Mách mẹ cách giảm đau hông nhanh chóng khi mang thai

1/5 - (1 bình chọn)

Đau hông khi mang thai là tình trạng phổ biến. Mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng tình trạng này có thể khiến mẹ bầu khó chịu. Với những biện pháp đơn giản, mẹ bầu có thể giảm cơn đau hông một cách nhanh chóng.

đau hông khi mang thai
Đau hông là triệu chứng thường gặp ở ba tháng cuối thai kỳ

Đông trùng hạ thảo - quà sức khoẻ quý giá từ thiên nhiên, nâng tầm sức khoẻ, món quà được săn lùng nhất thời Covid. CLICK NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.

Đau hông trong thời gian thai kỳ

Đau hông là triệu chứng thường xuyên xuất hiện trong thời gian thai kỳ. Theo thống kê có khoảng 20% phụ nữ mang thai đều trải qua các cơn đau nhức ở hông.

Cơn đau có thể tập trung ở một bên và ở phía sau hông hoặc ở vùng xương chậu. Ban đầu triệu chứng xuất hiện thoáng qua, dần dần xuất hiện với tần suất dày đặc và đột ngột hơn.

Đau hông có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong thời gian thai kỳ, tuy nhiên triệu chứng này phát sinh thường xuyên ở ba tháng cuối thai kì.

Đau hông khi mang thai có thể do những nguyên nhân sau:

Hormone relaxin

Vào những tháng cuối thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ sản sinh hormone này. Mục đích của việc sản xuất hormone relaxin là tạo không gian cho thai nhi phát triển và chuẩn bị cho giai đoạn sinh nở.

Tuy nhiên khi xương giãn ra một cách đột ngột, mẹ bầu có thể bị đau nhức vùng lưng dưới và hông.

Tăng cân

Khi mang thai, mẹ bầu sẽ có xu hướng tăng cân nhanh chóng. Tăng cân quá nhanh chính là nguyên nhân khiến xương khớp bị đè nén và đau nhức.

giảm đau hông khi mang thai
Tăng cân quá nhanh là nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị đau nhức hông

Tuy nhiên tăng cân là hiện tượng tự nhiên khi mang thai. Bạn không nên điều chỉnh cân nặng hay giảm cân trong thời gian này.

Tư thế

Cơ thể phụ nữ thay đổi khá nhiều khi mang thai. Sự thay đổi này khiến mẹ bầu khó khăn khi thực hiện những tư thế khi sinh hoạt và làm việc. Những tư thế sai lệch này khiến bạn dễ bị đau nhức xương khớp, đặc biệt là ở vị trí hông.

Loãng xương thoáng qua

Loãng xương thoáng qua có thể là nguyên nhân gây đau nhức vùng xương chậu. Loãng xương thoáng qua có liên quan đến tình trạng thiếu hụt canxi và kali.

Khoảng từ tháng thứ 5 thai kỳ, thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển xương. Nếu không đáp ứng đủ hàm lượng canxi và kali cho cả cơ thể và thai nhi, bạn có thể bị loãng xương. Tuy nhiên loãng xương thoáng qua sẽ nhanh chóng được cải thiện sau khi sinh.

Giảm đau hông nhanh chóng khi mang thai

Nếu cơn đau ở hông nghiêm trọng, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị. Trong trường hợp cơn đau nhẹ, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau để cải thiện.

1. Yoga

Yoga là bộ môn luyện tập có nguồn gốc từ Ấn Độ. Bộ môn này đòi hỏi người luyện tập phải kết hợp động tác vật lý với việc điều hòa hơi thở. Yoga có nhiều động tác với nhiều mức độ khác nhau. Do đó phụ nữ mang thai có thể lựa chọn được những động tác có cường độ phù hợp.

Bộ môn này giúp giảm đau hông và cải thiện độ linh hoạt, dẻo dai của khớp. Luyện tập yoga thường xuyên sẽ kéo giãn khung xương chậu, giúp bạn dễ dàng hơn khi sinh nở.

giảm đau hông khi mang thai
Các tư thế trong yoga làm giảm cơn đau hông đồng thời tăng độ dẻo dai và linh hoạt của khớp

Các tư thế cải thiện đau hông cho phụ nữ mang thai, bao gồm:

Bitilasana (Tư thế bò)

Bitilasana là tư thế có cường độ nhẹ nhàng và dễ thực hiện, giúp cột sống linh hoạt và dẻo dai. Ngoài ra tư thế này còn cải thiện khung xương chậu, giảm áp lực lên đốt sống thắt lưng.

Thực hiện:

  • Hai tay và đầu gối chống xuống sàn, mở hông ngang với vai.
  • Từ từ đưa bụng xuống dưới, đồng thời cong cột sống xuống
  • Sau đó nhô cột sống lên cao
  • Thực hiện liên tục từ 5 – 6 lần

Nếu bụng bầu quá lớn khiến bạn không thể thực hiện động tác này. Bạn có thể di chuyển ở tư thế bò, tư thế này có cường độ nhẹ nhàng nhưng vẫn có thể cải thiện được những cơn đau ở hông.

Balasana (Tư thế đứa trẻ)

Balasana là tư thế quen thuộc trong bộ môn yoga. Tư thế này tập trung vào đùi và lưng dưới, giúp giải phóng cơn đau ở các vị trí nói trên. Hơn nữa, Balasana còn kéo giãn cột sống giúp mẹ bầu giảm đau nhức ở lưng trong những tháng cuối thai kỳ.

Bạn phải để dạ dày và ruột rỗng khi thực hiện bài tập này. Thời điểm thực hiện cách bữa ăn ít nhất 6 giờ đồng hồ.

Thực hiện:

  • Qùy xuống sàn và đặt mông trên đùi. Chạm hai ngón chân cái vào nhau.
  • Đưa hông về phía sau, thả lỏng tay, đầu chạm sàn
  • Thở nhẹ nhàng khi thực hiện
  • Nên thực hiện tư thế khoảng 5 – 6 lần

Badha Konasana (Tư thế góc)

Tư thế góc tác động trực tiếp đến vùng xương chậu và đốt sống thắt lưng. Thực hiện thường xuyên sẽ giúp giảm đau hông và mở rộng khung xương chậu.

Thực hiện:

  • Ngồi thẳng lưng, hai chân cong và chạm lòng bàn chân vào nhau
  • Dùng tay nắm cổ chân và duy trì tư thế trong khoảng 30 giây
  • Hít thở sâu khi thực hiện

2. Thuốc giảm đau

Một số loại thuốc giảm đau có thể dùng cho phụ nữ mang thai. Bạn nên trao đổi với dược sĩ để lựa chọn được loại thuốc thích hợp.

Acetaminophen thường được dùng để cải thiện cơn đau hông. Mặc dù không gây ảnh hưởng đến thai nhi nhưng bạn chỉ nên sử dụng khi thực sự cần thiết.

3. Tắm nước ấm

Tắm nước ấm là biện pháp giảm đau hông khi mang thai an toàn và được nhiều mẹ bầu thực hiện. Nhiệt độ ấm sẽ kích thích máu tuần hoàn đến vị trí xương đau nhức, giúp giảm đau và tăng cường độ linh hoạt của cơ quan này.

Bạn có thể ngâm mình trong bồn nước nóng hoặc thấm khăn với nước ấm và đặt lên vùng đau nhức. Nên ngâm trong khoảng 10 – 15 phút để giảm đau và thư giãn cơ thể.

4. Massage

Massage có thể cải thiện cơn đau nhức hông khi mang thai. Bằng những động tác xoa bóp, bạn có thể kích thích tuần hoàn máu, giảm áp lực lên xương chậu, đốt sống thắt lưng. Từ đó làm giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp khi mang thai.

giảm đau hông khi mang thai
Massage kích thích tuần hoàn máu và giảm đau nhức xương khớp

Nếu bạn bị đau nhức thường xuyên, bạn có thể gặp chuyên viên trị liệu để được thực hiện massage chuyên sâu.

5. Cải thiện các tư thế

Như đã đề cập, những tư thế sai lệch khi mang thai chính là nguyên nhân dẫn đến đau hông. Vì vậy, bạn hãy cố gắng cải thiện những thói quen này để làm giảm các triệu chứng nói trên.

Có thể sử dụng gối dành riêng cho bà bầu để giảm áp lực từ bụng bầu lên xương khớp. Hoặc bạn có thể sử dụng đai nâng đỡ để hạn chế tình trạng trọng lượng thai nhi đè nén lên đốt sống thắt lưng. Ngoài ra, bạn cần ngồi và đứng đúng tư thế.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Với các phương pháp vật lý trị liệu YHCT, kết hợp đổi mới theo hướng hiện đại, Trung tâm Đông phương Y pháp đã giúp không ít người bệnh phục hồi chức năng sau tai biến, khỏi liệt dây thần kinh, đi lai, vận động, làm việc bình thường
Các cách chưng yến với táo đỏ thơm ngon bổ dưỡng

5 Cách Chưng Yến Với Táo Đỏ Đơn Giản Giàu Dinh Dưỡng

Chưng yến với táo đỏ ăn giúp bồi bổ cơ thể, cung cấp dinh dưỡng, cải thiện sức khỏe tổng...

Nước Yến Ngân Nhĩ Là Gì? Tác Dụng và Giá Bán Mới Nhất

Nước yến ngân nhĩ là thức uống được làm từ yến sào và ngân nhĩ (nấm tuyết) cùng với một...

Thưởng thức thoải mái trái vú sữa không lo bị tăng cân

Ăn vú sữa có mập không? Đã có lời giải đáp

Vú sữa là loại trái cây nhiệt đới, thơm ngon, bổ dưỡng, mang đến vị ngọt thanh cho người thưởng...

Trầm cảm sau sinh – điều trị sớm để tránh hậu quả đáng tiếc

Trầm cảm sau sinh là nỗi ám ảnh kinh hoàng của nhiều chị em phụ nữ dù là những người...

Trẻ bị thiếu canxi có biểu hiện gì ? Cách khắc phục ra sao?

11 dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ sơ sinh cần được bổ sung

Bé biếng ăn, chán ăn, khó ngủ, thường giật mình vào ban đêm, nhận thức chậm, hay bị nhức mỏi,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.