Bệnh viêm tiểu phế quản co thắt – Nguy hiểm, cần trị sớm

Viêm tiểu phế quản co thắt là bệnh đường hô hấp thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ. Nếu không sớm phát hiện và điều trị, bệnh có thể phát sinh các biến chứng khó lường. Nắm được các thông tin về bệnh chính là cách tốt nhất để bạn chủ động bảo vệ sức khỏe cho con của mình.

viêm tiểu phế quản co thắt
Viêm tiểu phế quản co thắt là bệnh đường hô hấp nghiêm trọng ở trẻ nhỏ

Tìm hiểu về bệnh viêm tiểu phế quản co thắt

Thông thường, thuật ngữ viêm tiểu phế quản được đề cập rất phổ biến. Đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính xảy ra ở cuống phổi nhỏ do bị virus tấn công. Bệnh có thể gây sưng viêm và làm tắc nghẽn đường hô hấp.

Trong nhiều trường hợp, bệnh khiến trẻ gặp phải những cơn co thắt, gây khó thở. Lúc này sẽ được gọi là viêm tiểu phế quản co thắt. So với viêm tiểu phế quản thông thường thì khi có những cơn co thắt xuất hiện sẽ được đánh giá là nghiêm trọng hơn.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Viêm tiểu phế quản co thắt là trường hợp đặc biệt hơn của viêm tiểu phế quản. Nguyên nhân chính cũng là do sự tấn công của virus gây ra. Loại virus gây bệnh phổ biến nhất là virus RSV (Respiratory syncytial virus).

Loaị virus này có thể xâm nhập vào những trẻ lớn hay người trưởng thành nhưng thường sẽ bị hệ miễn dịch ức chế. Chính vì thế chỉ gây những biểu hiện nhẹ.

Tuy nhiên, nếu virus tấn công trẻ dưới 2 tuổi thì sẽ có khả năng bùng phát mạnh, gây ra những triệu chứng nặng nề hơn. Tiểu phế quản của trẻ không chỉ bị sưng viêm, phù nề mà còn kích hoạt những cơn co thắt.

Tình trạng co thắt có thể phát sinh khi virus hoạt động mạnh. Đồng thời, khi tiểu phế quản bị viêm cũng gây ra tình trạng chít hẹp, thiếu không khí và dẫn đến co thắt mạnh.

2. Các dấu hiệu nhận biết

Trẻ bị viêm tiểu phế quản co thắt sẽ có đầy đủ các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản như:

  • Chảy mũi, sổ mũi và sau đó là ho khan
  • Ho ngày càng tăng, trẻ bị thở khò khè, thở nhanh
  • Sốt là triệu chứng thường gặp nhưng chỉ là sốt nhẹ
  • Cơn co thắt có thể khiến trẻ khó thở hay bị đau tức khi thở
  • Đôi khi trẻ có thể phải rít lên để thở.
viêm tiểu phế quản co thắt
Trẻ bị khó thở, thường xuyên quấy khóc vì không thở được

Ban đầu, trẻ thường sẽ có những dấu hiệu thở ngắn, nặng nề và thở co thắt trong khoảng 2 – 3 ngày. Hiện tượng co thắt thường có thể kéo dài tới khoảng 7 ngày. Còn tình trạng ho thì đôi khi dai dẳng tận 14 ngày.

Nhiều trường hợp trẻ còn có thể bị bội nhiễm, thường gặp nhất là tình trạng viêm tại. Số liệu thống kê ghi nhận, có nhiều trẻ bị viêm tiểu phế quản co thắt phải nhập viện do cần thở oxy hay truyền dịch.

Xem thêm: Bệnh viêm phế quản có lây nhiễm không?

Viêm tiểu phế quản co thắt có nguy hiểm không?

Theo nhận định từ các bác sĩ chuyên khoa, viêm tiểu phế quản co thắt là bệnh đường hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em. Nếu không can thiệp điều trị sớm thì các biến chứng nghiêm trọng hoàn toàn có thể phát sinh.

Điển hình nhất có thể gặp là các biến chứng sau:

  • Suy hô hấp: Tiểu phế quản chính là cơ quan hô hấp có kích thước nhỏ và cũng rất dễ bị tổn thương. Do đó nếu không kịp thời kiểm soát, tình trạng sưng viêm cùng với những cơn co thắt mạnh sẽ khiến đường dẫn khí bị tắc nghẽn. Từ đó gây ra tình trạng suy hô hấp.
  • Xẹp phổi: Xẹp phổi là biến chứng rất thường gặp của bệnh viêm tiểu phế quản co thắt, nhất là khi có kích hoạt bội nhiễm. Thường phát sinh khi chất nhầy ứ đọng quá nhiều khiến phổi bị xẹp và gặp khó khăn khi hô hấp.
  • Co giật: Chức năng hô hấp bị suy giảm mạnh cùng với những cơn co thắt có thể khiến cho lượng oxy tuần hoàn tới não giảm. Từ đó gây ra hiện tượng co giật và mất ý thức. Nếu không sớm khắc phục, trẻ có thể sẽ bị tổn thương não bộ và thần kinh.

Những biến chứng trên đây đều rất nghiêm trọng. Nếu không can thiệp kịp thời thì tính mạng của trẻ cũng có thể bị đe dọa bất cứ lúc nào.

Cách điều trị bệnh viêm tiểu phế quản co thắt

Khi phát hiện trẻ có những triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản co thắt cần đưa trẻ thăm khám ngay. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị thích hợp.

1. Chẩn đoán trước khi điều trị

Thông thường, với bệnh viêm tiểu phế quản co thắt, bác sĩ có thể xác định bệnh thông qua việc thăm khám thực thể và nghe phổi. Tuy nhiên, bệnh lý này có nhiều biểu hiện giống với cảm lạnh hay cúm nên phải mất nhiều hơn 1 – 2 lần khám để phân biệt rõ.

chữa viêm tiểu phế quản co thắt
Cần sớm đưa trẻ thăm khám bác sĩ ngay khi nhận thấy dấu hiệu của bệnh

Nếu nghi ngờ tình trạng bệnh diễn tiến nặng, hay triệu chứng trở nên tồi tệ hơn hoặc có liên quan đến vấn đề khác thì bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm khác. Cụ thể như:

  • Chụp X-quang ngực: Với mục đích tìm dấu hiệu viêm phổi nếu có.
  • Xét nghiệm siêu vi: Lấy mẫu dịch nhầy ở mũi của trẻ để xác định virus gây bệnh.
  • Xét nghiệm máu: Sử dựng với mục đích kiểm tra số lượng bạch cầu của trẻ. Nếu có dấu hiệu tăng chứng tỏ cơ thể trẻ đang chống lại nhiễm trùng. Xét nghiệm này còn giúp xác định mức oxy trong máu của trẻ có bị giảm hay không.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể hỏi thêm phụ huynh về một số triệu chứng mà trẻ thường gặp. Đặc biệt là xem xét về dấu hiệu mất nước, khi trẻ không chịu uống hay bị nôn. Dấu hiệu mất nước thường là khô miệng và da, mắt trũng, uể oải và rất ít đi tiểu.

2. Các biện pháp điều trị viêm tiểu phế quản co thắt

Đối với bệnh lý này, quá trình điều trị thường kéo dài trong khoảng từ 2 cho đến 3 tuần. Nếu phát hiện sớm khi triệu chứng của bệnh còn chưa nghiêm trọng thì bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn chăm sóc trẻ tại nhà.

Cần hết sức cẩn trọng với những thay đổi về triệu chứng hô hấp của trẻ. Chú ý nếu trẻ khó chịu khi thở, không thể nói hay khóc vì khó thở cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Bệnh là do virus gây ra nên việc điều trị bằng kháng sinh sẽ không thể đáp ứng. Kháng sinh chỉ được cân nhắc trong trường hợp trẻ bị nhiễm vi khuẩn khác đi kèm.

Nếu trẻ gặp phải các triệu chứng nặng nề của bệnh thì bác sĩ sẽ yêu cầu giữ lại bệnh viện để chăm sóc và kiểm soát tốt hơn. Tại bệnh viện, trẻ sẽ được thở oxy để đảm bảo duy trì đủ nồng độ oxy trong máu.

trị viêm tiểu phế quản co thắt
Nếu bệnh nặng, bác sĩ có thể chỉ định nhập viện để tiện theo dõi và kiểm soát bệnh

Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ được truyền nước quá đường tĩnh mạch để dự phòng tình trạng mất nước. Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, trẻ sẽ được đặt nội khí quản nhằm hỗ trợ thở.

3. Cách chăm sóc trẻ để hỗ trợ điều trị bệnh

Chế độ chăm sóc tốt sẽ hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị bệnh, giúp hệ miễn dịch làm việc tốt hơn để ức chế hoạt động của virus gây bệnh. Trong thời gian điều trị, cần chú ý thực hiện các biện pháp chăm sóc sau:

  • Cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà trong suốt quá trình điều trị bệnh nhằm cách ly với các tác nhân gây bệnh. Đồng thời giúp phục hồi hệ miễn dịch và tránh lây nhiễm bệnh cho những trẻ khác.
  • Nên cho trẻ uống nhiều nước vì tình trạng viêm nhiễm nặng có thể khiến trẻ bị mất nước và rối loạn điện giải. Uống nhiều nước còn hỗ trợ làm loãng dịch đờm và cải thiện tốt hơn tình trạng đau rát cổ họng cũng như giảm ho.
  • Cố gắng cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Chế biến các món ăn lỏng và nên chia nhỏ thành nhiều bữa nhằm hạn chế tình trạng trẻ bị nôn ói sau khi ăn.
  • Tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi bẩn hay các tác nhân gây dị ứng.
  • Thường xuyên vệ sinh cơ thể và thay quần áo cho trẻ, không để trẻ tiếp xúc với những trẻ khỏe mạnh.
  • Táu phám đúng lịch hẹn mà bác sĩ yêu cầu hoặc chủ động đưa trẻ đến bệnh viện nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường.

Bệnh viêm tiểu phế quản co thắt ở trẻ có thể thuyên giảm hoàn toàn và không để lại biến chứng nếu điều trị và chăm sóc tốt. Ngược lại, nếu chủ quan có thể khiến bệnh tình của trẻ trẻ diễn tiến nghiêm trọng. Làm phát sinh các biến chứng như suy hô hấp, xẹp phổi hay thậm chí là dẫn đến tử vong.

Có thể bạn quan tâm

14 Bác sĩ chữa viêm phế quản giỏi, uy tín ở Hà Nội và TPHCM

Viêm phế quản là một trong những bệnh lý về đường hô hấp, là tình trạng viêm vùng niêm mạc của ống phế quản, có thể cấp hoặc mãn tính....
Tìm hiểu về bệnh co thắt phế quản và cách điều trị

Co thắt phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất

Các đường thở bị thắt chặt do bệnh co thắt phế quản gây ra sẽ làm cho bạn khó thở,...

Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản như thế nào cho đúng cách?

Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản – Ba mẹ cần biết

Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản đúng cách sẽ giúp bệnh mau được chữa lành, đồng thời tránh...

Tìm hiểu cách chữa ho có đờm bằng rễ cây dâu

Bài thuốc chữa ho có đờm bằng rễ cây dâu cực đơn giản

Bên cạnh việc uống thuốc tây, chữa ho có đờm bằng rễ cây dâu tằm cũng có thể khắc phục...

Các triệu chứng viêm phế quản kéo dài trong bao lâu?

Các triệu chứng viêm phế quản kéo dài trong bao lâu?

Viêm phế quản gây hiện tượng tăng sinh dịch nhầy, kích thích sưng viêm và gây cản trở đến hệ...

Tìm hiểu về bệnh giãn phế quản và cách điều trị

Giãn phế quản là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Giãn phế quản là một bệnh lý của đường hô hấp, xảy ra khi các ống phế quản trong phổi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *