Nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương có sao không?

Một biểu hiện thường gặp khi chúng ta bị thương chính là trong quá trình điều trị và chữa lành vết thương bạn sẽ cảm thấy vùng da xung quanh nó sẽ xuất hiện triệu chứng ngứa dữ dội. Vậy biểu hiện nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương này có phải là biểu hiện bình thường?

Nguyên nhân gây ngứa ở vết thương

Để giải thích cho triệu chứng ngứa ở xung quanh vết thương người ta đưa ra nguyên nhân sau đây:

Nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương có sao không?
Nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương có sao không?

Do histamine

Khi bị chấn thương cơ thể sẽ giải phóng histamine một cách tự nhiên, chất này rất cần thiết cho quá trình chữa lành vết thương vì nó kích hoạt sự di chuyển của tế bào giúp phát triển mô mới và đóng vết thương. Tuy nhiên, histamine lại là một chất gây ngứa tự nhiên nên nó sẽ làm cho khu vực xung quanh bị ảnh hưởng, gây kích thích và ngứa.

Do những tế bào thần kinh

Làn da chúng ta được kết nối với rất nhiều dây thần kinh, vì vậy nó giúp chúng ta cảm nhận được những với những nhạy cảm bên ngoài.

Thông thường, các dây thần kinh này được kích hoạt ở gần cuối quá trình chữa lành vết thương. Khi các vết thương bắt đầu lành, các tế bào xung quanh vết thương phát triển, chúng di chuyển và hợp nhất tại trung tâm để gắn kết với nhau, kéo vết thương đóng lại. Quá trình hồi phục này sẽ làm căng thẳng cơ học, kích thích lên các dây thần kính ngứa.

Ngứa xung quanh vết thương là dấu hiệu cho thấy vết thương đang hồi phục
Ngứa xung quanh vết thương là dấu hiệu cho thấy vết thương đang hồi phục

Nguyên nhân khác

Trong quá trình phục hồi, các mô sẹo bắt đầu hình thành trên vết thương. Khi mà các mô này phát triển quá nhiều chúng sẽ gây kích ứng da, tạo cảm giác khó chịu, ngứa ngáy.

Tham khảo thêm: Bật mí cách trị mẩn ngứa vào mùa hè để không còn khó chịu

Nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương có sao không?

Thông thường dù vết thương lớn hay nhỏ cũng đều trải qua 4 giai đoạn hồi phục sau:

  • Giai đoạn cầm máu: Đây là giai đoạn đầu tiên khi bạn bị thương. Cơ thể sẽ phản ứng với chấn thương bằng cách kích hoạt với dòng máu, bạch huyết và làm đông máu để ngăn chặn quá trình mất máu.
  • Giai đoạn viêm: Đây là giai đoạn bắt đầu của quá trình chữa lành vết thương. Sau khi chấn thương xảy ra, trong vòng 1 tuần cơ thể bạn sẽ gửi các tế bào bạch cầu đê chống lại vi khuẩn có hại ở ngay vị trí vết thương để bắt đầu quá trình hồi phục.
  • Giai đoạn tăng sinh: Giai đoạn này là giai đoạn tái phát mô, sẽ xuất hiện vảy để bảo vệ tế bào da mới. Thông thường nó sẽ kéo dài từ một đến bốn tuần.
  • Giai đoạn sẹo: Còn được gọi là giai đoạn chữa lành vết thương, các lớp vảy ở giai đoạn tăng sinh sẽ bong ra khi các mô mới phát triển mạnh mẽ.

Các triệu chứng nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương thường xuất hiện vào giai đoạn thứ tăng sinh và giai đoạn sẹo. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy vết thương của bạn đang tiến triển tốt và được hồi phục đúng quy trình.

Tuy nhiên, ở giai đoạn này các triệu chứng ngứa sẽ làm bạn muốn gãi, điều này sẽ làm cho vết thương đang lành dễ bị tổn thương thậm chí gây nhiễm trùng vết thương. Vì vậy, lúc này bạn nên tìm kiếm những phương pháp giảm ngứa hiệu quả để áp dụng.

Biện pháp cải thiện tình trạng ngứa quanh vết thương

Khi xung quanh vết thương của bạn bắt đầu xuất hiện những triệu chứng ngứa bạn không nên gãi mà hãy áp dụng một số biện pháp để làm dịu đi triệu chứng này. Dưới đây là một số cách giúp bạn giảm ngứa:

  • Luôn giữ cho da vùng vết thương đủ độ ẩm để tránh tình trạng khô da gây ngứa ngáy.
  • Dùng băng y tế để bảo vệ vết thương khỏi trầy xước và để tránh chạm vào vùng da bị ngứa.
Khị bị ngứa bạn không nên gãi mà hãy dùng các biện pháp chống ngứa
Khị bị ngứa bạn không nên gãi mà hãy dùng các biện pháp chống ngứa
  • Sử dụng biện pháp chèn lạnh khoảng 20 phút để giảm bớt tình trạng viêm và ngứa.
  • Tránh mặc những trang phục gò bó vì nó dễ gây kích ứng cho vùng da bị thương.
  • Lựa chọn những trang phục rộng rãi, thoáng khí để không bị tích tụ mồ hôi và vi khuẩn.
  • Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về việc sử dụng một loại kem chống ngứa.

Nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương là một dấu hiệu thường gặp khi vết thương bắt đầu lành. Thay vì cố gắng gãi nó bạn hãy thử áp dụng các biện pháp bên trên. Sau một thời gian, nếu các triệu chứng ngứa này không bớt, bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra vùng da bị thương để tránh tình trạng nhiễm trùng.

Có thể bạn quan tâm

Dị ứng yến mạch: Những điều bạn cần biết để điều trị

Dị ứng yến mạch là một trong những loại dị ứng thực phẩm thường gặp. Nếu được điều trị kịp thời và có cách phòng ngừa, dị ứng yến mạch...
Top 7 thuốc bôi chống dị ứng thời tiết an toàn hiệu quả

Top 7 thuốc bôi chống dị ứng thời tiết an toàn hiệu quả

Thuốc bôi chống dị ứng thời tiết là lựa chọn của nhiều người bệnh nhằm kiểm soát nhanh các triệu...

Dị ứng hải sản có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?

Dị ứng hải sản có tự khỏi không và kéo dài bao lâu là thắc mắc của nhiều bệnh nhân....

Cách xử lý khi bị dị ứng thuốc và các biện pháp phòng ngừa

Hướng Dẫn Cách Xử Lý Khi Bị Dị Ứng Thuốc Tại Nhà [Đúng Cách]

Dị ứng thuốc nếu không được chữa trị sớm và đúng cách có thể khiến bệnh nhân gặp phải nguy...

Dị Ứng Khi Ăn Thịt Gà : Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Dị ứng thịt gà được các chuyên gia đánh giá là không phổ biến nhưng không đồng nghĩa với việc...

Lá Tắm Rôm Sảy Thuốc Dân Tộc - Cứu Tinh Làn Da Ngứa Ngáy, Mẩn Đỏ

Lá Tắm Rôm Sảy Thuốc Dân Tộc – Cứu Tinh Làn Da Ngứa Ngáy, Mẩn Đỏ

Rôm sảy là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng điển hình như nổi mẩn li...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *