Đau Thượng Vị Từng Cơn Có Phải Dấu Hiệu Bệnh Nguy Hiểm?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thông thường, đau thượng vị từng cơn là biểu hiện của việc ăn uống không khoa học, do căng thẳng kéo dài. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nó có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Các bệnh mà bạn có thể gặp phải có thể là viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, xuất huyết dạ dày, các bệnh liên quan đến gan mật, tuyến tụy… 

Tìm hiểu về chứng đau thượng vị từng cơn
Tìm hiểu về chứng đau thượng vị từng cơn

Đau thượng vị từng cơn là gì?

Thượng vị là vùng bụng nằm ở vị trí phía trên rốn và dưới vùng xương ức. Đau thượng vị từng cơn là tình trạng các cơn đau mang tính chất chu kỳ, cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội.

Đau thượng vị khá phổ biến, ai cũng có thể gặp phải. Thông thường, bệnh xảy ra do chế độ ăn uống không hợp lý. Ăn nhiều các thực phẩm gây khó tiêu như đồ ăn cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều acid, sử dụng nhiều các chất kích thích… có thể khiến người bệnh bị đau thượng vị. Ngoài ra, sống trong trạng thái căng thẳng, lo âu kéo dài cũng sẽ khiến bạn bị đau thượng vị.

Tuy nhiên, nếu là đau thượng vị từng cơn thì nó có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Nếu không được chữa trị sớm, chúng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho người bệnh.

Đau thượng vị từng cơn là biểu hiện của bệnh gì?

Như đã được đề cập, những cơn đau thượng vị đơn thuần thường chỉ là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa nhẹ. Tuy nhiên, nếu đau vùng thượng vị từng cơn có thể là triệu chứng của các bệnh lý khác nhau.

Đau thượng vị có thể khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái, khó chịu
Đau thượng vị có thể khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái, khó chịu

Tùy vào bệnh lý và mức độ bệnh khác nhau mà mức độ đau đớn và các triệu chứng đi kèm cũng khác nhau. Cụ thể như sau:

1. Trào ngược dạ dày

Nếu đau thượng vị từng cơn, bạn có thể đã bị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản.  Ngoài đau thượng vị, bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng khác như ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng ngực,… Những cơn đau thượng vị có thể diễn ra âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn. Người bệnh có thể thấy đau hơn khi cúi gập người về phía trước. Tình trạng này có thể kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần hoặc nhiều tháng, thậm chí là cả năm. Nếu không được chữa trị sớm, bệnh có thể gây ra các biến chứng như bị loét thực quản, thủng dạ dày…

2. Xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là hiện tượng chảy máu ở lớp niêm mạc dạ dày. Các triệu chứng thường gặp khi bị bệnh là đau quặn vùng thượng vị, cơ thể toát mồ hôi, mặt tái xanh, nôn ra máu… Nếu có biểu hiện xuất huyết, bạn nên nhanh chóng đi khám và được điều trị. Vì để bệnh kéo dài, có thể gây thiếu máu và làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng khác.

3. Thủng dạ dày

Viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày nếu không được chữa trị sớm, có thể dẫn đến thủng dạ dày. Người bệnh sẽ bị đau dữ dội vùng thượng vị và bụng. Những cơn đau bụng tựa như dao đâm, bụng cứng giống như gỗ. Ngoài ra, bệnh nhân có thể choáng váng, hoa mắt, ngất lịm… Đây là tình trạng nguy hiểm, cần được cấp cứu ngay lập tức. Tránh để nguy hiểm đến tính mạng.

4. Các bệnh về gan mật

Những người mắc các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, các vấn đề về tuyến mật như sỏi mật, polyp túi mật, áp xe đường dẫn mật cũng có thể bị đau bụng vùng thượng vị.

Ngoài ra, giun chui vào ống mật cũng là nguyên nhân khiến bạn bị đau thượng vị. Những cơn đau này diễn ra một cách dữ dội, khiến người bệnh vật vã, toát mồ hôi.

5. Viêm đại tràng

Đau thượng vị từng cơn có thể là biểu hiện của bệnh viêm đại tràng
Đau thượng vị từng cơn có thể là biểu hiện của bệnh viêm đại tràng

Đau vùng thượng vị từng cơn có thể là biểu hiện của bệnh viêm đại tràng cấp hoặc mạn tính. Bệnh có thể gay ợ hơi, đầy hơi khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón.

6. Mắc các vấn đề về tuyến tụy

Đau thượng vị theo từng cơn có thể là triệu chứng của các bệnh về tuyến tụy như viêm tụy cấp tính và mạn tính, ung thư đầu tụy.

Dù là do nguyên nhân nào thì đau vùng thượng vị từng cơn cũng gây ra những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Do đó, nếu thấy xuất hiện các biểu hiện bất thường, bạn nên đi khám và được điều trị kịp thời.

Cách làm giảm triệu chứng đau thượng vị từng cơn

Khi bị đau thượng vị, bạn cần đi khám để chắc chắn cơ thể mình đang mắc vấn đề gì. Qua đó, xác định các hướng điều trị cho phù hợp. Với những trường hợp mắc bệnh không quá nặng hoặc chỉ bị đau thượng vị đơn thuần, bạn có thể áp dụng các biện pháp như sau. Chúng sẽ giúp làm giảm bớt các triệu chứng, làm bạn thấy dễ chịu hơn:

  • Nếu đang bị đau, hãy tạm ngưng các công việc đang làm và nằm nghỉ. Vì càng vận động thì cơn đau càng diễn ra dữ dội. Vì vậy, bạn nên nằm im, thở đều, thư giãn cơ thể để hạn chế cơn đau.
  • Không nên ăn uống bất cứ một thứ gì, kể cả khi đói trong lúc đang bị đau thượng vị. Chỉ cần ăn một lượng nhỏ cũng sẽ khiến cho cơn đau trầm trọng hơn.
  • Thường xuyên sử dụng các loại trà thảo dược, đồ uống có vị ấm như trà bạc hà, trà gừng… Những thức uống này có tác dụng làm giảm các cơn co thắt, từ đó làm giảm cơn đau trong dạ dày.
  • Vào những ngày không đau, bạn nên bổ sung các thực phẩm mát, bổ cho cơ thể. Các thực phẩm bạn nên ăn bao gồm bắp cải, khoai tây, rau má. bí đao, mộc nhĩ, uống nước mía, các sinh tố trái cây… Bởi nó giúp cải thiện hệ tiêu hóa, hạn chế bị đau thượng vị.
  • Tránh sử dụng rượu bia, các chất kích thích như cà phê, thuốc lá… Chúng có thể làm nặng nề thêm các triệu chứng bệnh.
  • Giữ tâm trạng thoải mái, không nên gây áp lực và căng thẳng cho bản thân. Vì đây chính là một trong những nguyên nhân gây đau thượng vị.

Đau thượng vị từng cơn có thể là biểu hiện của các bệnh nguy hiểm. Do đó, điều đầu tiên bạn cần là đi thăm khám sớm. Qua đó, nhận được sự chỉ định điều trị hơp lý từ bác sĩ, tránh để bản thân gặp phải các vấn đề nghiêm trọng.

Thông tin xem thêm:

Xoắn đại tràng

Xoắn đại tràng và xoắn trung tràng là gì?

Xoắn đại tràng là một bệnh có khả năng gây nên tình trạng tắc nghẽn và thiếu máu, thường gặp...

Đau Dạ Dày Ăn Bánh Mì Rất Tốt – Không Nên Kiêng

Người bị đau dạ dày có nên ăn bánh mì không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm....

Thượng vị là vùng trên rốn vài centimet.

Đau thượng vị ợ hơi là bệnh gì?

Bệnh đau thượng vị ợ hơi là hội chứng đau ở vùng thượng vị và kèm theo triệu chứng ợ...

Đau dạ dày buồn nôn là bị gì, có nguy hiểm không?

Đau dạ dày buồn nôn là triệu chứng đặc trưng của những vấn đề, bệnh lý liên quan đến đường...

Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ có hiệu quả không?

Cách Chữa Viêm Loét Dạ Dày Bằng Nghệ Nhanh Khỏi

Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ là mẹo chữa được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, để có được...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. TrâmTrâm says: Trả lời

    Cho em hỏi là em bị đau thượng vị và đau bụng vào tối qua. Em có thể đến bên chỗ thuốc y học để khám xem tình trạng mình đó đâu hay ko? Hay nên BV kiểm tra tổng quát ạ?

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *