Viêm cân gan bàn chân: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Xương khớpGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh viêm cân gan bàn chân là một căn bệnh rất phổ biến. Bệnh gây đau nhói khi đi lại và để lại những biến chứng nếu không chữa trị kịp thời. Vì vậy nếu không nắm rõ, nguyên, nhân, triệu chứng và các điều trị, người bệnh sẽ phải sống khổ sở với căn bệnh.

Bệnh viêm cân gan bàn chân
Bệnh viêm cân gan bàn chân

Bệnh viêm cân gan bàn chân là bệnh gì?

Trước hết ta cần biết cân gan bàn chân là gì? Cân gan bàn chân là một dải mô liên kết xơ ở gan bàn chân. Chúng được tạo từ các sợi collagen có màu trắng, dày và chắc chắn. Dải liên kết xơ này đi từ xương gót đến các ngón chân. Cân gan bàn chân sẽ co duỗi theo mỗi bước đi, mang nhiệm vụ chống đỡ vòm bàn chân.

Bệnh viêm cân gan bàn chân là một căn bệnh rất phổ biến. Bệnh gây đau khi đi lại và để lại những biến chứng nếu không chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân viêm cân gan bàn chân

Những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm cân gan chân là:

  • Thường xuyên đi bộ nhiều;
  • Đứng lâu;
  • Thói quen ngồi chồm hổm;
  • Đi chân trần, đi trên nền đất cứng;
  • Đế giày dép quá cứng;
  • Béo phì, thừa cân;
  • Tập luyện thể dục, thể thao quá mức (thường gặp ở các vận động viên);
  • Dị tật vòm gan chân: vòm gang chân quá cao.

Triệu chứng của bệnh viêm cân gan chân

Nếu thấy những triệu chứng sau, bạn nên nghi ngờ mình mắc viêm cân gan chân:

  • Đau nhói ở mặt dưới xương gót;
  • Đau bàn chân khi vận động nhiều;
  • Đau dẫn đến không thể di chuyển trên nền đất cứng;
  • Đau nhiều vào buổi sáng, giảm dần trong ngày.

Tác hại và biến chứng viêm cân gan chân

Bệnh viêm cân gan bàn chân khiến cho người bệnh đau đớn khi di chuyển. Bệnh sẽ cản trở các hoạt động vui chơi, lao động và sinh hoạt thường ngày.

Nếu để lâu không điều trị, bệnh viêm cân gan bàn chân sẽ gây ra những chấn thương ở phần gót. Sau một thời gian, viêm gan bàn chân còn có thể biến chứng thành gai xương gót. Bệnh gai xương gót không gây ra cảm giác đau. Đó là một mẩu xương nhọn mọc ra từ phía dưới xương gót.

Viêm gan bàn chân còn có thể biến chứng thành gai xương gót.
Viêm gan bàn chân còn có thể biến chứng thành gai xương gót.

Nếu vẫn tiếp tục chủ quan, không chữa trị kịp thời, gai xương gót sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống về sau.

Cách điều trị viêm cân gan bàn chân

Hiện nay, bệnh viêm cân gan bàn chân có thể chữa trị được và có rất nhiều cách chữa. Sau đây là một số cách điều trị viêm cân gan bàn chân:

1. Tự điều trị tại nhà

Nếu bệnh nhẹ, bệnh nhân hoàn toàn có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà. Bệnh nhân áp dụng một số phương pháp sau:

  • Thay đổi thói quen xấu trong đi đứng sinh hoạt;
  • Luôn đi giày khi xuống giường, khi vào nhà vệ sinh;
  • Chườm đá lạnh tại chỗ.

2. Sử dụng thuốc

Tùy vào tình trạng của bệnh, bác sĩ có thể chỉnh định bệnh nhân dùng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm,… Các loại thuốc giảm đau và chống viêm dùng để trị bệnh có thể là thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Bác sĩ sẽ trực tiếp tiêm thuốc vào vùng chân bị đau, viêm.

Nếu tình trạng bệnh không nghiêm trọng, bệnh nhân có thể tự điều trị và chăm sóc tại nhà.
Nếu tình trạng bệnh không nghiêm trọng, bệnh nhân có thể tự điều trị và chăm sóc tại nhà.

3. Phương pháp vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu cũng là một phương pháp phổ biến khi điều trị bệnh viêm cân gan chân và gai xương gót.

Hiện nay, một số phương cách sau có thể áp dụng để điều trị viêm cân gan chân như:

  • Mang nẹp chỉnh hình;
  • Tập các bài tập căng duỗi gan chân;
  • Xoa bóp gan bàn chân.

4. Phẫu thuật

Trong trường hợp các phương pháp kể trên không đạt được hiệu quả trong vòng 6 tháng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một bên cân gan chân để loại bỏ phần bị sưng viêm.

Lưu ý: Gai xương gót không phải là nguyên nhân gây bệnh nên sẽ không mổ bỏ mẩu gai này.

Phẫu thuật cắt bỏ phần một phần cân gan chân là một ca phẫu thuật tương đối đơn giản và ít gây ra biến chứng. Phẫu thuật chữa viêm cân gan bàn chân có thể mổ nội soi hoặc giải phẫu trực tiếp.

"Phẫu

Tóm lại, bệnh viêm cân gan bàn chân là một căn bệnh khá phổ biến. Bệnh gây ra những cơn đau nhói, cản trở sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Để phòng bệnh và ngăn chặn nguy cơ tái phát, chúng ta không nên đi chân trần, đứng lâu, ngồi chồm hổm, đi bộ đường xa.

Có thể bạn quan tâm:

Nội dung của bài viết chỉ là những thông tin có tính chất tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán thay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.

Tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Tổng quan và phương pháp điều trị

Nếu bị đau dữ dội vùng cổ, có cảm giác tê bì vai, cánh tay hoặc ngón tay thì có...

Bài thuốc chữa Gout bằng cua đồng thực sự có tác dụng không?

Chữa bệnh Gout bằng cua đồng ngâm rượu gạo là một trong những bài thuốc dân gian truyền miệng và...

viêm khớp háng nên uống thuốc gì

Điều trị viêm khớp háng nên uống thuốc gì ?

Viêm khớp háng là bệnh lý xương khớp mãn tính thường gặp ở những người trung niên. Bệnh gây ra...

muối urat là gì

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành tinh thể muối Urat

Muối urat là dấu hiệu đặc trưng của bệnh gút (Gout). Nồng độ axit uric cao chính là nguyên nhân...

Những cách phòng bệnh thoát vị đĩa đệm: Đừng để có bệnh mới chữa

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ, đau đầu,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *