Thoát vị đĩa đệm lồng ngực: Triệu chứng, chẩn đoán & điều trị

Đau là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm lồng ngực và có thể được phân lập ra phần lưng trên hoặc lan tỏa theo các rễ thần kinh. Triệu chứng đau càng trầm trọng hơn khi ho hoặc hắt hơi.

Những cơn đau có thể dễ dàng nhận thấy ở phần ngực hoặc bụng. Thông thường các triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với các rối loạn về tim, phổi, thận và đường tiêu hóa cũng như các nguyên nhân về cơ xương khớp khác. Tình trạng bệnh có thể nhầm lẫn với nhiều bệnh khác như gãy cột sống, nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa.

thoát vị đĩa đệm lồng ngực
Một trong những bệnh mà chúng ta có thể gặp phải là bệnh thoát vị đĩa đệm lồng ngực 

Bệnh thoát vị đĩa đệm ở lồng ngực là thoát vị đĩa đệm ở vùng tủy sống, xuất hiện cùng với các bệnh liên quan đến cơ quan này (rối loạn chức năng tủy sống). Lúc này xuất hiện các rối loạn cảm giác, người bệnh có thể mất thăng bằng, tay chân yếu, rối loạn chức năng ruột hoặc bàng quang.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm lồng ngực

Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm lồng ngực thường tương ứng với kích thước cũng như vị trí của thoát vị đĩa đệm. Lúc này vật liệu thoát vị có thể nhô ra theo hướng trung tâm, hướng ngang hoặc hướng vào khu vực trung tâm của đĩa đệm. Thông thường có các triệu chứng điển hình như sau:

triệu chứng thoát vị đĩa đệm lồng ngực
Bệnh thoát vị đĩa đệm lồng ngực làm xuất hiện những cơn đau tập trung ở vùng ngực
  • Đĩa đệm nhô ra trung tâm: thoát vị đĩa đệm này thường gây ra đau lưng trên hoặc các bệnh xương khớp khác. Những cơn đau có mức độ tùy thuộc vào kích thước của đĩa đệm thoát vị và áp lực lên tủy sống. Các dây thần kinh bao xung quanh tủy sống xung quanh vùng lồng ngực, vì vậy thoát vị đĩa đệm lồng ngực có thể gây áp lực lên dây thần kinh và ảnh hưởng đến chức năng của các dây thần kinh liên quan. Trong trường hợp nghiêm trọng, tình trạng thoát vị đĩa đệm lồng ngực có thể làm tê liệt hoạt động của các dây thần kinh từ thắt lưng trở xuống.
  • Thoát vị đĩa đệm một bên: lúc này đĩa đệm có khả năng nằm trên rễ thần kinh chèn giữa cột sống và ngực gây ra những cơn đau ở ngực hoặc vùng bụng.
  • Thoát vị đĩa đệm nghiêng qua một bên : các triệu chứng thường gồm đau lưng trên, đau các cơ ở vùng ngực.

Chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm lồng ngực

Bước đầu tiên trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm lồng ngực luôn bao gồm khám thực tế và xem xét tiền sử bệnh án trước đây của bệnh nhân. Các bác sĩ sẽ bắt đầu bằng các tìm hiểu theo từng triệu chứng của bệnh nhân. Bao gồm:

  • Xác định vị trí của cơn đau
  • Xác định mức độ nghiêm trọng của những cơn đau
  • Những cơn đau thường kèm theo tê, cơ yếu dần, có dấu hiệu nóng da…
điều trị thoát vị đĩa đệm lồng ngực
Gặp bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm lồng ngực

Bác sĩ thường theo dõi bằng cách tìm hiểu bất kì chấn thương nào xảy ra trước khi có biểu hiện đau vùng ngực. Bác sĩ sẽ đặt giả thuyết xem bệnh nhân có bị giảm cân, sốt, khó tiểu trước khi xuất hiện triệu chứng đau lưng trên không. Sau đó mới bắt đầu kiểm tra sức khỏe thực tế của bệnh nhân.

Bệnh nhân cũng đồng thời cung cấp cho bác sĩ thông tin về mức độ đau, vị trí của biểu hiện… Những thông tin này giúp bác sĩ kiểm tra sức khỏe vùng cột sống, cụ thể là xác định được vị trí tổn thương cột sống ở lồng ngực.

Nếu nghi ngờ bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm lồng ngực thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một vài xét nghiệm chẩn đoán như sau:

# Chụp X Quang

Mặc dù không thấy rõ thoát vị đĩa đệm ở vùng lồng ngực nhưng cũng xác định được vị trí của chấn thương. Đồng thời khẳng định được mức độ mất ổn định của vùng cột sống.

chẩn đoán thoát vị đĩa đệm lồng ngực
Thông qua chụp Xquang bác sĩ sẽ chẩn đoán được các biểu hiện của thoát vị đĩa đệm lồng ngực

# Chụp MRI

Tức là sử dụng từ trường kết hợp với tia để thể hiện trên màn hình hình ảnh của cột sống. Đây là hình ảnh khá sinh động và chuẩn xác về cột sống của người bệnh.

# Chụp CT

Sử dụng thiết bị để quan sát hình ảnh ba chiều của cột sống

# Chụp Myelogram

Chụp Xquang tủy sống, lúc này bác sĩ sẽ tiêm thuốc đặc biệt vào tủy sống. Lúc này kết quả trên máy chụp X-quang sẽ cho thấy rõ những tổn thương trên cột sống.

Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm lồng ngực

Việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm lồng ngực cần phẫu thuật hay không cần phẫu thuật còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như cơ địa của từng người. Chúng tôi xin cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể như sau:

# Điều trị không cần phẫu thuật

Phương pháp này sẽ bao gồm việc áp dụng một trong những biện pháp dưới đây hoặc kết hợp nhiều biện pháp. Cụ thể như:

điều trị thoát vị đĩa đệm lồng ngực
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để điều trị thoát vị đĩa đệm lồng ngực
  • Dành ra khoảng 1-2 ngày cho việc nghỉ ngơi và tạm dừng các hoạt động có thể gây đau vùng lưng và ngực. Sau đó bệnh nhân dần dần trở lại các hoạt động. Mà bắt đầu có thể là đi bộ nhẹ nhàng.
  • Dùng thuốc giảm đau kê đơn hoặc không kê đơn. Chẳng hạn như thuốc acetaminophen là thuốc chuyên dùng cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm lồng ngực.
  • Thuốc chống viêm được dùng để giảm viêm quanh vùng đĩa đệm bị thoát vị. Đó là thuốc NSAID. Cụ thể là thuốc ibuprofen, thuốc ức chế COX-2, thuốc uống dạng viên steroid…
  • Tiến hành các bài tập vật lý trị liệu theo sự hướng dẫn của các kĩ thuật viên.

# Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm lồng ngực

Phương pháp điều trị này hiếm khi được chỉ định, chỉ được dùng đối với bệnh nhân bị rối loạn chức năng tủy sống, bệnh tiến triển nặng sau khi dùng các phương pháp khác và các cơn đau làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Thông thường việc điều trị này nhằm làm giảm các triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm lồng ngực, giảm áp lực của tủy sống hoặc rễ thần kinh.

điều trị thoát vị đĩa đệm lồng ngực
Khi thoát vị đĩa đệm lồng ngực ở mức độ nặng thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật

Trước đây, các phương pháp phẫu thuật thường được tiếp cận từ vùng đằng sau nên dễ dẫn đến co rút trên tủy sống và không thể làm giảm các triệu chứng dù đã qua phẫu thuật. Gần đây các bác sĩ phát triển các phương pháp phẫu thuật cụ thể:

  • Đối với thoát vị đĩa đệm trung tâm: tiến hành phẫu thuật mở lồng ngực (tiếp cận phía trước qua cột sống ngực. Điều này cũng liên quan đến tiếp cận cột sống qua khoang ngực thay vì qua lưng. Thông thường bác sĩ sẽ tiến hành các vết mổ nhỏ qua quan sát trực tiếp trên video.
  • Thoát vị đĩa đệm lồng ngực bên có thể đạt được hiệu quả thông qua tiếp cận từ phía sau. Bao gồm cắt bỏ xương sườn và gắn một mảnh xương nhỏ vào cột sống mà không tác động vào vùng đĩa đệm.

Bất cứ phương pháp nào cũng phải tuân thủ tuyệt đối theo những gì mà bác sĩ đã chỉ định. Nếu trong quá trình điều trị hoặc sau khi đã điều trị mà có các phản ứng bất thường thì cần phải liên hệ ngay với bác sĩ.

Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Các bài tập dành cho người thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Với các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm cổ đơn giản sau đây sẽ giúp tăng cường sức mạnh...

Quả và hạt đu đủ có công dụng hỗ trợ chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Bật mí cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng hạt đu đủ

Thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện ở những bệnh nhân ở độ tuổi trung niên. Để điều trị bệnh...

Danh sách bác sĩ chữa thoát vị đĩa đệm giỏi ở TPHCM

Thông tin về bác sĩ chữa thoát vị đĩa đệm giỏi ở TPHCM luôn nhận được rất nhiều sự quan...

tổng quan về thoát vị đĩa đệm đa tầng

Tổng quan về bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng

Thoát vị đĩa đệm đa tầng được biết đến là trường hợp nặng của thoát vị đĩa đệm - một...

Trung tâm Thuốc dân tộc tiếp đón nghệ sĩ Phú Thăng điều trị thoát vị đĩa đệm

Hành trình chiến thắng THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM của NSƯT PHÚ THĂNG

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh về xương khớp phổ biến gây đau đớn và hạn chế vận động...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *