Bị ung thư buồng trứng có nên mang thai và sinh con?

Bị ung thư buồng trứng có nên mang thai và sinh con không là vấn đề được nhiều nữ giới quan tâm, đặc biệt là những người đang mắc bệnh. Ung thư buồng trứng có khả năng làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và sức khỏe của phụ nữ. Tuy nhiên theo các chuyên gia, không phải tất cả trường hợp bị ung thư đều không thể làm mẹ. Nếu kịp thời phát hiện và chữa ung thư buồng trứng giai đoạn nhẹ, người bệnh vẫn có thể mang thai và sinh con.

Bệnh ung thư buồng trứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Ung thư buồng trứng được xếp vào danh sách những bệnh lý nguy hiểm và có khả năng gây tử vong cao. Mặc dù ung thư buồng trứng có thể được chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị ở giai đoạn nhẹ nhưng đa số các trường hợp đều phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân là do bệnh diễn tiến âm thầm, các triệu chứng của bệnh dễ bị nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa.

Bị ung thư buồng trứng có nên mang thai và sinh con?
Tìm hiểu bị ung thư buồng trứng có nên mang thai và sinh con không? Cơ hội mang thai và lưu ý

Buồng trứng là cơ quan quan trọng do có chức năng phóng noãn và sản xuất trứng phục vụ cho quá trình thụ thai. Chức năng này của buồng trứng được thực hiện bằng cách điều hòa hai nội tiết tố quan trọng của nữ là progesterone và estrogen.

Chính vì thế, bất kỳ thay đổi nào về buồng trứng hay chức năng của buồng trứng đều làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh nội tiết tố, chu kỳ kinh nguyệt và chức năng sinh sản. Ngoài ra buồng trứng còn có khả năng quyết định tỉ lệ mang thai và sinh sản của phụ nữ.

Ung thư buồng trứng thể hiện cho sự bất bình thường ở buồng trứng, ngay tại cơ quan này xuất hiện khối u ác tính. Theo nghiên cứu, những khối u ác tính hình thành và phát triển từ các tế bào đột biến.

Vì hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể không thể chống lại tế bào ung thư nên bệnh ung thư buồng trứng hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ thể giống như những dạng ung thư khác. Thông thường bệnh sẽ không được phát hiện ở giai đoạn đầu do triệu chứng mờ nhạt và dễ gây nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa.

Sau khi xuất hiện, bệnh ung thư buồng trứng sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của buồng trứng, gây rối loạn kinh nguyệt. Trong trường hợp không sớm phát hiện và điều trị, tế bào ung thư sẽ lây lan, phá hủy mô, hạch bạch huyết và cơ quan xung quanh.

Khi di căn ra xa hơn, tế bào ung thư sẽ gây suy đa tạng, làm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan ở xa, làm giảm chức năng hoặc cơ thể gây ung thư thứ phát tại những cơ quan này. Điều này khiến sức khỏe suy yếu, tăng nguy cơ tử vong trong thời gian ngắn.

Theo kết quả nghiên cứu, nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng sẽ cao hơn ở người có tiền sử bản thân hoặc tiền sử gia đình bị ung thư, đặc biệt là ung thư bàng quang, ung thư vú. Đối với trường hợp này, tế bào bình thường sẽ đột nhiên phát triển mất kiểm soát và trở thành tế bào ung thư, sau đó hình thành khối u ác tính tại buồng trứng.

Ung thư buồng trứng làm ảnh hưởng đến sự sản sinh nội tiết tố, chu kỳ kinh nguyệt và chức năng sinh sản
Bất kỳ thay đổi nào về buồng trứng như ung thư buồng trứng đều làm ảnh hưởng đến sự sản sinh nội tiết tố, chu kỳ kinh nguyệt và chức năng sinh sản

Tham khảo thêm: Chưa quan hệ có bị ung thư buồng trứng không?

Bị ung thư buồng trứng có nên mang thai và sinh con?

Bị ung thư buồng trứng có nên mang thai và sinh con không là thắc mắc của nhiều người phụ nữ, đặc biệt là những người đang mắc bệnh. Theo các chuyên gia những người bị ung thư buồng trứng nên mang thai và sinh con khi có nhu cầu và đảm bảo các điều kiện thuận lợi xung quanh căn bệnh này. Cụ thể như: Bệnh đang trong giai đoạn nhẹ, ung thư đã được kiểm soát, thể trạng tốt, đã ngưng điều trị với thuốc hóa học trong hóa trị hoặc xạ trị….

Nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện và cho ra kết quả như sau: Phụ nữ bị ung thư buồng trứng vẫn còn khả năng thụ thai và sinh con khỏe mạnh với điều kiện ung thư ở giai đoạn nhẹ, tế bào ung thư chưa di căn và đang được kiểm soát tốt.

Khả năng mang thai của mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau do có thể trạng và giai đoạn ung thư khác nhau. Đối với những bệnh nhân bị suy tạng, có dấu hiệu suy nhược cơ thể hoặc đang trong quá trình điều trị ung thư, việc mang thai gặp nhiều khó khăn, thai nhi có thể bị ảnh hưởng và chịu nhiều hệ lụy từ các thuốc hóa học.

Đối với những người phụ nữ sớm phát hiện và chữa ung thư buồng trứng ở giai đoạn đầu, tế bào ung thư chưa lan rộng, khối u ung thư có kích thước nhỏ hoặc chỉ mới hình thành ở một bên buồng trứng, không có dấu hiệu di căn… người bệnh có thể mang thai như mong muốn. Tuy nhiên bạn cần thông báo với bác sĩ nếu có ý định mang thai.

Thông thường trước khi mang thai, bệnh nhân sẽ được yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ một bên buồng trứng. Bên buồng trứng còn lại sẽ được nuôi dưỡng, chăm sóc giúp khôi phục chức năng sinh sản, đủ sức khỏe để thực hiện quá trình thụ thai và sinh con.

Nếu đang trong quá trình hóa trị ung thư buồng trứng hoặc xạ trị, bệnh nhân cần dời thời gian mang thai nếu có nguyện vọng. Vì việc mang thai trong thời gian này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Tóm lại, bệnh nhân bị ung thư buồng trứng vẫn có khả năng mang thai và sinh con khỏe mạnh khi bệnh được phát hiện và chữa trong giai đoạn I hoặc giai đoạn II, tế bào ung thư chưa di căn và đã được kiểm soát. Tuy nhiên, trước khi quyết định mang thai, người bệnh cần có sự xem xét của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra trong thời kỳ mang thai, thai phụ cần kiểm tra sức khỏe định kỳ theo sự hướng dẫn của bác sĩ và nên được bác sĩ theo dõi sát sao. Bên cạnh việc kiểm tra sức khỏe của thai nhi, thai phụ sẽ được kiểm tra sự phát triển của khối u. Điều này giúp phòng ngừa tế bào ung thư di căn hoặc ung thư buồng trứng tái phát sau sinh nở.

Bệnh nhân bị ung thư buồng trứng vẫn có khả năng mang thai và sinh con khỏe mạnh
Bệnh nhân bị ung thư buồng trứng vẫn có khả năng mang thai và sinh con khỏe mạnh khi bệnh được phát hiện và chữa trị trong giai đoạn nhẹ

Trong trường hợp kết quả của các xét nghiệm cho thấy ung thư có dấu hiệu di căn, lây lan đến buồng trứng còn lại, người bệnh bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ cả hai buồng trứng. Khi đó người bệnh sẽ không còn khả năng sinh sản và mang thai tự nhiên.

Bên cạnh đó khi cả hai bên buồng trứng bị cắt bỏ, chức năng vận hành của những cơ quan khác và nội tiết tố nữ sẽ bị rối loạn dẫn đến vô sinh. Tuy nhiên nếu việc có con là điều cần thiết, người bệnh có thể xem xét và áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo.

Những trường hợp bị ung thư buồng trứng nặng, từ giai đoạn III trở đi, tế bào ung thư di căn sẽ không được khuyến khích mang thai. Nguyên nhân là do tế bào ung thư cùng các phương pháp điều trị sẽ làm tăng nguy cơ phát sinh những rủi ro không mong muốn và nghiêm trọng cho cả người mẹ và thai nhi.

Trong trường hợp tế bào ung thư đã di căn khiến những cơ quan khác bị ảnh hưởng, bệnh nhân buộc phải chữa trị suy đa tạng, sử dụng thuốc chứa hàm lượng hóa chất cao, hóa trị hay xạ trị để kéo dài thời gian sống sót. Trường hợp này tuyệt đối không được mang thai..

Tuy nhiên nếu phát hiện bệnh ung thư buồng trứng sau khi mang thai, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và tìm ra những phương pháp thích hợp nhất để có thể bảo vệ thai nhi tránh khỏi những tác dụng phụ của thuốc.

Tham khảo thêm: Người bị u nang buồng trứng có quan hệ được không?

Cơ hội mang thai sau khi cắt một bên buồng trứng

Buồng trứng là cơ quan sinh sản quyết định khả năng thụ thai và sinh con thành công của nữ giới. Cơ quan này có nhiệm vụ điều hòa hoạt động của các hormone sinh dục nữ và phóng noãn. Chỉ khi sự phóng noãn diễn ra thì chu kỳ kinh nguyệt mới xuất hiện. Trong trường hợp trứng kết hợp với tinh trùng của nam giới thì quá trình thụ thai sẽ xảy ra.

Đối với những người phụ nữ đã phẫu thuật cắt một bên buồng trứng do tế bào ung thư, khối u, viêm buồng trứng… thì khả năng mang thai tự nhiên sẽ giảm đáng kể nhưng vẫn có thể xảy ra. Khả năng thụ thai thành công là 80 đến 90% khi hai buồng trứng khỏe và khả năng thụ thai thành công là 50% một bên buồng trứng đã bị cắt bỏ.

Do cấu tạo của cơ quan sinh sản nữ giới gồm hai ống dẫn trứng và hai buồng trứng hoạt động tách biệt nên khi một bên buồng trứng bị cắt bỏ thì ống dẫn trứng cùng buồng trứng còn lại sẽ tiếp tục nhiệm vụ phóng noãn, điều hòa nội tiết tố và giúp quá trình thụ thai diễn ra khi gặp tinh trùng.

Thông thường tỉ lệ mang thai thành công của những người phụ nữ đã cắt một bên buồng trứng do ung thư là 30%. Tuy nhiên tỉ lệ này có thể được nâng cao bằng những phương pháp hỗ trợ tăng cường sức khỏe và chức năng của buồng trứng. Các phương pháp sẽ được lựa chọn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ khó thụ thai của mỗi người.

Ngược lại, noãn không được sản xuất khi hai bên buồng trứng đều bị cắt bỏ. Chính điều này khiến phụ nữ không thể mang thai tự nhiên khi bị ung thư buồng trứng giai đoạn nặng. Tuy nhiên việc không thể mang thai do chức năng buồng trứng không còn có thể được giải quyết thông qua nhiều phương pháp hỗ trợ sinh sản như cấy phôi trực tiếp vào tử cung hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.

Khi thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, nữ giới cần phải đảm bảo tế bào ung thư đang được kiểm soát, tình trạng sức khỏe đủ tốt để tiếp nhận sự phát triển của phôi, đồng thời điều kiện phát triển của thai nhi cũng được đáp ứng trong suốt thời kỳ mang thai. Bởi trong nhiều trường hợp, mặc dù nữ giới đã thụ thai thành công nhưng gây ra nhiều rõ ro hoặc không có khả năng nuôi dưỡng thai nhi do sức khỏe của thai phụ không được đảm bảo.

Trong trường hợp cắt bỏ một hoặc đã cắt bỏ cả hai bên buồng trứng nhưng vẫn có mong muốn thụ thai và sinh con, người vợ hoặc cả hai vợ chồng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có hướng giải quyết tốt nhất.

Tỉ lệ mang thai thành công của những người phụ nữ đã cắt một bên buồng trứng do ung thư là 30%.
Tỉ lệ mang thai thành công của những người phụ nữ đã cắt một bên buồng trứng do ung thư là 30% và có thể tăng nhờ biện pháp hỗ trợ

Tham khảo thêm: Cách phòng bệnh ung thư buồng trứng tốt nhất hiện nay

Bị ung thư buồng trứng muốn mang thai và sinh con cần lưu ý gì?

Do là bệnh nguy hiểm nên người bị ung thư buồng trứng nên thường xuyên thăm khám, theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe và sự tiến triển của bệnh lý. Đồng thời cần thông qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nếu có nguyệt vọng sinh con hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động nào khác.

Đối với những trường hợp nhẹ, tế bào ung thư đã được kiểm soát, người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa theo dõi và thường xuyên kiểm tra để đảm bảo quá trình mang thai diễn ra an toàn và suôn sẻ. Những nguyên tắc quan trọng cho người bị ung thư buồng trứng muốn mang thai và sinh con:

  • Theo dõi tình trạng sức khỏe dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời đến bệnh viện và tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa để giải quyết tế bào ung thư, kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa ung thư di căn làm phát sinh biến chứng. Nếu có nguyện vọng mang thai, bạn cần kiểm soát tốt tế bào ung thư, ổn định bệnh lý trước khi mang thai để phòng ngừa bệnh tái phát làm ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Bổ sung vào chế độ ăn uống những loại thực phẩm giàu protein, vitamin, axit béo omega-3 và nhiều khoáng chất dinh dưỡng khác. Đồng thời hạn chế sử dụng mỡ động vật, thức ăn nhiều chất béo, thực phẩm giàu estrogen. Thực đơn dinh dưỡng này sẽ góp phần đẩy lùi bệnh, phòng ngừa ung thư tiến triển theo chiều hướng xấu.
  • Nên giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan, cần suy nghĩ tích cực về tình trạng bệnh và hướng điều trị. Không nên lo lắng, căng thẳng, stress. Điều này sẽ giúp hỗ trợ đẩy lùi bệnh ung thư buồng trứng, tránh tăng nguy cơ hình thành khối u ác tính.
  • Có thể kiểm soát căng thẳng và nâng cao thể trạng bằng cách luyện tập yoga, ngồi thuyền hoặc đi bộ nhẹ nhàng.

Bài viết là thông tin chi tiết giúp làm rõ hơn về vấn đề người bị ung thư buồng trứng có nên mang thai và sinh con không, cơ hội mang thai và những lưu ý. Thông qua bài viết có thể thấy nữ giới vẫn có khả năng mang thai và sinh con tự nhiên khi mắc bệnh ung thư buồng trứng.

Đối với những trường hợp nặng, buộc phải cắt bỏ hai buồng trứng, những phương pháp hỗ trợ sinh sản sẽ giúp người bệnh giải quyết nguyện vọng làm mẹ của mình. Vì thế điều cần thiết nhất là sớm thăm khám và điều trị ung thư, giữ tinh thần lạc quan, nâng cao thể trạng và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

điều trị ung thư buồng trứng bằng đông y

Cách điều trị bệnh ung thư buồng trứng bằng đông y

Điều trị ung thư buồng trứng bằng đông y là giải pháp an toàn được nhiều người áp dụng. Đây là cách đơn giản giúp hỗ trợ kiểm soát bệnh...

Độ tuổi dễ bị ung thư buồng trứng cần cảnh giác!

Độ tuổi dễ bị ung thư buồng trứng nhất là độ tuổi sinh sản, phụ nữ mãn kinh và tiền...

Phương pháp xác định giai đoạn ung thư buồng trứng

Các giai đoạn ung thư buồng trứng – Điều cần biết

Ung thư buồng trứng có 4 giai đoạn phát triển chính. Bệnh khởi phát ở giai đoạn đầu với các...

Ung thư buồng trứng: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

Ung thư buồng trứng là tình trạng một số tế bào phát triển bất thường dẫn đến sự phân chia...

phòng bệnh ung thư buồng trứng

Cách phòng bệnh ung thư buồng trứng tốt nhất hiện nay

Các chuyên gia khuyến cáo, nữ giới cần nghiêm túc thực hiện tốt việc phòng ngừa bệnh ung thư buồng...

Chưa quan hệ có bị ung thư buồng trứng không?

Chưa quan hệ có bị ung thư buồng trứng không là vấn đề chung được nhiều nữ giới quan tâm....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *