Người bị gai cột sống có nên tập Gym hay không?

Tập gym là hoạt động thể thao được nhiều bạn trẻ yêu thích. Tuy nhiên, với những người bị gai cột sống, liệu điều này có nên hay không?

bị gai cột sống có nên tập Gym
Người bị gai cột sống có nên tập Gym không?

Người bị gai cột sống có nên tập Gym không?

Gai cột sống (Spondylosis) là một bệnh lý thuộc nhóm thoái hóa cột sống. Thuật ngữ đề cập đến tình trạng các xương sống xuất hiện các mỏm gai ở mặt trước và hai bên đĩa sụn, đốt sống và dây chằng. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do thoái hóa tự nhiên, viêm khớp cột sống mạn tính, sự lắng đọng canxi lâu ngày, chấn thương, tai nạn… Bệnh phát triển chủ yếu tại khu vực cột sống cổ, cột sống thắt lưng, một vài trường hợp đặc biệt có thể xuất hiện, gai cột sống có thể xuất hiện ở cột sống ngực (hiếm gặp).

tập gym khi bị gai cột sống có sao không
Gai cột sống là thuật ngữ đề cập đến tình trạng các xương sống xuất hiện các mỏm gai ở mặt trước và hai bên đĩa sụn, đốt sống và dây chằng.

Hầu hết người bị gai cột sống đều xuất hiện triệu chứng co cứng, nhức mỏi cột sống và sau đó là cảm giác đau tại khu vực xuất hiện các mỏm gai. Cơn đau được cảm nhận rõ ràng hơn khi bệnh nhân di chuyển nhanh, mạnh. Khi gai cột sống chèn ép lên dây thần kinh thực vật, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình nghiêm trọng hơn như tê bì, nhức mỏi, rối loạn tiểu tiện…

Bên cạnh việc dùng thuốc để khắc phục tình trạng trên, bệnh nhân cần thay đổi lối sống, phong cách sinh hoạt hằng ngày (ăn uống, vận động) cho phù hợp. Việc áp dụng các biện pháp thể dục thể thao quá sức chịu đựng như cử tạ, thể dục dụng cụ, hoặc các bài tập vận động quá lao lực và khó khăn đều dễ khiến bệnh thêm trầm trọng.

Theo đó, bệnh nhân bị bệnh gai cột sống nói riêng và xương khớp nói chung nếu muốn bắt đầu một bài tập thể hình nào đều nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn và xây dựng chương tình tập luyện phù hợp, tránh luyện tập không đúng cách khiến bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn.

Một số lưu ý giúp tập gym đúng cách, hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống

Để tập gym đúng cách và hiệu quả, trong quá trình thực hiện các bài tập, bạn cần lưu ý một số thông tin sau đây:

Chọn trang phục luyện tập phù hợp: Trang phục tập gym nên thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi. Hạn chế mặc đồ quá ôm, bó sát gây khó chịu cho cơ thể.

Khởi động nhẹ nhàng và thư giãn sau khi tập: Trước khi bắt đầu mỗi bài tập thể hình, bạn nên dành 10 – 15 phút để khởi động để làm nóng cơ thể. Kết thúc mỗi bài tập, nên tắm lại bằng nước ấm để giãn cơ và các mạch máu.

Tập các bài tập riêng dành cho người bị gai cột sống: Tham khảo ý kiến của bác sĩ, huấn luyện viên hoặc người có kinh nghiệm về bệnh gai cột sống để được tư vấn bài tập và cường độ tập luyện phù hợp.

Tập trung cao độ khi luyện tập: Tập luyện gym điều độ, đúng kỹ thuật và đúng cách sẽ hạn chế tối đa tình trạng đau cột sống, căng cứng các cơ, giảm đau, gai cột sống. Với bệnh nhân bị gai cột sống thắt lưng, bạn nên mang các đai đeo lưng để nâng đỡ cột sống, hạn chế chấn thương.

Các bài tập nên tránh: Thực hiện các bài tập sau có thể khiến cho tình trạng gai cột sống trở nên nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Nhất vật nặng qua đầu
  • Đặt vật nặng lên vai
  • Gập cơ bụng (không thích hợp cho người bị đau lưng, cổ).
  • Chống đẩy (động tác này có thể gây đau phần vai và lưng).
  • Bài tập xoay lưng hoặc xoay cổ quá mức.
  • Chạy bộ, bóng rổ.

Các môn thể thao khác phù hợp cho người bị bệnh gai cột sống

Ngoài gym, bạn vẫn có nhiều sự chọn lựa khác để hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống, bao gồm:

Đi bộ

Đây là giải pháp được nhiều người chọn lựa bởi tính chất đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn công sức nhưng mang lại hiệu quả tích cực. Mỗi ngày, bạn chỉ cần dành khoảng 30 phút  – 1 tiếng đi bộ với tốc độ vừa phải, kết hợp hít thở sâu là có thể cải thiện sức khỏe xương khớp và giúp cơ thể khỏe mạnh.

bị gai cột sống có nên tập gym không
Đi bộ 30 phút  – 1 tiếng mỗi ngày, kết hợp hít thở sâu có thể cải thiện sức khỏe xương khớp.

Tập yoga

Yoga là bộ môn phát huy tác dụng rất tốt trong việc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống. Tập yoga đều đặn giúp cho cơ, xương và các khớp luôn dẻo dai, linh hoạt. Nếu cảm thấy đau nhức trong quá trình thực hiện, bạn có thể dừng lại một chút để nghỉ ngơi.

Bơi lội

Một trong những hoạt động thể dục thể thao góp phần không nhỏ đến việc cải thiện chức năng xương khớp, giảm mật độ các gai xương cột sống đó là bơi lội. Bên cạnh đó, bơi lội còn giúp cơ thể linh hoạt, dẻo dai, hạn chế tối đa các bệnh liên quan đến xương khớp.

Tóm lại, người bị gai cột sống có thể tập gym. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến chuyên gia để chọn lựa những bài tập phù hợp, cường độ luyện tập nên vừa phải. Tránh tuyệt đối các bài tập mạnh, quá sức, tập luyện cường độ cao trong thời gian dài vì điều này có thể khiến gai xương chèn ép mạnh vào thần kinh, gây đau đớn dữ dội. Bên cạnh việc luyện tập gym, bạn cũng có thể cân nhắc đến hoạt động vận động nhẹ nhàng, tốt cho sức khỏe xương khớp khác như đi bộ, bơi, yoga…

Có thể bạn quan tâm

Thông tin về bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh và cách điều trị

Bệnh học gai đôi cột sống bẩm sinh

Gai đôi cột sống bẩm sinh là một dạng dị tật bẩm sinh, xảy ra do sự phát triển bất...

Phương pháp chữa gai cột sống bằng vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu thường được chỉ định cho các tình trạng gai cột sống lưng hoặc cổ để tăng...

Bệnh gai xương cổ tay

Bệnh gai xương cổ tay: Thủ phạm gây cơn đau nhức kinh hoàng

Bệnh gai xương cổ tay thuộc một dạng của hội chứng ống cổ tay do sự phát triển của các...

Gai đôi cột sống L5 là gì? Chữa trị như thế nào?

Gai đôi cột sống L5 là một trong ba dạng gai đôi cột sống thường gặp nhất. Đây là bệnh...

Bệnh gai xương khớp gối

Tìm hiểu về bệnh gai xương khớp gối

Theo các nghiên cứu và đánh giá mới đây của tổ chức JAMA, gai xương khớp gối là bệnh lý...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *