy nhược, rối loạn hệ miễn dịch, chức năng của gan thận bị suy yếu
  • Do di truyền
  • Dị ứng thức ăn, thuốc tây cũng có thể dẫn đến bệnh mề đay mạn tính.
  • Xuất hiện ký sinh trùng trong cơ thể
  • Mầm vi khuẩn, nhất là vi khuẩn Hp trong dạ dày.

2. Biểu hiện của bệnh mề đay mãn tính vô căn

Thông thường, bệnh mề đay mạn tính vô căn cũng sẽ gây ra những triệu chứng tương tự như khi bệnh mề đay mạn tính thông thường. Cụ thể như sau:

  • Ngứa da, cơn ngứa sẽ nhanh chóng lan rộng và ngày càng nặng hơn trước. Nếu dùng tay gãi, cơn ngứa ngáy sẽ càng trầm trọng hơn.
  • Mạch sưng phù ở vùng bị nổi mề đay, nhất là vùng mí mắt, ống thanh quản, miệng, bộ phận sinh dục…
  • Tăng thân nhiệt.
  • Đau đầu, ớn lạnh.
  • Xuất huyết da do gãi nhiều.
Ngứa da là một trong những triệu chứng thường gặp khi bị mề đay mạn tính vô căn
Ngứa da là một trong những triệu chứng thường gặp khi bị mề đay mạn tính vô căn

Tùy vào từng đối tượng và tình trạng bệnh mà ở các bệnh nhân khác nhau, các triệu chứng này sẽ xuất hiện với mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Vì thế, cần phải chú ý quan sát và tìm biện pháp điều trị phù hợp khi thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường.

3. Các biến chứng của bệnh mề đay mãn tính

Nếu không được điều trị sớm, mề đay mãn tính nói chung và mề đay mạn tính vô căn nói riêng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Cụ thể như:

  • Làm cơ thể bị suy nhược
  • Phù mạch
  • Sốc phản vệ
  • Mắc bệnh tuyến giáp
  • Lupus ban đỏ nguy hiểm
  • Một số biến chứng bội nhiễm, viêm da
  • Mề đay vô căn thường khó điều trị vì khó xác định được nguyên nhân gây bệnh.

Để tránh những biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên có biện pháp điều trị phù hợp ngay từ giai đoạn đầu khi bệnh chưa tiến triển mãn tính. Liệu pháp điều trị từ các bài thuốc thảo dược hiện được ưu tiên lựa chọn vì tính hiệu quả và an toàn.

Cách điều trị bệnh mề đay mạn tính vô căn

Để chữa bệnh mề đay mãn tính vô căn, bệnh nhân có thể tham khảo và áp dụng các phương pháp sau đây:

1. Dùng thuốc tây

Thuốc kháng histamin H1 hay thuốc thế hệ đầu tiên như Danazol được dùng để điều trị mề đay mãn tính tuyến đầu. Một số trường hợp bị mề đay mạn tính vô căn do bị lạnh có thể sử dụng doxepin – thuốc chống trầm cảm 3 vòng để làm giảm ngứa ngáy và đau rát tạm thời. 

Đối với các trường hợp bị mề đay mạn tính được xác định là có liên quan đến ký sinh trùng Toxocara sẽ được chỉ định điều trị bằng albendazole kết hợp với các loại thuốc kháng histamin mequitazine để mang đến hiệu quả tốt.

Điều trị bệnh bằng thuốc tây mang lại tác dụng nhanh chóng
Điều trị bệnh bằng thuốc tây mang lại tác dụng nhanh chóng

2. Áp dụng các bài thuốc dân gian

Những bài thuốc từ dân gian chữa bệnh mề đay mạn tính vô căn thường rất đơn giản, an toàn. Do đó, nó được dùng để điều trị cho nhiều bệnh nhân, nhất là trẻ nhỏ. Để áp dụng cách chữa bệnh này, bạn có thể tham khảo những bài thuốc sau đây:

+ Bài thuốc từ cây đinh lăng: 

  • Chuẩn bị: Khoảng 80g lá đinh lăng khô
  • Cách làm: Đem lá đinh lăng đi rửa sạch, cho vào ấm và đun sôi lên cùng với khoảng 500ml nước. Cứ đun với ngọn lửa vừa cho đến khi còn khoảng 300ml nước thì tắt bếp.
  • Cách dùng: Chia lượng thuốc vừa thu được thành 2 lần dùng, uống hết trong ngày. Kiên trì áp dụng bài thuốc này sẽ làm giảm được các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, sưng đỏ do mề đay gây ra.

+ Chữa bệnh mề đay mạn tính vô căn bằng lá khế: 

Nếu bị mề đay mạn tính không rõ nguyên nhân, bạn có thể dùng lá khế kết hợp với các loại lá khác để nấu nước để tắm. Nó cũng sẽ làm giảm bớt triệu chứng bệnh cho bạn. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: Lá khế tươi, lá thông, lá thanh hao, lá long não, mỗi loại 20g
  • Cách thực hiện: Đem những nguyên liệu trên đi rửa sạch, cho vào ấm và đun sôi cùng với nước. Dùng nước này để pha nước tắm hàng ngày, tình trạng mề đay sẽ được cải thiện.

3. Điều trị bệnh mề đay mạn tính vô căn bằng Đông y

Theo Đông y, nguyên tắc trị liệu bệnh mề đay mãn tính vô căn được xác định là phải giải độc gan, mát gan, bổ phế. Đồng thời phải thải phong độc tích tụ tại da, thận, bàng quang… Dựa trên nguyên tắc này, các bài thuốc từ Đông y chữa bệnh mề đay mạn tính vô căn được thực hiện như sau:

+ Các vị thuốc: táo nhân, mạch môn đông (bỏ lõi), kim ngân hoa, thổ phục linh, thương nhĩ tử (bỏ gai sao vàng hạ thổ), thổ phục linh, tỳ giải, xuyên bối mẫu, thiên hoa phấn, huyền sâm mỗi vị 12g; sinh địa, thiên môn, đương quy mỗi vị 16g; cam thảo 4g; hoàng cầm 8g.

+ Cách thực hiện: Cho các vị thuốc này sắc lên với nước để uống. Để mang đến tác dụng tốt, cần áp dụng trong thời gian dài và thường xuyên. Đồng thời, phải chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt của bản thân cho phù hợp.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh mạn tính vô căn và cách chữa trị. Vì mề đay mạn tính có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Do đó, cần phải phát hiện và áp dụng các biện pháp chữa trị sớm.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

VTV2 thực hiện phóng sự công tác khám chữa bệnh mề đay tại Thuốc dân tộc

Ngày 20/10/2020 vừa qua, kênh truyền hình về khoa học và sức khỏe VTV2 Đài Truyền hình Việt Nam đã...

Theo y học cổ truyền, bệnh mẩn ngứa có thể chữa bằng những bài thuốc đông y.

Bài thuốc đông y trị mẩn ngứa theo y học cổ truyền

Mẩn ngứa xuất hiện trên da với nhiều nguyên nhân khác nhau. Mẩn ngứa gây khó chịu và mất thẩm...

Nổi mề đay kéo dài lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Nổi mề đay kéo dài lâu ngày không khỏi không chỉ gây ra nhiều sự khó chịu, bức bối mà...

Hình ảnh biểu hiện nổi mề đay trên mặt

Nổi Mề Đay Trên Mặt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Chữa Trị An Toàn

Nổi mề đay trên mặt là căn bệnh da liễu gây ra những cơn ngứa ngáy, nóng rát và sưng...

Ngứa do gan: Cách nhận biết, khắc phục và điều trị

Ngứa do gan xảy ra khi chức năng thải độc gan gặp vấn đề, không còn đủ khả năng thanh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *