Mẹ Bị Viêm Gan B Có Lây Sang Con Không? Cách Phòng

Mẹ bị viêm gan B có lây sang con không? là lo lắng chung của nhiều bà mẹ. Cụ thể, nguy cơ lây nhiễm trong trường hợp này là có thể xảy ra và tỷ lệ sẽ tăng cao nhất là vào những tháng cuối thai kỳ. Do đó, khi phát hiện bệnh, tốt nhất các bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để có thể được điều trị và ngăn ngừa lây nhiễm một cách hiệu quả.

Mẹ bị viêm gan B có lây sang con không?

Thông thường, triệu chứng viêm gan B thường rất khó nhận biết vì những mà chúng thường ảnh hưởng không rõ ràng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho nhiều người mắc bệnh thường sẽ không hay biết, nhất là đối với các phụ nữ mang thai. Lúc này, họ không có những biện pháp phòng ngừa trước đó nên thường có rất nhiều trường hợp phát hiện mắc bệnh khi bước vào giai đoạn thai kỳ.

Hội tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về YHCT cùng việc sở hữu bài thuốc mang tính đặc trị, đem lại hiệu quả xử lý bệnh cao, triệt để được kế thừa từ Y pháp Hải Thượng Lãn Ông, Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi phiền toái, lo lắng do các bệnh về gan gây ra. Đây hiện đang là địa chỉ chữa bệnh gan được tin tưởng, đánh giá cao nhất hiện nay.
Mẹ bị viêm gan B có lây sang con không?
khả năng lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con còn tùy thuộc vào nồng độ virus này trong cơ thể và tình trạng HBeAg của người mẹ.

Cụ thể, virus viêm gan B có thể lây nhiễm từ mẹ sang con với tỷ lệ cụ thể như sau:

  • Trong 3 tháng đầu thai kỳ: Tỷ lệ lây nhiễm từ người mẹ sang thai nhi là 1%. Bởi lẽ, lúc này  giữa máu mẹ bầu và thai nhi không tiếp xúc với nhau và còn được ngăn cách bởi hệ thống trao đổi chất dinh dưỡng.
  • Trong 3 tháng đầu thai kỳ: Tỷ lệ lây nhiễm từ người mẹ sang thai nhi là 10%. Bước vào giai đoạn này, lá nuôi tế bào sẽ biến mất khiến cho lá nuôi hợp bào trở nên rất mỏng, đây chính là bộ phận ngăn các sự tiếp xúc giữa máu mẹ bầu và thai nhi nên khi chúng trở nên mỏng và biến mất thì nguy cơ truyền virus viêm gan B cũng sẽ tăng cao hơn.
  • Trong 3 tháng cuối thai kỳ: Tỷ lệ lây nhiễm từ người mẹ sang thai nhi là 60 – 70%. Đặc biệt là trong giai đoạn chuyển dạ, nguy cơ lây nhiễm có thể lên đến 90%, lúc này hoạt động của tử cung mạnh mẽ do co thắt quá nhiều. Đây chính là nguyên nhân khiến các mạch máu tại nơi nhau thai bám có thể tiếp xúc trực tiếp với máu con. Hoặc nó cũng có thể xảy ra do quá trình sinh nở bé chui qua ống âm đạo của mẹ sẽ tiếp xúc với dịch âm đạo.
  • Thời kỳ cho con bú: Trường hợp này khá hiếm khi xảy ra mặc dù trong sữa non của mẹ dương tính với HBsAg tuy nhiên nồng độ rất thấp.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, khả năng lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con còn tùy thuộc vào nồng độ virus này trong cơ thể cùng với đó là tình trạng HBeAg của người mẹ vào những tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân gây ra tình trạng lây nhiễm này chính là chính là sự tiếp xúc trực tiếp với máu của người mẹ và dịch ở âm đạo trong quá trình sinh nở.

Viêm gan B thường sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi và nó cũng không phải là nguyên nhân gây ra các dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, mẹ mắc phải bệnh lý này có thể khiến trẻ sinh ra bị nhẹ cân. Đồng thời, nếu phát hiện bệnh ở 3 tháng cuối thai kỳ, trẻ cũng sẽ có nguy cơ sinh non cao. Nếu trẻ sơ sinh mắc bệnh thì có thể trở thành người mang mầm bệnh và truyền virus cho người khác.

Phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con thế nào?

Theo các thống kê cho rằng, số trẻ lây viêm gan B từ mẹ sẽ có nguy cơ bị viêm gan mạn tính và có bị xơ gan lúc trưởng thành. Vì thế, điều quan trọng nhất của người mẹ nếu bị viêm gan B chính là biết cách phòng tránh tối đa khả năng lây nhiễm cho thai nhi. Cụ thể, bạn cần đảm bảo như sau:

Mẹ bị viêm gan B có lây sang con không?
Đảm bảo việc tiêm ngừa đầy đủ vắc-xin cho trẻ trong vòng 12 giờ sau sinh để phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con.
  • Thực hiện sàng lọc trước khi mang thai để đảm bảo rằng bạn không dương tính với HBsAg. Đồng thời cũng nên chủ động thăm khám để đảm bảo có biện pháp phù hợp nếu mẹ bầu mắc phải viêm gan B trong giai đoạn này.
  • Đối với trường hợp phát hiện viêm gan B trước thì không nên mang thai vào giai đoạn viêm gan cấp tính. Một số trường hợp cần đảm bảo dùng thuốc điều trị bệnh nếu muốn sinh con và đảm bảo HBeAg âm tính mới nên mang thai.
  • Bạn cần thực hiện việc sử dụng thuốc và điều trị tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ. Nên chủ động thăm khám thai kỳ thường xuyên, nhất và vào những tháng cuối để để chẩn đoán và theo dõi sự hiện diện của kháng thể HBsAg bởi nếu nồng độ này trong máu người bệnh có tỷ lệ cao thì khả năng lây nhiễm cũng sẽ tăng theo.
  • Đảm bảo việc tiêm ngừa đầy đủ vắc-xin viêm gan B cho trẻ trong vòng 12 giờ sau sinh. Điều này giúp phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh trong quá trình chuyển dạ.

Trên đây là giải đáp về vấn đề “Mẹ bị viêm gan B có lây sang con không? Cách phòng”. Hy vọng bài viết đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết. Viêm gan B trong thai kỳ có khả năng truyền từ mẹ sang con và gây các biến chứng hết sức nguy hiểm, do đó, có biện pháp phòng ngừa thích đáng có một ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của bé.

TIN XEM THÊM

Người Bị Viêm Gan B Mạn Tính Sống Được Bao Lâu?

Bị viêm gan B mạn tính sống được bao lâu là băn khoăn của rất nhiều người bệnh trong giai...

Chích Ngừa Viêm Gan B Trễ Có Sao Không? Điều Cần Biết

Chích ngừa viêm gan B trễ có sao không đang là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Thực hiện...

TOP 11 địa chỉ chích ngừa viêm gan B uy tín ở TP HCM

Bệnh viêm gan B có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm ngừa vắc xin. Hiện nay, có nhiều địa...

Bảng Giá Chích Ngừa Viêm Gan B Mới Nhất (Cập Nhật)

Chích ngừa viêm gan B là việc làm cần thiết để bảo vệ cơ thể bạn trước sự tấn công...

Bệnh Viêm Gan B Có Tự Khỏi Không? Mất Bao Lâu?

Viêm gan B có tự khỏi không là một trong những mối bận tâm lớn của nhiều người. Theo đó,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.