Chỉ số AST (SGOT) trong máu là gì? Khi nào bị gan?

AST (SGOT) là một loại enzyme xuất hiện chủ yếu ở những tế bào gan. Ngoài ra một lượng nhỏ của loại enzyme này cũng được phát hiện trong thận, não, cơ xương và cơ tim. Kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số AST trong máu cao có thể là dấu hiệu cảnh báo tế bào gan đang bị tổn thương hoặc một số vấn đề, tổn thương xảy ra ở những cơ quan khác như thận hoặc tim. Chính vì thế, bác sĩ chuyên khoa thường yêu cầu bệnh nhân thực hiện đồng thời xét nghiệm AST cùng với một hoặc nhiều xét nghiệm đánh giá chức năng khác để kết luận chính xác.

Chỉ số AST (SGOT) trong máu là gì? Khi nào bị gan?
Tìm hiểu chỉ số AST (SGOT) trong máu là gì? Khi nào cần thực hiện xét nghiệm? Khi nào bị gan?

Bài thuốc chữa bệnh gan Bảo nam Ích can thang đã giúp hàng ngàn người mắc các bệnh về gan (viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, men gan cao, suy giảm chức năng gan, u gan lành tính,...) thoát khỏi bệnh một cách nhanh chóng và triệt để nhờ thành phần dược liệu đặc trị cùng cơ chế tác động chuyên sâu, tận gốc. Bài thuốc được người bệnh đánh giá rất tốt và truyền tai nhau lựa chọn ngày càng nhiều.

Chỉ số AST (SGOT) trong máu là gì?

AST (SGOT) mức bình thường dao động trong khoảng 20 – 40 UI/L. Đây là một loại enzyme xuất hiện chủ yếu ở những tế bào gan. Vì thế bên cạnh ALT, loại enzyme này cũng được xác định men gan đặc trưng cho gan. Khi cơ thể có nhiều tế bào gan bị hoại tử, tổn thương, men gan AST sẽ được tiết ra và phóng thích vào máu một cách ồ ạt.

Ngoài thận và gan, AST còn được tìm thấy ở nhiều cơ quan khác trên cơ thể. Cụ thể như thận, cơ tim, cơ xương, bạch cầu, hồng cầu, phổi, tụy và não… Khi một trong những cơ quan này bị tổn thương và gặp vấn đề, AST sẽ nhanh chóng được phóng thích vào máu. Cụ thể như nồng độ AST trong máu sẽ tăng cao khi có bệnh lý tổn thương cơ, nhồi máu cơ tim hoặc do một số bệnh lý được liệt kê dưới đây:

  • Viêm tụy
  • Bệnh thận
  • Thai kỳ
  • Chấn thương cơ bắp
  • Bệnh động kinh
  • Phẫu thuật
  • Thai kỳ
  • Thực hiện những bài tập thể dục có cường độ cao.

Ở một số trường hợp, xét nghiệm nồng độ AST trong máu cho ra kết quả dương tính giả. Nguyên nhân chủ yếu khiến hiện tượng này xuất hiện là do bệnh nhân sử dụng thuốc Ketoacidosis tiểu đường hoặc các loại thuốc kháng sinh dài ngày hoặc dùng với liều cao. Đặc biệt là erythromycin estolate, axit para-aminosalicylic.

Do đó để kết quả chẩn đoán trở nên chính xác hơn, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện đồng thời xét nghiệm AST cùng với một hoặc nhiều xét nghiệm đánh giá chức năng khác. Điển hình như xét nghiệm chỉ số ALT, GGT trong máu…

Giữ nam giới và nữ giới, chỉ số AST trong máu ở mức bình thường sẽ khác nhau.

  • Đối vớI nữ giới: Chỉ số AST trong máu ở mức bình thường dao động trong khoảng 9 – 32 đơn vị/lít (< 35 U/L).
  • Đối với nam giới: Chỉ số AST trong máu ở mức bình thường dao động trong khoảng 10 – 40 đơn vị/lít (< 50 U/L).
  • Đối với trẻ em và trẻ sơ sinh: Chỉ số AST trong máu ở mức bình thường < 60 U/L.
AST (SGOT) là một loại enzym xuất hiện chủ yếu ở những tế bào gan
AST (SGOT) là một loại enzyme xuất hiện chủ yếu ở những tế bào gan, có mức bình thường dao động trong khoảng 20 – 40 UI/L

Xét nghiệm AST là gì?

Xét nghiệm AST (aspartate aminotransferase) là một trong những loại xét nghiệm máu được áp dụng phổ biến nhằm đánh giá những tổn thương ở tế bào gan. Những aminotransferase là chỉ điểm vô cùng nhạy đối với đánh giá các vấn đề, tổn thương tế bào gan gồm alanine aminotransferase (ALT) và aspartate aminotransferase (AST).

Để thực hiện xét nghiệm AST, bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ lấy một lượng vừa đủ máu, đựng trong một ống chống đông Heparin, EDTA hoặc ống xét nghiệm trong chống đông dạng serum. Sau đó cho mẫu vào phòng thí nghiệm, tiến hành nghiên cứu và cho ra kết quả chẩn đoán.

Trước khi lấy mẫu máu xét nghiệm, bệnh nhân không cần nhịn ăn uống. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng sau khi ăn huyết thanh có thể đục. Điều này làm ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả của xét nghiệm, có thể khiến kết quả trở nên sai lệch hơn so với thông thường.

Ngoài ra người bệnh cần trao đổi thông tin cùng với bác sĩ chuyên khoa về các loại thuốc chữa bệnh mà bạn đang sử dụng. Đây là điều cần thiết bởi một số loại thuốc sau khi được đưa vào cơ thể có khả năng tác động khiến kết quả chẩn đoán không chính xác.

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm AST?

Xét nghiệm chỉ số AST trong máu thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định với hai mục đích chính. Gồm đánh giá các triệu chứng, dấu hiệu rối loạn chức năng gan khi có nghi ngờ và phối hợp với các xét nghiệm chẩn đoán khác để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh gan.

Đánh giá các triệu chứng, dấu hiệu rối loạn chức năng gan

  • Thường xuyên có cảm giác buồn nôn và nôn nhiều
  • Mất đi cảm giác ăn uống ngon miệng dẫn đến chán ăn
  • Có cảm giác mệt mỏi thường xuyên
  • Da vàng
  • Đau bụng, đau nhiều tại vùng mạn sườn phải
  • Nước tiểu có màu đậm
  • Phân có màu nhạt
  • Cơ thể ngứa ngáy khó chịu.
Xét nghiệm chỉ số AST trong máu thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định với hai mục đích chính
Xét nghiệm chỉ số AST trong máu thường được áp dụng nhằm đánh giá các triệu chứng, dấu hiệu rối loạn chức năng gan và chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh gan

Phối hợp với các xét nghiệm chẩn đoán khác để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh gan

  • Người bị nghiện rượu
  • Những người có tiền sử bị nhiễm hoặc tiếp xúc với các loại virus gây viêm gan
  • Tiền sử bản thân hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh gan
  • Người thừa cân béo phì hoặc bệnh nhân bị tiểu đường
  • Những người thường xuyên sử dụng các loại thuốc điều trị làm ảnh hưởng đến chức năng gan.

Các xét nghiệm chỉ số AST, ALT được bác sĩ chỉ định đối với những bệnh nhân có triệu chứng, dấu hiệu nhẹ ban đầu

  • Sụt cân
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Loại trừ một hoặc nhiều loại bệnh đang làm phát sinh tình trạng tổn thương gan.

Một số lý do khác

  • Các xét nghiệm chỉ số AST, ALT được bác sĩ chỉ định với mục đích theo dõi tiến trình điều trị. Đối với trường hợp này, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thường xuyên thực hiện xét nghiệm để  xác định hiệu quả chữa bệnh của các phương pháp.
  • Bị hội chứng chuyển hóa.
  • Có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

Chỉ số AST trong máu khi nào cảnh báo bệnh gan?

AST (SGOT) mức bình thường dao động trong khoảng 20 – 40 UI/L. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số này cao hơn mức bình thường thì đây có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về gan và tình trạng tổn thương tế bào gan.

Một số nguyên nhân phổ biến khiến nồng độ AST trong máu cao hơn mức bình thường

  • Bệnh xơ gan
  • Bệnh viêm gan mãn tính
  • Bệnh ung thư gan
  • Tắc đường mật.
Bệnh ung thư gan
Bệnh ung thư gan, xơ gan là những nguyên nhân phổ biến khiến nồng độ AST trong máu cao hơn mức bình thường

Một số nguyên nhân phổ biến khiến nồng độ AST trong máu tăng rất cao so với bình thường

  • Tắc nghẽn và không đảm bảo lưu lượng máu đến gan
  • Bệnh viêm gan siêu vi cấp tính
  • Tế bào gan bị tổn thương do sự tác động có hại của các loại thuốc điều trị và các chất độ khác
  • Những bệnh lý về gan có liên quan đến tình trạng hoại tử tế bào gan, gan ứ mật, xơ gan.

Chỉ số AST trong máu có thể tăng đáng kể do sự tác động của một số bệnh lý không liên quan đến gan

  • Vận động mạch
  • Mang thai
  • Đau tim
  • Loạn dưỡng cơ tiến triển, chấn thương cơ xương, hoại thư, viêm da cơ
  • VIêm tụy cấp tính
  • Phẫu thuật
  • Co giật
  • Bệnh huyết tán
  • Tắc mạch phổi.

Hoạt độ AST có dấu hiệu tăng nhẹ sau khi bệnh nhân điều trị với các loại thuốc. Cụ thể:

  • Thuốc phiện
  • Salicylat
  • Penicillin.

Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc điều trị dưới đây có thể cho ra kết quả xét nghiệm AST “dương tính giả”

  • Một số loại thuốc kháng sinh (Paser, erythromycin estolate)
  • Thuốc chữa DKA (diabetic ketoacidosis).

Thông thường bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân tiến hành xét nghiệm đồng thời chỉ số AST cùng với một hoặc nhiều loại xét nghiệm khác để đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe. Xét nghiệm protein toàn phần, bilirubin, xét nghiệm ALP (alkaline phosphatase).

Việc sử dụng một số loại thuốc kháng sinh có thể cho ra kết quả xét nghiệm AST "dương tính giả"
Việc sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chữa DKA có thể cho ra kết quả xét nghiệm AST “dương tính giả”

Bài viết là thông tin cơ bản về chỉ số AST (SGOT) trong máu và một số thông tin cần biết. Hy vọng thông qua bài viết, người bệnh có thể hiểu hơn về tầm quan trọng của nồng độ AST trong máu cùng những xét nghiệm liên quan. Từ đó thường xuyên thăm khám và tiến hành xét nghiệm khi cần thiết. Đặc biệt là khi nhận thấy cơ thể xuất hiện một số dấu hiệu bất thường được nghi ngờ liên quan đến chức năng gan.

TIN XEM THÊM

Người Bị Viêm Gan B Mạn Tính Sống Được Bao Lâu?

Bị viêm gan B mạn tính sống được bao lâu là băn khoăn của rất nhiều người bệnh trong giai...

Men Gan Cao Là Gì? Có Nguy Hiểm? Cách Khắc Phục

Men gan được xác định là chất xúc tác sinh học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá...

Chích Ngừa Viêm Gan B Trễ Có Sao Không? Điều Cần Biết

Chích ngừa viêm gan B trễ có sao không đang là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Thực hiện...

Chữa viêm gan B bằng cây chó đẻ có hiệu quả không?

Bài thuốc chữa viêm gan B bằng cây chó đẻ đang được nhiều người áp dụng. Thảo dược này chứa...

Nóng gan là gì? Triệu chứng, cách điều trị, khắc phục

Bệnh nóng gan hình thành và tiến triển do chế độ ăn uống giàu chất béo, uống nhiều rượu bia,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.