Vì sao bị đau đầu ngón tay thường xuyên? Phải làm sao?

Tình trạng đau đầu ngón tay xảy ra thường xuyên đã làm cho chất lượng cuộc sống của nhiều người bị sụt giảm đáng kể. Tỷ lệ người bị đau đầu ngón tay vào nhiều lần trong ngày đang có xu hướng tăng nhẹ.

Đầu ngón tay là một bộ phận vô cùng nhạy cảm, nguyên nhân là vì nơi đó chứa rất nhiều thụ cảm và các thụ thể nhiệt độ hơn bất cứ nơi nào trên cơ thể của chúng ta (trừ bộ phận sinh dục). Vì vậy, tình trạng đau đầu ngón tay thường xuyên sẽ không chỉ khiến bạn cảm thấy khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe tổng thể.

đau đầu ngón tay thường xuyên
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đầu ngón tay của bạn bị đau thường xuyên?

Đau đầu ngón tay thường xuyên do những nguyên nhân nào?

Theo giải phẫu học, 10 đầu ngón tay của chúng ta có những mối liên hệ mật thiết với tim mạch. Điều đó lý giải vì sao khi chúng ta bấm mạnh vào đầu ngón tay thì sẽ cảm thấy hơi khó thở. Tình trạng đầu ngón tay bị đau thường xuyên không chỉ đơn giản là do va chạm mà còn có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm mà bạn cần phải biết.

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau đầu ngón tay lặp đi lặp lại ở một số người:

1. Đau đầu ngón tay do chấn thương

Tỷ lệ người bị đau đầu ngón tay do di chứng từ các chấn thương vẫn luôn cao nhất trong tất cả các nguyên nhân, cụ thể là những thương tích ở đầu hoặc cả bàn tay. Các chấn thương thường gặp dẫn đến việc đầu ngón tay bị đau thường xuyên bao gồm:

  • Gãy ngón tay: Tổn thương về xương khớp này thường sẽ xảy ra khi chúng ta chơi thể thao hoặc dùng sức cầm nắm các vật nặng không đúng cách.
  • Các vết cắt ở ngón tay: Vết cắt đủ sâu bằng vật sắc nhọn có thể khiến cho đầu ngón tay bị đau trong nhiều ngày.
  • Bong tróc móng tay: Tình trạng này không chỉ gây đau ở mức âm ỉ mà còn khiến cho người bị cảm thấy đau rát dữ dội ở đầu ngón tay.
  • Các vết bầm tím: Tổn thương này sẽ xảy ra ở mô mềm, thời gian hồi phục tương đối nhanh.

2. Một số bệnh lý khiến đầu ngón tay bị đau

Không chỉ là vì những tác động từ bên ngoài, đầu ngón tay của chúng ta cũng có thể bị đau một cách thường xuyên do đó là kết quả của một số bệnh lý, cụ thể như:

Bỏng lạnh:

Ngược lại với bỏng nước sôi, bỏng lạnh là một thuật ngữ y học chỉ những tổn thương tại chỗ cho da và các mô do tiếp xúc với nhiệt độ rất thấp. Bỏng lạnh chủ yếu diễn ra ở các chi và gây ra cảm giác đau đầu ngón tay và ngón chân khi chúng ta ấn nhẹ vào. Đây là một tình trạng nguy hiểm.

Bệnh Raynaud:

Được biết đến là một tình trạng bệnh lý do rối loạn vận mạch, co thắt các mạch máu và làm giảm lượng máu tới mô, gây thiếu máu cục bộ. Bệnh thường xuất hiện ở các đầu ngón tay và ngón chân.

Các triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Ngón tay lạnh đột ngột.
  • Màu da ở ngón tay thay đổi khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp hoặc stress. Sắc da đổi từ màu trắng sang xanh do mạch máu bị dồn nén, sau đó chuyển nhanh sang màu đỏ khi máu bắt đầu tuôn ra ồ ạt bên trong.
  • Cảm giác tê hoặc ngứa ran ở ngón tay.
  • Đau ngón tay.

Viêm khớp:

Hầu như các chứng bệnh liên quan đến viêm khớp như viêm khớp thoái hóa, viêm khớp dạng thấp…thì đều sẽ có khả năng cao xảy ra ở các khớp ngón tay. Nhìn chung, triệu chứng của bệnh lý về xương khớp này thường là:

  • Ở giai đoạn đầu, bệnh viêm khớp sẽ gây ra cảm giác nóng rát trong ngón tay, đặc biệt là ở đầu ngón tay quang khu vực móng.
  • Ở giai đoạn sau, khi viêm khớp tay trở nên nặng hơn thì xương sụn sẽ bị mòn đi. Lúc này, người bệnh có thể bị đau ngay cả khi không chạm vào ngón tay và các khớp tay sưng đỏ lên.
nguyên nhân làm đầu ngón tay đau thường xuyên
Các vấn đề về khớp, đặc biệt là viêm khớp sẽ khiến cho đầu ngón tay bạn bị đau.

Bệnh thần kinh ngoại biên:

Có một vài căn bệnh như tiểu đường có thể dẫn đến cảm giác đau âm ỉ ở đầu ngón tay, thường là ngứa ran do sự tác động trực tiếp đến các dây thần kinh bàn tay. Hiện tượng này được gọi là chứng đau thần kinh ngoại biên, các triệu chứng gồm:

  • Tê ran, cảm giác như có kiến bò ở trong lòng bàn tay.
  • Ngứa ran ở các ngón tay.
  • Ngón tay trở nên nhạy cảm quá mức khi chạm vào bất cứ bề mặt nào.

Một số vấn đề về da:

Tất cả các tình trạng bệnh lý về da như viêm mô tế bào, zona, chàm…nếu xảy ra ở khu vực bàn tay thì đều có thể là nguyên nhân gây đau đầu ngón tay. Triệu chứng của viêm da khá dễ dàng để nhận biết:

  • Vùng da bệnh chuyển sang màu đỏ hồng và xuất hiện tình trạng sưng viêm.
  • Da bong tróc thành vẩy và có sự nứt nẻ đáng kể.
  • Đầu ngón tay có thể bị nhiễm trùng, sưng tấy và đau nhức.

Ngoài các bệnh lý thường gặp trên, bạn cũng có thể bị đau đầu ngón tay một cách thường xuyên vì bị đau tim, viêm xơ cơ, nổi mụn nước, loãng xương v.v…

Chẩn đoán và điều trị chứng đau đầu ngón tay thường xuyên

Tình trạng đau đầu ngón tay xảy ra thường xuyên là một dấu hiệu mà bạn không thể xem thường. Việc mà bạn cần làm lúc này là sắp xếp một cuộc hẹn với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh.

1. Chẩn đoán

Trường hợp bạn có các vết cắt hoặc tổn thương trên đầu ngón tay, bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán tình trạng của bạn chỉ cần thông qua khám thực thể. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cần có thêm thông tin nếu bệnh nhân bị đau mà không có nguyên nhân rõ ràng. Việc xác định được yếu tố gây bệnh luôn chiếm vai trò rất quan trọng.

Song song với đó, bác sĩ sẽ đặt câu hỏi cho bạn về tiền sử bệnh, các loại thuốc bạn đang dùng và nghề nghiệp hiện tại. Từ những thông tin trên, bác sĩ có thể giúp bạn quyết định xét nghiệm nào là cần thiết cho việc chẩn đoán được chính xác.

Thông thường, các xét nghiệm để chẩn đoán đau đầu ngón tay bao gồm xét nghiệm máu và xét nghiệm hình ảnh (chụp X-quang). Hình ảnh X-quang có thể cho thấy tất cả những xương gãy và sự tăng trưởng bất thường trong ngón tay. Chụp X-quang cho ra kết quả tương đối nhanh, có thể là trong ngày.

Trong trường hợp tia X-quang không đủ để chẩn đoán, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm hình ảnh bổ sung hoặc làm các kiểm tra khác về thần kinh. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành một số nghiên cứu về thần kinh để tìm kiếm tổn thương hoặc rối loạn chức năng.

2. Điều trị

Thường xuyên đau đầu ngón tay có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc điều trị cũng sẽ có nhiều khác biệt, tùy theo tình trạng của mỗi bệnh nhân.

điều trị đau ở đầu ngón tay
Bạn có thể điều trị những vết cắt nhỏ trên đầu ngón tay bằng cách băng nó lại.

Cụ thể, đối với người bị đau đầu ngón tay do các tổn thương ngoài da như các vết cắt, bỏng da, bầm tím…thì tình trạng này sẽ tự thuyên giảm sau từ 1-2 tuần mà không cần các biện pháp điều trị phức tạp. Nếu cảm thấy không chịu được những cơn đau, bạn có thể đến hiệu thuốc và hỏi mua các loại thuốc không kê đơn có công dụng giảm giau đau, kháng viêm.

Trường hợp vết bỏng sâu, nhiều vết cắt chồng lên nhau, bị gãy xương thì không thể tự điều trị tại nhà. Lúc này, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện. Trong đó, người bị bỏng độ 3 sẽ cần phải có bác sĩ chuyên khoa bỏng theo dõi và điều trị song song với việc sử dụng thuốc giảm đau với liều mạnh. Đối với vết cắt sâu thì cần phải làm thủ thuật khâu lại để kín miệng vết thương, ngăn sự xâm nhập của các tác nhân gây hại.

Nếu bạn bị đau đầu ngón tay mà không rõ nguyên nhân hoặc đau do dây thần kinh, mô thì các bác sĩ sẽ có thể kê đơn thuốc đồng thời tiến hành điều trị chuyên sâu. Theo đó, các biện pháp như phẫu thuật, vật lý trị liệu, đeo nẹp (dành cho người bị hội chứng ống cổ tay) sẽ được áp dụng tùy theo trường hợp.

Dưới đây là các biện pháp có thể ngăn ngừa và kiểm soát chứng đau đầu ngón tay tại nhà, song song với liệu trình của bác sĩ:

  • Tránh để ngón tay phải tiếp xúc với nước lạnh hoặc các bề mặt có nhiệt độ thấp. Bạn có thể thường xuyên đeo găng tay nếu nhiệt độ xung quanh luôn ở mức thấp.
  • Hút thuốc lá sẽ khiến cho các mạch máu ở xung quanh đầu ngón tay bị thu hẹp lại, hãy ngưng hút thuốc.
  • Hạn chế tối đa việc uống các thức uống có chứa caffeine.
  • Khi cảm thấy đau, bạn có thể ngâm tay trong nước ấm từ 5-10 phút.
  • Duy trì lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh, từ đó tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Thường xuyên đau đầu ngón tay có thể là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm. Do đó, ngay khi nhận thấy các ngón tay của mình bị đau trong nhiều ngày, bạn cần tìm đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên thay thế chẩn đoán của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Đi tìm nguyên nhân đau khuỷu tay và phương pháp điều trị

Đau khuỷu tay bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu nguyên nhân do chơi thể thao hay vận động quá mức, tình trạng sẽ nhanh chóng thuyên giảm...
Chưa tê bì chân tay bằng thuốc liệu có an toàn và hiệu quả?

Các loại thuốc chữa tê bì chân tay hiệu quả nhất

Thuốc chữa tê bì chân tay được người bệnh sử dụng thường là thuốc Tây y, ngoài ra còn có...

Bị tê tay thường xuyên là do đâu?

Bị tê tay thường xuyên do đâu? Giải pháp điều trị

Tê tay thường xuyên khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc cầm nắm, ảnh hưởng đến công việc và...

Đau cổ tay do nguyên nhân gì? Cách nhận biết và điều trị

Đau cổ tay thường do bong gân hoặc gãy xương do chấn thương bất ngờ. Tuy nhiên tình trạng này...

Tê ngón tay út: Nguyên nhân và cách điều trị

Tê ngón tay út: Nguyên nhân và cách điều trị

Tê ngón tay út có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau. Nguyên nhân gây nên tình trạng...

Tại sao ngồi lâu bị tê chân?

Tại sao ngồi lâu bị tê chân? Cách xử lý, phòng ngừa

Ngồi lâu bị tê chân là tình trạng phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Khi ngồi, lượng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *