Những cách phòng bệnh thoát vị đĩa đệm: Đừng để có bệnh mới chữa

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ, đau đầu, rối loạn đại tiện hoặc nặng hơn là tàn phế suốt đời. Do vậy đừng để đến khi bệnh tìm tới mới tìm cách chữa trị, bạn nên tích cực phòng chống thoát vị đĩa đệm bằng những cách sau.

Cách phòng bệnh thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm tuy dễ mắc nhưng có thể phòng ngừa được

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT về công thức, thành phần trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]

6 cách phòng bệnh thoát vị đĩa đệm bạn cần biết

Việc tránh được các yếu tố gây bệnh sẽ giúp bạn hạn chế được nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm tấn công. Một số giải pháp sau có thể hữu ích với bạn:

1. Nâng vật nặng đúng cách

Khuôn vác vật nặng thường xuyên và không đúng cách chính là nguyên nhân hàng đầu gây thoát vị đĩa đệm. Do vậy bạn cần hạn chế nâng vật nặng quá sức. Trường hợp bắt buộc thì hãy cố gắng thực hiện đúng kỹ thuật để không gây ảnh hưởng đến cột sống và đĩa đệm.

Thao tác bê vật nặng đúng cách như sau:

  • Đầu tiên đứng sát lại vật cần bê
  • Ngồi xổm xuống, lưng giữ thẳng, hai chân dang rộng ra hai bên
  • Hai tay giữ chắc vật nặng và sử dụng cơ bắp chân để đẩy người đứng thẳng, nâng vật nặng lên một cách dứt khoát.

Kêu gọi sự trợ giúp từ người khác hoặc dùng đến máy móc nếu một vật nặng quá sức của bạn.

2. Duy trì trọng lượng khỏe mạnh giúp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Một nghiên cứu được công bố trên tờ International Journal of Obesity (Tạp chí Quốc tế về Béo phì) cho thấy những người có chỉ số BMI trên 25 làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo thừa cân khi còn trẻ đặc biệt gây bất lợi cho sức khỏe đĩa đệm thông qua việc gây áp lực lên lưng dưới.

Do đó, để phòng tránh thoát vị đĩa đệm, bạn nên cố gắng giữ cho cân nặng của mình luôn ở mức hợp lý. Các biện pháp có thể thực hiện bao gồm: Tăng cường ăn rau xanh và trái cây, tránh ăn nhiều chất béo và đồ ngọt; Tập luyện thể dục mỗi ngày…

3. Giữ tư thế đúng trong sinh hoạt hàng ngày

Để hạn chế áp lực lên đĩa đệm, bạn nên tránh đứng lâu, ngồi nhiều. Nên có vài phút nghỉ ngơi, đi lại vận động nhẹ nhàng sau mỗi 1-2 giờ làm việc. Đồng thời, sử dụng ghế xoay để không gây xoắn, vặn cột sống dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

Cách ngăn ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm
Để phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm, bạn không nên ngồi quá lâu một chỗ

Đối với trẻ em, cha mẹ nên hướng dẫn các bé ngồi học ở tư thế đúng. Luôn luôn giữ thẳng lưng và cân bằng hai vai để không gây gù vẹo cột sống, góp phần cho bệnh thoát vị đĩa đệm phát triển sau này.

4. Hạn chế mang giày cao gót

Nhiều chị em phụ nữ rất thích mang giày cao gót để tôn lên vóc dáng của cơ thể mà không biết rằng thói quen này cũng có thể gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm.

Việc mang giày cao gót sẽ làm tăng áp lực lên khớp gối, hông và khiến cột sống phải oàn ra để giữ cơ thể được cân bằng. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra hàng loạt các căn bệnh như đau lưng, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Chính vì vậy, bạn nên hạn chế mang giày quá cao, đặc biệt là khi phải di chuyển liên tục. Nên sử dụng  giày dép có độ cao vừa phải, kích thước phù hợp và có chất liệu mềm để không gây hại cho sức khỏe.

5. Phòng bệnh thoát vị đĩa đệm bằng cách tập thể dục hàng ngày

Tập thể dục thường xuyên để giữ cho cơ bắp của lưng được khỏe mạnh. Chúng sẽ giúp hạn chế tổn thương và giữ cho đĩa đệm không bị thoát ra ngoài.

Bạn nên tập thể dục nhịp điệu hoặc tham gia các bộ môn thể thao phù hợp với sức khỏe để tránh mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.

6. Từ bỏ thuốc lá

Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động tái tạo ở các cạnh của đĩa đệm mà nó còn cản trở lưu thông máu đến cấp cấp dưỡng chất để nuôi đĩa đệm. Thói quen hút thuốc cũng khiến các cơn đau do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra trở nên trầm trọng hơn. Bạn nên từ bỏ việc hút thuốc ngay từ hôm nay nếu không muốn bệnh thoát vị đĩa đệm ghé thăm.

Mặc dù các biện pháp trên không thể giúp phòng tránh bệnh thoát vĩ đĩa đệm một cách tuyệt đối nhưng chúng sẽ góp phần giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh. Bạn có thể nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để xây dựng được kế hoạch phòng ngừa bệnh hữu hiệu.

Tin bài nên đọc

Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị đẩy ra bên ngoài, chèn ép lên các dây thần...

Chi tiết quá trình khám bệnh và chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm là một bước quan trọng giúp đánh giá được mức độ và nguyên nhân...

Có nên mổ thoát vị đĩa đệm lần 2 không?

Có nên mổ thoát vị đĩa đệm lần 2 không?

Thoát vị đĩa đệm là vấn đề phổ biến rất dễ dẫn đế phẫu thuật. Theo ước tính ban đầu...

bài tập xà đơn chữa thoát vị đĩa đệm

Chữa thoát vị đĩa đệm với các bài tập từ xà đơn

Bên cạnh việc sử dụng các liệu pháp điều trị cơ bản đối với người mắc chứng thoát vị đĩa...

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn chữa khỏi thoát vị đĩa đệm cho nghệ sĩ Phú Thăng

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn chữa khỏi thoát vị đĩa đệm cho nghệ sĩ Phú Thăng

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn là chuyên gia xương khớp đầu ngành với hơn 40...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.