Những loại đồ ăn và thức uống nên dùng khi bị viêm họng

Tình trạng sưng viêm khiến cổ họng bị đau rát và khó khăn khi nói chuyện. Ngoài việc sử dụng các loại thuốc điều trị, bạn có thể tận dụng nguồn thực phẩm và thức uống để cải thiện những triệu chứng do viêm họng gây ra.

Chế độ ăn uống khi bị viêm họng
Những loại đồ ăn và thức uống nên dùng khi bị viêm họng

Đồ ăn và thức uống nên dùng khi bị viêm họng

1. Khoai tây nghiền

Khoai tây nghiền là món ăn mềm, lỏng rất thích hợp với những người gặp vấn đề về cổ họng. Khoai tây chứa nhiều tinh bột và nguồn dinh dưỡng đa dạng. Nếu bạn có cảm giác đau cổ họng khi ăn bánh mì hoặc các loại ngũ cốc, bạn có thể thay thế bằng khoai tây nghiền.

2. Mật ong

Mật ong có có tác dụng kháng khuẩn, ức chế tình trạng nhiễm trùng, làm dịu và giảm đau rát cổ họng.

đồ ăn và thức uống nên dùng khi bị viêm họng
Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và làm dịu vùng cổ họng

Bạn có thể dùng trực tiếp mật ong, hoặc có thể bổ sung mật ong vào quá trình chế biến món ăn để cải thiện tình trạng đau họng. Tuy nhiên, bạn không nên cho trẻ nhỏ dùng mật ong. Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn chỉnh nên có thể bị nhiễm một số vi trùng có trong thực phẩm này.

ĐỌC NGAY: Hướng dẫn cách chữa viêm họng bằng mật ong nhanh khỏi

3. Quế

Quế là một loại gia vị có vị cay nồng, tính ấm. Trong loại gia vị này có chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác chế ức chế hoạt động của vi khuẩn trong cổ họng.

Bạn có thể bổ sung quế vào các món ăn để tiêu diệt vi khuẩn gây viêm họng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng một lượng quế vừa đủ. Dùng quá nhiều quế có thể gây nóng người, chướng bụng, khó tiêu.

4. Súp gà

Tương tự như khoai tây nghiền, súp gà là món không gây đau rát cổ họng. Ngoài ra, món ăn này chứa nhiều đạm và các nguyên tố vi lượng. Những thành phần dinh dưỡng này sẽ giúp hệ miễn dịch của cơ thể được tăng cường, từ đó ức chế tình trạng nhiễm trùng và giảm các triệu chứng do viêm họng gây ra.

Bạn có thể thêm những gia vị có tính kháng khuẩn vào món ăn này để tình trạng bệnh chuyển biến tốt hơn, như tỏi, tiêu, hành,…

5. Dầu dừa

Dầu dừa là tinh dầu tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, vi nấm và nhiều loại ký sinh trùng. Dầu dừa hỗ trợ tiêu diệt những vi khuẩn tiềm ẩn trong cổ họng gây ra tình trạng viêm. Hơn nữa dầu dừa có chứa nhiều axit béo, thành phần này sẽ nhẹ nhàng bôi trơn các màng nhầy trong cổ họng.

đồ ăn và thức uống nên dùng khi bị viêm họng
Dầu dừa chứa nhiều axit béo, có tác dụng bôi trơn màng nhầy ở cổ họng

Bạn có thể dùng dầu dừa trực tiếp (khoảng 2 thìa mỗi ngày) hoặc sử dụng để thay thế dầu thực vật khi chế biến món ăn.

6. Tỏi

Tỏi không chỉ là một loại gia vị đơn thuần, tỏi đã được nhiều dân tộc sử dụng như một thảo dược trị bệnh từ rất lâu đời. Tỏi có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và kiểm soát hoạt động của vi khuẩn.

Trong tỏi có chứa hoạt chất allicin – một chất chống oxy mạnh, hỗ trợ quá trình phục hồi của các cơ quan bị tổn thương. Bạn nên dùng nhiều tỏi trong thời gian bị viêm họng bằng cách bổ sung loại gia vị này vào các món ăn.

7. Lựu

Lựu có chứa nhiều vitamin C và các thành phần chống oxy hóa. Hàm lượng vitamin C trong lựu cao vượt trội so với những loại trái cây khác. Thành phần này giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe và giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn bên trong cơ thể.

đồ ăn và thức uống nên dùng khi bị viêm họng
Lựu chứa vitamin C, chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống viêm

Ngoài ra, nghiên cứu Lợi ích của quả lựu đối với sức khỏe con người đã chứng minh rằng loại quả này có tác dụng chống viêm và chống nhiễm trùng rất tốt.

8. Chuối

Chuối là loại trái cây mềm và dễ nuốt, chính vì vậy bạn có thể bổ sung khi đang bị viêm họng. Ngoài ra, chuối chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Với nguồn dinh dưỡng này, chuối sẽ hỗ trợ cơ thể hoạt động miễn dịch để ức chế tình trạng nhiễm trùng.

9. Củ nghệ

Nghệ là vị thuốc cổ truyền của các nước Châu Á. Nghệ có chứa vitamin A, Curcumin có tác dụng tăng cường phát triển tế bào miễn dịch và tiêu diệt vi khuẩn, ký sinh trùng.

10. Gừng

Gừng cũng là loại gia vị quen thuộc, gừng có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và sát trùng nên thường được dùng để điều trị các bệnh lý do nhiễm khuẩn. Bạn có thể ngậm một lát gừng để giảm viêm ở cổ họng, hoặc có thể dùng trà gừng, mứt gừng.

11. Giấm táo

Giấm táo có chứa hoạt chất axit acetic – thành phần này có tác dụng chống vi khuẩn và hạn chế tình trạng nhiễm trùng.

đồ ăn và thức uống nên dùng khi bị viêm họng
Giấm táo giúp kiểm soát hoạt động của các vi khuẩn gây viêm trong cổ họng

Để cải thiện các triệu chứng do viêm họng, bạn nên pha giấm táo với mật ong để uống hằng ngày. Nên uống khi nước còn ấm, nhiệt độ ấm sẽ giúp cổ họng được thư giãn và giảm sưng viêm hơn.

12. Nước chanh

Nước chanh là đồ uống làm giảm cơn đau họng do cảm cúm thông thường. Chanh chứa vitamin C và axit citric, vitamin C giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng sức chống chịu của cơ thể với các vi khuẩn. Còn axit citric có tác dụng kháng khuẩn, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, ký sinh trùng. Bạn có thể dùng nước chanh ấm hoặc pha nước chanh với mật ong để gia tăng hiệu quả.

13. Trà bạc hà

Trà bạc hà chứa nhiều hợp chất chống viêm, rất thích hợp khi cổ họng bị sưng viêm. Thành phần trong lá bạc hà có thể gây tê cổ họng và làm gián đoạn tín hiệu từ dây thần kinh ở cổ họng truyền lên não.

Trà bạc hà không chứa caffeine và có vị ngọt tự nhiên nên bạn có thể dùng nhiều lần trong ngày mà không phải lo sợ trà gây ảnh hưởng đến giấc ngủ hay cân nặng.

14. Trà hoa cúc

Nếu bạn khá nhạy cảm với bạc hà, bạn có thể sử dụng trà hoa cúc để thay thế. Trà hoa cúc có mùi thơm nhẹ nhàng, vị trà cũng nhẹ nhàng giúp giãn các mao mạch trong cổ họng.

đồ ăn và thức uống nên dùng khi bị viêm họng
Trà hoa cúc giúp thư giãn các mao mạch và làm giảm sưng viêm

Hơn nữa, trà hoa cúc còn giúp bạn tỉnh táo và thư giãn hơn. Bạn nên sử dụng 2 tách trà hoa cúc mỗi ngày để giảm các triệu chứng do cảm cúm.

Bên cạnh những thực phẩm và đồ uống nên bổ sung, bạn cần tránh các thực phẩm giòn cứng, thực phẩm nhiều muối, rượu bia, cà phê,… trong thời gian điều trị. Những thực phẩm này sẽ khiến tình trạng viêm ở cổ họng trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí bạn có thể phát sinh các triệu chứng mới như ho, khàn giọng,….

Tìm hiểu bệnh viêm họng cấp ở trẻ em và cách chữa trị

Viêm họng cấp ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Viêm họng cấp ở trẻ em là tình trạng phổ biến. Các biểu hiện của nó thường chỉ kéo dài...

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày? Sốt cao liên tục nên đi viện?

Bệnh viêm họng khiến trẻ sốt cao kèm theo biểu hiện sưng đỏ niêm mạc họng, đau đầu, hắt hơi,...

10+ cách chữa viêm họng hạt tại nhà nhanh nhất bằng mẹo

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị y tế, người bệnh có thể đưa một số cách...

Bỏ túi cách chữa viêm họng khi trời lạnh cực hữu ích

Tiết trời chuyển sang lạnh cũng là thời điểm các bệnh đường hô hấp gia tăng, trong đó có viêm...

Bị viêm họng hạt nên uống thuốc gì nhanh khỏi ?

Sử dụng thuốc là phương pháp chính trong quá trình điều trị viêm họng hạt. Nhằm giúp bệnh tình chuyển...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *