Hơi Thở Có Mùi Amoniac (Mùi Khai) Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?

Hơi thở có mùi Amoniac (mùi khai) ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Tình trạng này đang ngày càng phổ biến. Đừng chủ quan vì đây có thể là triệu chứng của bệnh lý nguy hại cho sức khỏe. Bạn đọc nên tìm hiểu nguyên nhân khiến hơi thở có mùi khai và nhanh chóng điều trị khắc phục sớm.

Mùi Amoniac trong hơi thở là gì?

Hơi thở có mùi amoniac gây cảm giác khó chịu, ngại ngùng, ảnh hưởng đến sinh hoạt giao tiếp hàng ngày. Nhận biết mùi amoniac trong hơi thở bằng cách kiểm tra hơi thở ra, mùi tương tự như mùi nước tiểu, tình trạng này xảy ra phổ biến vào lúc sáng sớm khi bạn mới ngủ dậy.

Mùi Amoniac trong hơi thở là gì?
Hơi thở có mùi amoniac ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống và công việc của nhiều người

Vậy mùi hôi này hình thành như thế nào? Theo các chuyên gia cho biết, trong cơ thể của chúng ta tồn tại các chuỗi axit amin. Khi chúng bị phá vỡ tạo thành ure, chất độc tố được loại bỏ thông qua nước tiểu nhờ quá trình lọc máu từ thận.

Tuy nhiên, trường hợp quá trình đào thải gặp sự cố khiến cho ure đọng lại trong cơ thể, cùng với nước bọt ở khoang miệng tạo thành mùi amonic khi thở ra. Ngoài hiện tượng này, bạn còn cảm nhận thấy nước bọt có mùi bất thường, gần giống mùi kim loại và có vị đắng.

Nom na có thể hiểu rằng tình trạng hơi thở có mùi amoniac xảy ra khi chức năng của thận bị suy yến. Một số nguyên nhân thường gặp là do suy thận, mất nước, đường tiết niệu bị nhiễm trùng, bệnh sỏi thận, tụt huyết áp,…

Ngoài ra, mùi khai trong hơi thở xuất hiện cũng có thể là do bạn có chế độ ăn uống không phù hợp. Một số thực phẩm gây ảnh hưởng khiến hơi thở có mùi lạ. Kết hợp với nước bọt và dịch vị tiêu hóa khiến hơi thở như mùi nước tiểu, khai ngáy khó chịu. Đặc biệt là ở người có thói quen ăn nhiều đạm, ăn chay, ăn theo chế độ Keto, ăn nhiều hành, tỏi,…

Trường hợp mùi hôi do chế độ ăn uống có thể khắc phục bằng cách bổ sung các chất cần thiết khác, kết hợp uống nhiều nước. Tuy nhiên, nếu hơi thở có mùi amoniac là do bệnh lý tác động, bạn cần thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

→Xem thêm: Hơi Thở Có Mùi Trứng Thối Nên Xử Lý Thế Nào Nhanh Hết?

Hơi thở có mùi Amoniac (mùi khai) là bệnh gì?

Như đã đề cập, tình trạng hơi thở có mùi amoniac (mùi khai) như nước tiểu có liên quan đến bệnh lý về thận. Thận gặp vấn đề bị suy giảm chức năng khiến cho quá trình lọc độc tố trong máu bị trục trặc. Lượng độc tố đọng lại trong cơ thể khiến hơi thở ra có mùi hôi khó chịu.

Hơi thở có mùi Amoniac (mùi khai) là bệnh gì?
Nguyên nhân do đâu gây ra mùi hôi khai như mùi nước tiểu khi thở ra?

Các bệnh lý liên quan đến vấn đề này có thể kể đến như:

Các bệnh về thận

Các bệnh về thận nếu kéo dài không điều trị có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. Trường hợp bạn nhận thấy mùi hơi thở như mùi kim loại, khai như nước tiểu, vị nước bọt đắng bất thường,… đặc biệt là khi chúng kéo dài không cải thiện hãy đến bệnh viện thăm khám ngay.

Nhiễm vi khuẩn Hp

Trong nhiều triệu chứng bất thường được ghi nhận, bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Hp thường có biểu hiện hơi thở hôi, thối, nhất là tình trạng mùi hôi khai như nước tiểu xuất hiện. Thường kèm theo các biểu hiện như mệt mỏi, ăn uống kém, buồn nôn, nôn mửa thường xuyên, đi tiểu nhiều lần trong ngày, phân có màu đen, sẫm,… 

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hơi thở có mùi amoniac. tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu không được kiểm soát, kéo dài có thể khiến viêm nhiễm lan rộng sang thận, dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng thận. Lúc này, thận bị suy giảm chức năng không còn lọc độc tố hiệu quả. Các chất thải tích tụ ngày càng nhiều khiến cho hơi thở ra có mùi khai, vị đắng như kim loại.

Hơi thở có mùi Amoniac (mùi khai) là bệnh gì?
Nhiễm trùng đường tiểu ảnh hưởng đến chức năng thận khiến cho hơi thở có mùi khai bất thường

Bệnh viêm xoang

Viêm xoang là bệnh lý về hô hấp có liên quan đến tình trạng hơi thở hôi, mùi khai như nước tiểu. Bệnh hình thành khi mô xoang bị viêm nhiễm. Nguyên nhân gây bệnh đa dạng, trong đó có liên quan đến hiện tượng nhiễm trùng, sự xâm nhập của virus, polyp mũi, do nấm,… Hơi thở lúc này sẽ kèm theo mùi bất thường.

→Giải đáp chi tiết: Vì sao hơi thở có mùi khó chịu? Điều trị như thế nào?

Cách khắc phục mùi amoniac trong hơi thở

Cách biện pháp can thiệp dựa vào kết quả chẩn đoán bệnh của mỗi người. Hướng điều trị được áp dụng thường là:

Trường hợp bị viêm xoang:

Hơi thở có mùi khai do bệnh viêm xoang để điều trị trước hết bạn cần khắc phục được chứng viêm xoang. Các phương pháp điều trị áp dụng cho đối tượng bị xoang thường là dùng thuốc thông mũi, thuốc kháng sinh, dùng thuốc dị ứng, thuốc xịt,… Trường hợp xoang nghẽn mãn tính cần phẫu thuật để loại bỏ ổ viêm, giúp thông xoang tránh các tình trạng không mong muốn. 

Điều trị nhiễm khuẩn Hp:

Trường hợp bác sĩ chuẩn đoán bạn bị nhiễm vi khuẩn Hp, dựa vào mức độ viêm nhiễm bạn đang gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị phù hợp. Thông thường người bệnh có thể phải dùng thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng sinh để giảm triệu chứng, diệt vi khuẩn, ngoài ra còn có thể can thiệp các biện pháp ngoại khoa nếu tổn thương nghiêm trọng.

Cách khắc phục mùi amoniac trong hơi thở
Thăm khám sớm và điều trị theo phác đồ của bác sĩ

Mùi hôi do bệnh thận:

Với trường hợp hơi thở có mùi amoniac do bệnh thận gây ra, bác sĩ sẽ kiểm tra, xác định mức độ bệnh và đưa ra giải pháp an toàn cho bệnh nhân. Ngoài dùng thuốc, bác sĩ còn khuyến khích người bệnh nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống. Trường hợp nặng phải can thiệp ngoại khoa.

Đối với bệnh nhân mắc bệnh thận mãn khó khắc phục dứt điểm. Giai đoạn này người bệnh chỉ có thể điều trị kiểm soát triệu chứng và ngăn bệnh biến chứng nghiêm trọng hơn. Do thận đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cơ thể, chính vì thế bạn nên sớm thăm khám và tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ.

Lời khuyên cho người bị hơi thở có mùi amoniac

Ngoài các giải pháp điều trị cho từng dạng bệnh lý, người bệnh nên chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt, phòng tránh nguy cơ bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn. Một số lưu ý:

  • Ăn uống điều độ, bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng. Hạn chế ăn các thực phẩm có hại, kiêng ăn nhiều đồ ngọt, đồ ăn cay, thức ăn nhiều dầu mỡ. Ưu tiên ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi, uống nhiều nước giúp cơ thể đào thải độc tố.
  • Đi vệ sinh khi có nhu cầu, không nên nhịn tiểu thường xuyên khiến cho thận bị suy giảm chức năng, dẫn đến nhiều hệ lụy khác.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần. Đánh răng đúng cách để bảo vệ sức khỏe răng miệng, sức khỏe hệ hô hấp.
  • Xây dựng thói quen sống lành mạnh, ngủ nghỉ đủ giấc, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng, stress kéo dài.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra mức độ phục hồi sức khỏe. Trường hợp bệnh không cải thiện, bác sĩ sẽ chỉ định các giải pháp khắc phục khác phù hợp hơn.

Hơi thở có mùi amoniac khiến cho nhiều người cảm thấy tự ti, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và công việc. Ngoài ra, đây cũng có khả năng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về thận, hô hấp, tiêu hóa,… Hãy chủ động thăm khám khi hơi thở có mùi khai như nước tiểu diễn ra trong thời gian dài. Việc chần chừ có thể tác động làm bệnh trong cơ thể tiến triển nghiệm trọng và gây ra các biến chứng khó lường khác.

Có thể bạn quan tâm

12 Thực Phẩm Gây Hôi Miệng Nên Tránh Trong Mỗi Bữa Ăn

Nhiều thực phẩm gây hôi miệng mặc dù rất hấp dẫn nhưng lại khiến bạn phải e dè khi có...

Cách nhận biết nước bọt có mùi hôi?

Nước Bọt (Miếng) Có Mùi Hôi và Cách Điều Trị, Khắc Phục

Nước bọt hay nước miếng có mùi hôi là tình trạng nhiều người gặp phải hiện nay. Ngoài các nguyên...

Cao răng là gì? Cách nhận biết cao răng

Cao Răng Có Gây Hôi Miệng Không? Lấy Còn Hôi Không?

Cao răng có gây hôi miệng không là thắc mắc của nhiều người. Theo các chuyên gia, tình trạng cao...

Công dụng chữa hôi miệng bằng củ gừng

Cách Chữa Hôi Miệng Bằng Gừng – Mẹo Dùng Ít Người Biết

Chữa hôi miệng bằng gừng là cách được nhiều người áp dụng. Mẹo dân gian sử dụng nguyên liệu thiên...

Hôi Miệng Sau Khi Sinh và Giải Pháp Chữa Trị An Toàn

Hôi miệng sau khi sinh là một tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến không ít mẹ bỉm có thói...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *