Viêm Lợi Khi Mang Thai: Biểu Hiện và Cách Chữa An Toàn
Viêm lợi khi mang thai là một trong vấn đề thường gặp, nếu không điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên do viêm lợi giai đoạn đầu gây ra ít triệu chứng khiến bà bầu chủ quan, không khám chữa sớm. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài phát sinh biến chứng nguy hiểm.
Viêm lợi khi mang thai do đâu gây ra?
Viêm lợi là tên gọi khác của tình trạng viêm nướu răng, bệnh xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Trong đó, bà bầu là nhóm đối tượng dễ mắc phải nhất. Theo thống kê cho thấy, có đến hơn một nửa số lượng phụ nữ trong giai đoạn mang thai bị viêm lợi trong tam cá nguyệt đầu và tam cá nguyệt cuối thai kỳ.
Viêm lợi khi mang thai do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, nguyên nhân gốc rễ gây bệnh xuất phát từ quá trình tích tụ mảng bám trên răng hình thành cao răng, tạo nơi lưu trú cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Chúng giải phóng ra các độc tố gây kích thích mô nướu, phá hủy răng, gây đau nhức, sưng phù nướu răng,… từ đó làm răng trở nên nhạy cảm hơn.
Các yếu tố góp phần tăng nguy cơ mắc viêm lợi trong thai kỳ có thể kể đến như:
Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ
Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề răng miệng. Chẳng hạn ăn nhiều đồ ngọt không đánh răng trước khi ngủ, đánh răng không đúng cách, lười đánh răng hàng ngày,… khiến thức ăn thừa bám lại trên răng, tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi.
Trường hợp viêm lợi khi mang thai cũng do nguyên nhân này gây ra. Nếu bà bầu không chủ động điều chỉnh thói quen này, lâu dần có thể gặp phải nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm hơn. Không chỉ ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, sức khỏe của bà bầu, viêm nhiễm nặng còn có khả năng tác động đến thai nhi, gây hại cho thai kỳ.
Tham khảo thêm: Viêm Lợi Có Mủ Uống Thuốc Gì Giúp Bệnh Khỏi Nhanh Hơn?
Thay đổi nội tiết tố khi mang thai
Một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai mắc bệnh nha khoa, trong đó điển hình là bệnh viêm lợi có liên quan mật thiết đến yếu tố nội tiết. Theo đó, cơ thể phụ nữ khi mang thai diễn ra nhiều thay đổi bên trong. Hormone tăng giảm đột ngột khiến cho bà bầu gặp phải một số vấn đề không mong muốn.
Nướu răng lúc này trở nên nhạy cảm và dễ tổn thương. Đồng thời trên răng bám dính nhiều mảng bám, cao răng khó loại bỏ làm nướu bị sưng, chảy máu khi đánh răng hoặc thậm thí không tác động cũng làm nướu bị chảy máu.
Bên cạnh đó, cơ thể phụ nữ khi mang thai trở nên nhạy cảm hơn, hệ miễn dịch và sức đề kháng suy yếu khiến cho vi khuẩn dễ dàng tấn công, gây hại cho sức khỏe. Không chỉ gây viêm lợi, bà bầu còn dễ gặp phải các bệnh lý nha khoa, bệnh tiêu hóa và nhiều vấn đề khác.
Bà bầu bị thiếu hụt dinh dưỡng
Thiếu dinh dưỡng khi mang thai là một trong những vấn đề quan trọng có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi. Đối với thai phụ, nếu trong thai kỳ cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, thiếu hụt vitamin, khoáng chất thiết yếu sẽ làm phát sinh các vấn đề về răng miệng, tiêu hóa, hô hấp,…
Trong đó, điển hình là sự thiếu hụt vitamin C, canxi,… làm cho răng yếu hơn, dễ bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm. Viêm lợi khi mang thai là tình trạng thường xảy ra do bà bầu ăn không đủ chất. Để phòng tránh nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi, bạn đọc nên điều chỉnh lại thực đơn ăn uống hàng ngày.
Biểu hiện viêm lợi khi mang thai
Tương tự như các trường khác, phụ nữ khi mang thai bị viêm lợi giai đoạn đầu không gây quá nhiều đau đớn. Các biểu hiện thường nhẹ nhàng khiến cho chị em phụ nữ chủ quan không kiểm tra và chữa trị sớm. Đến khi bệnh phát triển, viêm nhiễm lan rộng kéo theo nhiều triệu chứng khó chịu.
Do đó, bà bầu được khuyến khích thường xuyên kiểm tra, theo dõi các bất thường và thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ sớm. Dưới đây là một vài biểu hiện viêm lợi khi mang thai, chị em nên lưu ý:
- Nướu xung quanh răng sưng đỏ, gây đau nhức, phù nề hơn so với các nướu xung quanh. Khi sờ vào có cảm giác mềm, hơi đau, bên trong như chứa nước.
- Màu sắc nướu răng thay đổi bất thường, nướu chuyển sang màu đỏ, tím sẫm do vi khuẩn tấn công quá mức.
- Nướu răng trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị chảy máu đặc biệt là khi đánh răng hoặc ăn những món quá cứng, khô, khó nhai.
- Miệng có mùi hôi bất thường, cao răng tích tụ ngày càng nhiều, trường hợp nặng răng còn có dấu hiệu lung lay nhẹ.
Viêm lợi khi mang thai có tỷ lệ xảy ra cao, tuy nhiên do triệu chứng thường dễ bị nhầm lẫn nên nhiều người chủ quan, không điều trị sớm. Trường hợp viêm lợi nặng có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Tham khảo thêm: Viêm Lợi Có Ăn Được Thịt Gà Không? Nha Sĩ Chia Sẻ
Viêm lợi khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
Viêm lợi khi mang thai nếu không được phát hiện và điều trị, viêm nhiễm dần dần nặng hơn chuyển thành viêm nha chu, kéo theo nhiều vấn đề nha khoa khác. Khi đó, các triệu chứng khó chịu ngày càng nặng nề hơn khiến bà bầu gặp khó khăn trong việc nhai nuốt thức ăn, dẫn đến chán ăn, lười ăn, cơ thể không được hấp thu đủ dưỡng chất.
Ngoài ra, các vấn đề răng miệng chuyển nặng có thể khiến răng yếu hơn, dễ lung lay và dễ rụng. Trường hợp mất răng có thể khiến khớp nhai bị lệch, ảnh hưởng đến các răng lân cận, răng hàm trên,… không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác.
Các triệu chứng khó chịu do bệnh răng miệng gây ra làm bà bầu biếng ăn, đau nhức khi nhai dễ khiến cơ thể không nạp đủ dưỡng chất. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể người mẹ mà còn gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Trẻ có thể sinh ra thiếu chất, nhẹ cân, chậm lớn,… do chịu ảnh hưởng từ các bệnh lý mà người mẹ gặp phải trong quá trình mang thai.
Cách chữa viêm lợi khi mang thai an toàn
Việc mắc viêm lợi khi mang thai có thể điều trị dễ dàng nếu bà bầu phát hiện sớm. Trường hợp kéo dài không can thiệp, nướu răng sưng phồng, mảng bám tích tụ ngày càng nhiều tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi và tiếp tục tấn công gây hại. Tổn thương ở nướu răng nặng nề sẽ gây khó khăn cho công tác điều trị kiểm soát bệnh.
Do đó, bà bầu nên chủ động đến gặp bác sĩ khi nhận thấy nướu răng có biểu hiện bất thường. Bác sĩ sẽ kiểm tra, thăm khám bằng các biện pháp phù hợp, sau đó đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị cho từng trường hợp. Dưới đây là các cách chữa viêm lợi khi mang thai được áp dụng phổ biến hiện nay, bạn đọc có thể tham khảo:
Điều trị y tế theo hướng dẫn
Tại cơ sở y tế, bà bầu sẽ được bác sĩ kiểm tra và hướng dẫn cách điều trị viêm lợi (viêm nướu răng) nói riêng và các bệnh lý răng miệng nói chung khác. Dựa vào mức độ, vị trí, diện tích nướu sưng viêm bác sĩ có thể chỉ định cạo cao răng và cho bệnh nhân sử dụng thuốc.
Bà bầu tuyệt đối không tự ý dùng thuốc bừa bãi để tránh gặp phải các tác dụng phụ khiến thai kỳ gặp sự cố, nhất là rất nguy hại cho thai nhi. Thuốc chỉ dùng khi được bác sĩ kê toa và sử dụng theo hướng dẫn để phòng ngừa các rủi ro không mong muốn. Dưới đây là các cách điều trị được áp dụng cho thai phụ khi bị viêm lợi:
- Lấy cao răng: Răng có nhiều mảng bám khiến cho bà bầu bị viêm nướu thường xuyên. Để ngăn chặn sự viêm nhiễm tiếp tục kéo dài và biến chứng, việc loại bỏ cao răng là cách được áp dụng trước hết. Phương pháp thực hiện đơn giản, nhanh gọn không gây đau đớn cho bà bầu, trong thời gian thực hiện có thể khiến bà bầu hơi cảm thấy khó chịu. Sau khi cao răng được loại bỏ, tình trạng viêm sẽ được cải thiện đáng kể, giúp hơi thở của mẹ bầu thơm tho hơn.
- Dùng thuốc: Chỉ định dùng thuốc cho đối tượng sau khi lấy cao răng nhưng tình trạng viêm vẫn tiếp diễn. Một số thuốc được dùng như thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc kháng sinh,… Bà bầu chỉ nên dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, không sử dụng tùy tiện khiến thai kỳ bị ảnh hưởng.
Vậy trong trường hợp viêm lợi khi mang thai đã phát sinh biến chứng phải làm sao? Đối với bệnh nhân bị viêm nhiễm nặng, xuất hiện túi nha chu, sưng nướu răng, chảy máu và tụt lợi,… bác sĩ cân nhắc chỉ định phẫu thuật cho thai phụ. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng trong trường hợp thật sự cần thiết, đồng thời phải qua kiểm tra, chẩn đoán thận trọng trước khi thực hiện.
Tham khảo thêm: Sưng Nướu (Lợi) Răng Cửa Do Đâu? Nên Điều Trị Thế Nào?
Khắc phục bằng mẹo tại nhà
Viêm lợi được đánh giá là tình trạng răng miệng nhẹ có thể khắc phục bằng biện pháp tại nhà, đặc biệt là ở giai đoạn đầu. Trường hợp mẹ bầu phát hiện viêm lợi sớm, tham khảo áp dụng một số mẹo chữa đơn giản như sau:
- Súc miệng bằng nước muối: Muối có tính kháng khuẩn cao, được dùng trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về răng miệng. Dùng nước muối loãng ấm súc miệng là cách giúp giảm viêm lợi khi mang thai an toàn và hiệu quả. Bà bầu có thể thực hiện mỗi ngày, áp dụng kiên trì không chỉ giảm viêm mà còn giúp răng chắc khỏe, phòng nguy cơ sâu răng.
- Dùng nha đam tươi: Nha đam có tính mát giúp thanh nhiệt cơ thể, giải độc, giảm nóng trong, viêm nhiễm và giúp vết thương mau chóng phục hồi. Mẹo dùng nha đam trị viêm lợi cho bà bầu khá lành tính, đơn giản dễ thực hiện. Sau khi đánh răng, bà bầu dùng gel nha đam tươi thoa lên vùng nướu bị sưng viêm. Tiếp đến dùng nước sạch vệ sinh lại.
Ngoài hai cách làm kể trên, bạn có thể sử dụng nhiều nguyên liệu thiên nhiên khác chữa viêm nướu răng tại nhà. Chẳng hạn sử dụng lá trà xanh, củ nghệ, gừng, tỏi,… Những nguyên liệu này chứa các chất kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Không chỉ giúp làm sạch khoang miệng, giảm viêm nướu, chúng còn giúp khắc phục nhiều vấn đề liên quan khác.
Tuy nhiên các phương pháp dân gian tại nhà chỉ áp dụng khi bệnh chưa chuyển biến nặng. Trường hợp viêm nhiễm lan rộng, khoang miệng xuất hiện các vết lở loét, tổn thương quanh nướu nặng nề,… người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị bằng phương pháp chuyên sâu hơn.
Chăm sóc cơ thể
Ngoài các biện pháp điều trị viêm lợi khi mang thai kể trên, bà bầu nên chủ động điều chỉnh các thói quen ăn uống, sinh hoạt để giúp nâng cao hiệu quả điều trị. Một số lưu ý cho bạn đọc:
Về việc chăm sóc răng miệng:
- Lựa chọn bàn chải đánh răng có lông mềm, khi đánh răng nên dùng lực vừa phải, không đánh quá mạnh gây áp lực lên mô nướu.
- Đánh răng mỗi ngày 2 – 3 lần để làm sạch thức ăn thừa bám trên răng, ngăn ngừa nguy cơ vi khuẩn lan rộng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị viêm lợi.
- Thay thế tăm xỉa răng truyền thống bằng chỉ nha khoa, tăm nước giúp giảm nguy cơ gây tổn thương nướu răng.
- Ngoài ra, bà bầu có thể sử dụng dung dịch nước súc miệng kháng khuẩn, tuy nhiên nên lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Về việc bổ sung dinh dưỡng:
- Bổ sung cho cơ thể đầy đủ dinh dưỡng cần thiết trong quá trình mang thai giúp cơ thể bà bầu khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt. Tránh ăn nhiều tinh bột, đồ ăn ngọt, đồ ăn béo,…
- Ăn rau củ quả, trái cây tươi, uống đủ nước, bổ sung nước ép trái cây tươi giúp cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
- Các thực phẩm được khuyến khích sử dụng giúp bà bầu hỗ trợ điều trị viêm lợi như gừng, tỏi (thực phẩm chống viêm, kháng khuẩn), thực phẩm chứa vitamin C, chất xơ.
Duy trì một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, chăm sóc cơ thể toàn diện trong thời gian mang thai giúp mẹ khỏe, con phát triển tốt. Ngoài ra, khi cơ thể được cung cấp đủ dưỡng chất, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ còn góp phần đẩy nhanh quá trình điều trị viêm lợi khi mang thai hiệu quả hơn. Do đó mẹ bầu nên lưu ý và thực hiện kết hợp để giúp nhanh chóng phục hồi nướu răng, tránh biến chứng.
Tham khảo thêm: Bé Bị Viêm Lợi Nhiệt Miệng Phải Làm Sao? [Mẹ Nên Biết]
Phương pháp phòng ngừa viêm lợi khi mang thai
Phụ nữ khi mang thai cơ thể có nhiều thay đổi, trong đó nguy cơ mắc viêm lợi nói riêng và các bệnh răng miệng nói chung khác chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Để phòng ngừa rủi ro cho mẹ và thai nhi, chị em phụ nữ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, lựa chọn các sản phẩm chăm sóc răng phù hợp với cơ địa phụ nữ khi mang thai.
- Kiểm soát chế độ dinh dưỡng, cân bằng dưỡng chất nạp vào cơ thể, không ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ ăn quá béo,… Không sử dụng thức uống chứa cồn, chất kích thích, không hút thuốc lá.
- Không nên dùng vật nhọn, cứng xỉa răng có thể gây tổn thương mô nướu khiến vi khuẩn có điều kiện tấn công.
- Không ăn thức ăn quá cứng, dai, khó nhai làm ảnh hưởng đến hệ thống răng lợi.
- Khám nha khoa định kỳ, theo dõi tình trạng răng miệng giúp phát hiện sớm bất thường và điều trị, phòng ngừa rủi ro.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đọc đã có thêm các thông tin về tình trạng viêm lợi khi mang thai. Mặc dù bệnh lý răng miệng này không quá nguy hiểm và có thể điều trị, tuy nhiên cần kiểm soát sớm để phòng ngừa viêm nhiễm lan rộng gây biến chứng. Vì thế, ngay khi nhận thấy biểu hiện bất thường, bà bầu nên thăm khám và xử lý sớm, giúp đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.
Có thể bạn quan tâm
- 10 Cách Trị Viêm Nướu Răng Tại Nhà Hiệu Quả Mà Dễ Dùng
- Cách Trị Viêm Lợi Có Mủ Tại Nhà Bằng Mẹo Hay Dân Gian
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!