Đau khớp ngón tay: Dấu hiệu của nhiều căn bệnh tiềm ẩn

Tình trạng đau khớp ngón tay có thể xuất hiện với bạn vào bất cứ lúc nào. Điều này không chỉ gây ra những cơn đau nhức mà còn làm cho việc vận động ở bộ phận này trở nên khó khăn. Thực tế thì biểu hiện này là dấu hiệu của khá nhiều bệnh nguy hiểm mà bạn nên biết để có định hướng điều trị cũng như phòng tránh bệnh hiệu quả hơn. 

bệnh đau khớp ngón tay
Đừng chủ quan khi có cách biểu hiện đau khớp ngón tay vì đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm

Nguyên nhân gây đau khớp ngón tay

Đau khớp ngón tay là hiện tượng đau nhức xương khớp tay thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có khả năng gặp phải ở người trẻ tuổi do chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh. Bệnh đau khớp ngón tay gây ra khá nhiều sự bất tiện trong việc cử động khớp ngón tay làm ảnh hưởng đến công việc cũng như hoạt động sinh hoạt.

Tình trạng đau khớp ngón tay tưởng chừng là triệu chứng phổ biến khi trở trời và có thể tiêu biến sau vài giờ. Nhưng chúng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của những căn bệnh tìm ẩn khác. Nguyên nhân gây nên tình trạng đau các khớp ngón tay có thể xuất phát từ nguyên nhân nội sinh hoặc ngoại lực. Có thể kể đến các “thủ phạm” sau:

1. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là căn bệnh thường xuyên xảy ra ở những người lớn tuổi. Theo thời gian, xương khớp yếu dần khiến cho khớp ngón tay bị thoái hóa khiến cho sụn khớp suy yếu đi và dễ bị nứt vỡ. Khi đó, phần bao khớp sẽ bị viêm và bong tróc, đồng thời, xương dưới sụn trở nên sơ hóa và mọc gai. Từ đó khiến cho người bệnh luôn cảm thấy đau nhức, đặc biệt, cơn đau nhức thường tăng cao khi thời tiết thay đổi đột ngột.

triệu chứng đau khớp ngón tay
Thoái hóa khớp có thể gây đau khớp ngón tay

2. Loạn dưỡng cơ bắp

Tức là các cơ ở bàn tay bị tổn thương khiến cho các cơ xương ở bộ phận này trở nên yếu dần. Lúc này xuất hiện triệu chứng đau khớp ngón tay cũng là một điều tất yếu.

3. Viêm đa khớp dạng thấp

Triệu chứng đau khớp ngón tay cũng là một trong những biểu hiện của viêm đa khớp dạng thấp. Khi mắc bệnh này thì bệnh nhân thường xuyên có triệu chứng đau khớp ngón tay kèm theo sưng tấy. Lúc này các cơ cũng bị tổn thương nên việc cầm nắm cũng gặp khó khăn. Đồng thời, người bệnh dễ bị cứng khớp vào buổi sáng khi ngủ dậy.

4. Hội chứng ống cổ tay

Đây là một trong những căn bệnh thường gặp ở dân văn phòng. Đó là do phải gõ máy tính thường xuyên làm cho bàn tay, cánh tay, cổ tay cũng như ngón tay phải làm việc thường xuyên. Hiện tượng đau mỏi ở khu vực này xảy ra cũng là điều tất yếu và sẽ càng nghiêm trọng nếu không được khắc phục sớm.

nguyên nhân gây đau khớp ngón tay
Khi bị hội chứng ống cổ tay có thể gây đau khớp ngón tay

5. Hội chứng De Quervain

Lúc này sẽ xuất hiện tình trạng viêm bao gân cơ dạng dày. Điều này sẽ gây ra tình trạng đau khớp cổ tay, đồng thời sưng đau khớp ngón tay. Tình trạng này thường xuất hiện ở những người thường thực hiện động tác xoay cổ tay quá nhiều lần như: bà nội trợ, diễn viên xiếc,…

6. Chấn thương ở tay

Do vận động thường xuyên hoặc vận động quá mạnh có thể khiến khớp tay gặp chấn thương bất kỳ lúc nào. Đó có thể do vui chơi, lao động, va chạm hàng ngày,… Những chấn thương này có thể làm cho các ngón tay bị gãy hoặc trật khớp. Từ đó, gây ra những cơn đau nhức vô cùng khó chịu.

7. Thiếu hụt canxi

Canxi là một trong những nguyên tố giúp hình thành xương và làm cho xương chắc khỏe hơn. Nếu cơ thể thiếu hụt hàm lượng canxi thì chức năng xương khớp yếu dần và rất dễ bị nứt gãy. Điều này thường xảy ra với những người cao tuổi do quá trình lão hóa và phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh.

Bên cạnh đó, tình trạng đau nhức khớp ngón tay có thể xảy ra do một số nguyên nhân ngoại lực khác, như: di chuyển, tuổi tác, giới tính, đặc thù công việc, môi trường sống, thời tiết,… Ngoài ra, cơ thể thừa cân, béo phì, chế độ ăn uống không khoa học, hút thuốc lá thường xuyên,… cũng chính là những yếu tố tiềm tàng có thể gây nên các cơn đau khớp ngón tay.

đối tượng dễ mắc bệnh đau khớp ngón tay
Các đối tượng thường xuyên sử dụng ngón tay và cổ tay để đánh máy nhiều rất dễ mắc bệnh đau khớp ngón tay, điển hình như dân văn phòng

Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp người bệnh có những biện pháp điều trị phù hợp. Do đó, người bệnh nên tiến hành gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra sức khỏe, chẩn đoán bệnh, từ đó có những phác đồ điều trị phù hợp.

Tham khảo thêm: Bị tê đầu ngón tay như kim châm là triệu chứng gì?

Khi nào nên gặp bác sĩ chuyên khoa?

Tình trạng đau khớp ngón tay sẽ có những biểu hiện rõ rệt theo mức độ tiến triển của bệnh lý. Ở giai đoạn khởi phát, cơn đau chỉ xuất hiện thoáng qua và có thể tự hết sau một vài ngày và không làm ảnh hưởng quá nhiều đến lối sinh hoạt. Tuy nhiên, đối với các trường hợp bệnh tình diễn biến nặng, cơn đau nhức như kim châm ở các ngón tay, người bệnh cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được giúp đỡ.

Mặt khác, người bệnh có thể tìm gặp bác sĩ chuyên khoa nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh đau khớp ngón tay hoặc cơ thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Tình trạng đau nhức xương khớp ngón tay không có dấu hiệu thuyên giảm;
  • Ngón tay bị sưng khớp, sưng đầu ngón tay. Vị trí bị sưng có màu đỏ và có cảm giác đau khi ấn vào;
  • Cứng khớp, sự linh hoạt bị giảm, đặc biệt khi về đêm hoặc mỗi sáng thức dậy;
  • Cơn đau lan rộng ra cổ tay, lòng bàn tay, thậm chí là cẳng tay;
  • Việc cầm nắm đồ vật dần trở nên vụng về hơn.
khi nào nên gặp bác sĩ chuyên khoa
Tìm gặp bác sĩ chuyên khoa nếu tình trạng đau nhức khớp ngón tay không có dấu hiệu thuyên giảm

Những phương pháp điều trị đau khớp ngón tay

Tình trạng đau khớp ngón tay tưởng chừng đơn giản nhưng lại gây ra không ít khó chịu và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Chính vì vậy, người bệnh cần có những phác đồ điều trị phù hợp để khắc hiệu quả tình trạng này. Dưới đây là một số phương pháp cải thiện tình trạng đau khớp ngón tay, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng để xoa dịu cơn đau nhức:

1. Điều trị nội khoa

Chứng đau khớp ngón tay thường được các bác sĩ chuyên khoa đưa ra một số chỉ định dùng thuốc với các nhóm thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau (Paracetamol, Tylenol,…): Có tác dụng giúp người bệnh kiểm soát các cơn đau nhức khớp;
  • Thuốc chống viêm (Ibuprofen, Naproxen,…): Được chỉ định cho các trường hợp viêm khớp ngón tay nhẹ. Đối với các trường hợp bị viêm khớp nặng, có thể sử dụng thêm thuốc tiêm trực tiếp vào khớp;
  • Thuốc giãn cơ (Mydocalm, Myonal,…): Giúp làm mềm cơ và chữa lành các dây thần kinh bị tổn thương;
  • Thuốc chống thấp khớp (Trexall, Plaquenil,…): Chỉ định điều trị cho các trường hợp viêm khớp ngón tay dạng thấp;
  • Thuốc sinh học (Enbrel, Remicade,…): Có tác dụng ngăn chặn sự phản ứng miễn dịch của cơ thể do sự tấn công của các tác nhân gây bệnh lên các mô khớp ngón tay.
trị đau khớp ngón tay bằng thuốc tây y
Sử dụng thuốc trị đau khớp ngón tay theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Trước khi sử dụng thuốc trị đau khớp ngón tay, người bệnh nên gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Từ đó các biện pháp tích cực trong việc điều trị bệnh bằng thuốc Tây y.

Tùy theo từng bệnh nhân mà có thể kê các loại thuốc khác nhau. Người bệnh tuyệt đối phải dùng đúng loại thuốc cũng như liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định. Khi có bất cứ phản ứng bất thường nào cũng cần phải liên hệ ngay với bác sĩ để có các phương án chữa trị phù hợp. Ngoài việc dùng thuốc, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật trong một số trường hợp cần thiết như: thủ thuật cố định khớp, thủ thuật mở xương, phẫu thuật cắt bỏ, thay khớp,…

Xem thêm: Vì sao bị đau đầu ngón tay thường xuyên? Phải làm sao?

2. Cách làm giảm đau khớp ngón tay hiệu quả tại nhà

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc Tây y, người bệnh cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian để làm giảm cơn đau nhức ở khớp ngón tay bằng các cây thuốc nam quanh nhà như:

# Chườm nóng lạnh bằng gạc

Phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh bằng miếng gạc là liệu pháp có tác dụng làm tê các dây thần kinh, từ đó giúp làm giảm cơn đau tạm thời. Người bệnh có thể áp dụng hai loại tách biệt nhưng sẽ mang hiệu kết quả điều trị tốt hơn nếu áp dụng cả hai loại cùng lúc.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Vệ sinh sạch sẽ bàn tay bằng nước mát và dùng khăn khô lau sạch nước;
  • Dán miếng băng gạc lạnh vào các ngón tay khoảng 15 – 20 phút;
  • Sau đó, gỡ bỏ miếng băng gạc lạnh và thay thế vào bằng miếng gạc nóng;
  • Giữ yên khoảng 15 – 20 phút
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần và liên tục trong nhiều ngày.

# Chữa đau khớp ngón tay bằng cây ngải cứu

Không chỉ được biết đến là loại gia vị quen thuộc, cây ngải cứu còn được dân gian ví như thần dược chữa được nhiều bệnh. Trong Y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, hơi cay nồng, tính ấm, có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, giảm đau, cầm máu,… Nhờ có đặc tính được kể trên, loại lá cây này được dân gian sử dụng để chữa bệnh ngoài da, bệnh xương khớp, trong đó có cả bệnh đau khớp ngón tay.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Rửa sạch một nắm lá ngải cứu tươi, rồi vớt ra để ráo nước;
  • Bắc lên bếp một chảo nóng, rồi cho vào chảo vài thìa muối hạt và nắm lá ngải cứu đã được làm sạch. Tiến hành rang cho nóng;
  • Cho toàn bộ hỗn hợp ngải cứu và muối vào trong túi vải sạch;
  • Chờ hỗn hợp nguội dần và chườm lên vùng khớp ngón tay bị đau và buộc lại;
  • Giữ yên cho đến khi túi vải nguội dần thì tháo ra và mang rang lại để đắp thêm lần nữa;
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần và kiên trì áp dụng để làm dịu chứng đau nhức khớp ngón tay.
dùng ngải cứu chữa đau khớp ngón tay
Ngải cứu có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên, có tác dụng làm giảm chứng đau khớp ngón tay và nhiều bệnh lý khác

# Hết đau khớp ngón tay nhờ bài thuốc lá lốt

Cũng như cây ngải cứu, lá lốt cũng được dân gian xem là cây thuốc nam có nhiều tác dụng chữa bệnh. Một trong số đó có không thể không quên kể đến chứng đau khớp ngón tay. Theo Y học cổ truyền, lá lốt có vị cay, mùi đặc trưng, tính ấm, có tác dụng tán hàn, ôn trụng, giảm đau nhức. Trong khi đó, theo sự ghi nhận của giới y học hiện đại, trong lá lốt có chứa nhiều tinh dầu, đặc biệt là thành phần hoạt chất flavonoid và alcaloid – đây là những thành phần có tác dụng kháng viêm, giúp làm dịu chứng đau nhức xương khớp.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đem 15 – 30 gram lá lốt tươi đã được làm sạch hoặc 5 – 10 gram lá lốt khô cho vào ấm nước;
  • Thêm 2 bát nước lọc và tiến hành đun sôi;
  • Tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 1 bát là được;
  • Chắt lọc lấy phần nước và loại bỏ phần bã;
  • Uống nước sau khi ăn tối khoảng 30 phút;
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần và sử dụng liên tục trong 10 ngày, người bệnh sẽ cảm nhận được chứng đau khớp ngón tay có phần thuyên giảm.

# Dùng dây đau xương trị đau khớp ngón tay

Dây đau xương hay còn được gọi là cây tục cốt đằng, là một loại thuốc nam được dân gian sử dụng khá nhiều để chữa các bệnh lý liên quan đến xương khớp, trong đó có bệnh đau khớp ngón tay. Trong một số tài liệu ghi nhận được cho biết, trong loại cây này có chứa hàm lượng hoạt chất ancaloid khá lớn. Thành phần hoạt chất này có tác dụng tương đối lớn trong việc giảm đau xương khớp. Song, giới y học cổ truyền cũng ghi nhận được dây đau xương là vị thuốc nam có vị đắng, tính mát, có tác dụng khu phong, lợi thấp, mạnh gân cốt.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đem một nắm dây đau xương rửa qua nhiều lần với nước sạch, tốt hơn nếu ngâm cùng với nước muối pha loãng. Sau đó, vớt ra để ráo nước;
  • Cho toàn bộ dây đau xương đã được làm sạch vào trong cối để giã nát;
  • Đắp một lượng vừa đủ trực tiếp lên ngón tay bị đau nhức. Lưu ý, trước khi đắp thuốc, người bệnh nên rửa tay sạch bằng nước mát và dùng khăn bông lau khô nước;
  • Giữ yên khoảng 15 – 20 phút để các tính chất có trong thảo được thấm đều rồi rửa lại bàn tay bằng nước mát;
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần và kiên trì áp dụng khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.

Phương pháp trị đau khớp ngón tay bằng cây thuốc nam chỉ là biện pháp hỗ trợ cải thiện bệnh lý và chỉ phù hợp với các mức độ nhẹ hoặc đang ở giai đoạn khởi phát. Vì thế, người bệnh nên kết hợp thêm một số bài tập trị liệu tại nhà để tăng hiệu quả điều trị. Bởi vì, các bài tập trị liệu cho khớp ngón tay sẽ giúp tăng sự lưu thông máu đến các ngón tay, đồng thời cải thiện và phòng ngừa tình trạng viêm khớp, sưng đau.

Điều trị đau khớp ngón tay
Áp dụng các bài tập vật lý trị liệu để tăng cường lưu thông máu, đồng thời giúp giảm viêm và cải thiện tình trạng sưng đau ở khớp ngón tay

Các biện pháp phòng ngừa bệnh đau khớp ngón tay

Để phòng tránh tình trạng các khớp ngón tay bùng phát cơn đau trở lại trong tương lai, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lối sinh hoạt hợp lý. Cụ thể hơn:

  • Nếu tay có dấu hiệu cứng khớp ngón tay, bạn nên xoa bóp tay nhẹ nhàng, kết hợp với việc sử dụng gel để kháng viêm, đẩy lùi nhanh chóng cơn đau nhức;
  • Nên có thói quen ngâm tay vào trong nước ấm mỗi ngày 5 – 10 phút. Liệu pháp này giúp cải thiện quá trình lưu thông máu đến các khớp ngón tay. Đồng thời, ngăn ngừa tình trạng đau nhức và viêm nhiễm;
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe xương khớp cũng như phòng ngừa các bệnh lý ẩn dật trong cơ thể. Trong quá trình luyện tập, không nên thực hiện các động tác dễ gây tổn thương và chấn thương đến ngón tay;
  • Tăng cường bổ sung cho cơ thể các thực phẩm chứa nhiều canxi để tăng cường sức mạnh của xương khớp như: sữa, các loại rau xanh, đậu phụ, hoa quả tươi;
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm ảnh hưởng không tốt đến chức năng xương khớp như: thực phẩm chứa nhiều chất đạm, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ,…;
  • Không nên dùng thuốc lá, rượu bia cũng như các chất kích thích vì có thể làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và gây tổn thương đến khớp ngón tay;
  • Luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, tránh căng thẳng quá mức. Đặc biệt không nên hoạt động hay làm việc quá nặng làm ảnh hưởng đến khớp ngón tay.
biện pháp phòng ngừa bệnh đau khớp ngón tay
Tăng cường bổ sung cho cơ thể các thực phẩm giàu hàm lượng canxi để phòng ngừa đau nhức khớp ngón tay

Qua những thông tin trên có lẽ bạn đã hiểu hơn về mức độ nguy hiểm khi xuất hiện triệu chứng đau khớp ngón tay. Đừng quá chủ quan mà hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tiến hành các biện pháp chẩn đoán và tìm ra hướng khắc phục bệnh trong thời gian ngắn nhất.

Thuocdantoc.vn không đưa ra những lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Thoái hóa khớp cổ chân: nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Hầu hết các trường hợp thoái hóa khớp cổ chân đều phát triển từ chấn thương xảy ra trước đó. Tác...

Đau khớp gối ở người trẻ tuổi

Đau khớp gối ở người trẻ tuổi: Cách phòng và điều trị

Đừng lầm tưởng đau khớp gối chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi. Hiện nay tình trạng viêm khớp gối...

Gai đôi cột sống S1: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Gai đôi cột sống s1 (Spina bifida) là khuyết tật bẩm sinh gây ảnh hưởng đến cột sống và tủy...

Bật mí cách phòng tránh bệnh phong thấp khi trời lạnh

Theo Đông Y, phong thấp (còn gọi là tý chứng) là do cơ thể hư nhược bị hàn, thấp, phong,...

Bị tràn dịch khớp gối nên ăn gì tốt cho sức khỏe?

Việc có một chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng có khả năng hỗ trợ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *