Tìm hiểu cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp cấy chỉ
Cấy chỉ là một trong những phương pháp được sử dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm. Nó được xem là một bước tiến mới trong châm cứu, mang lại hiệu quả nhanh chóng trong việc khắc phục các triệu chứng bệnh. Cùng tìm hiểu rõ hơn về cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp cấy chỉ thông qua bài viết sau.
Phương pháp cấy chỉ là gì?
Cấy chỉ còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như nhu châm, chôn chỉ, vùi chỉ… Đây là phương pháp sử dụng các chỉ khâu phẫu thuật tự tiêu để để cấy ghép vào huyệt vị. Quá trình các chỉ này tự tiêu trong huyệt vị sẽ tạo ra các tác động lên các huyệt đạo. Điều này dẫn đến sự xuất hiện của những phản ứng trao đổi chất, kích thích giải phóng các chất nội sinh, điều hòa âm dương, khai uất trệ. Đồng thời làm tăng tuần hoàn máu, giúp giảm đau kháng viêm, chống lại quá trình thoái hóa, giúp làm giảm nhiều triệu chứng bệnh lý.
Nó được chỉ định cho nhiều trường hợp khác như mắc bệnh thoái hóa cột sống, đau nhức đầu, đau vai gáy, bị thiểu năng tuần hoàn não, viêm đại tràng mãn tính, đái tháo đường, mỡ trong má cao… Ngoài ra, cấy chỉ còn được nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều mục đích khác nữa. Nó có thể được dùng để nâng cao sức khỏe, điều trị, ngăn ngừa và hồi phục chức năng cho bệnh nhân mắc các bệnh lý khác.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp cấy chỉ
Nguyên lý điều trị của phương pháp này là tác động vào các huyệt đạo, giúp giảm đau, kháng viêm. Do đó, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có thể cân nhắc và lựa chọn phương pháp cấy chỉ để điều trị. Tùy vào từng đối tượng và tình trạng bệnh lý khác nhau mà các bác sĩ sẽ xây dựng một liệu trình điều trị phù hợp. Một liệu trình chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp cấy chỉ được tiến hành như sau:
- Trong mỗi lần điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành cấy chỉ từ 10 – 15 huyệt. Quá trình này sẽ kéo dài trong khoảng từ 15 – 20 phút.
- Các lần thực hiện cấy chỉ sẽ cách nhau khoảng 14 – 15 ngày.
- Thông thường, người bệnh sẽ phải thực hiện từ 3 – 6 lần cấy chỉ cho một liệu trình điều trị. Tuy nhiên, bác sĩ có thể linh hoạt thay đổi số lần điều trị cho bệnh nhân nhưng vẫn đảm bảo chữa dứt điểm bệnh lý.
- Các huyệt cấy chỉ sẽ được xác định tương tự như các huyệt trong châm cứu. Nhưng cũng tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp cấy chỉ có ưu và nhược điểm gì?
Tương tự như các cách chữa trị khác, điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp cấy chỉ cũng có ưu điểm và hạn chế. Cụ thể như sau:
+ Ưu điểm:
- Mang lại hiệu quả nhanh chóng trong việc làm giảm các cơn đau, đồng thời duy trì được tác dụng trong thời gian dài.
- Phương pháp cấy chỉ tác động trực tiếp đến các huyệt bị tổn thương. Do đó, giúp bệnh mau được chữa lành.
- Áp dụng phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm không làm mất nhiều thời gian và ít tốn kém chi phí. Do đó, thích hợp cho nhiều đối tượng.
+ Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm, chữa bệnh bằng phương pháp này cũng có nhiều hạn chế. Trong trường hợp không may, bệnh nhân có thể gặp phải các vấn đề sau đây:
- Bị nhiễm khuẩn do thầy thuốc sát khuẩn không sạch, không đeo gang tay bảo vệ, do tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
- Nếu xác định và điều trị không đúng các huyệt cần thiết, bệnh nhân có thể bị tê liệt.
Cần lưu ý gì khi dùng phương pháp cấy chỉ
Để quá trình điều trị bệnh diễn ra được thuận lợi, an toàn, bệnh nhân cần lưu ý một số điều như sau:
- Tuân thủ theo đúng liệu trình chữa trị mà thầy thuốc đã chỉ định.
- Phải tìm đến các cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ các máy móc cần thiết, đảm bảo vô khuẩn tốt để tiến hành cấy chỉ.
- Trước khi cấy chỉ, cần tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ. Không được tắm trong vòng 6 tiếng đồng hồ sau khi được điều trị. Cần tránh những nơi ô nhiễm, gió lùa.
- Không được ăn quá no hoặc quá đói, không được làm việc nặng, không được dùng các chất kích thích, các thực phẩm hư cá, cua, tôm, mực, đồ nếp… khi bị bệnh.
- Sau khi được cấy chỉ, nếu thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường, phải nhanh chóng đi khám để được hướng dẫn xử lý.
Có thể bạn quan tâm
ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!