Tìm hiểu về phương pháp mổ nội soi thoát vị đĩa đệm

Kỹ thuật phẫu thuật nội soi thoát vị đĩa đệm giúp làm giảm thiểu sang chấn, thời gian phục hồi nhanh, ít xâm lấn. Phương pháp này được thực hiện từ năm 1998 bởi một bác sĩ người Mỹ đã đánh dấu một bước tiến mới cho nền y học. Cùng tìm hiểu thêm về phương pháp mổ nội soi thoát vị đĩa đệm và những ưu nhược điểm cụ thể.

Phương pháp mổ nội soi thoát vị đĩa đệm
Nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm là phương pháp hiện đại và phổ biến

I. Phương pháp mổ nội soi thoát vị đĩa đệm

Phương pháp phẫu thuật nội soi thoát vị đĩa đệm cột sống được BS. Burman đưa vào áp dụng từ năm 1931 ở NewYork. Sau đó, phương pháp này đã được phổ biến trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Lịch sử thế giới ghi nhận nhiều nỗ lực trong lĩnh vực phẫu thuật ít xâm lấn tại “cuộc cách mạng” y học năm 1998 do BS. Yeung, người Mỹ phụ trách. Ngoài việc thực hiện một đường mổ ngắn đi qua tam giác Kambin, bác sĩ còn ứng dụng sóng radio cao tần, laser để hỗ trợ cho việc phẫu thuật và giúp cho bệnh nhân phục hồi nhanh.

Tại Việt Nam, phương pháp mổ nội soi thoát vị đĩa đệm được đưa vào ứng dụng từ năm 2007 và giúp cho nhiều bệnh nhân tránh được biến chứng nghiêm trọng do thoát vị để lại. Phương pháp mổ nội soi thoát vị đĩa đệm thường sử dụng đường dẫn can thiệp để lấy phần nhân và dịch vị đang di dời trong ống sống thông qua camera quan sát. Ngoài ta, phương pháp này còn được áp dụng cho các trường hợp thoát vị ngoài lỗ liên hợp, thể lỗ liên hợp, thể trung tâm lệch bên, không có hẹp ống sống kèm theo,….

Trong một báo cáo được đăng trên tạp chí Y học Thực hành năm 2013, các nhà nghiên cứu tại Việt Nam đã thống kê về 590 trường hợp mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng nội soi nhưng trong đó có khoảng 401 ca mổ qua đường liên bản sống, 173 ca mổ qua đường lỗ liên hợp, 16 ca bằng cả 2 đường, chỉ duy nhất một trường hợp phải gây mê. Theo ghi nhận, có 6 trường hợp phải mổ lại, 2 trường hợp bị biến chứng thần kinh và 1 vài trường hợp chưa lấy hết khối thoát vị.

Đối với các trường hợp phẫu thuật thành công, bệnh nhân có thể xuất viện vào ngày hôm sau. Thời gian phục hồi của bệnh chiếm khoảng 95,4%. Từ trên kết quả này có thể thấy, điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp nội soi mang lại tỷ lệ cải thiện và phục hồi cao, ít xâm lấn.

II. Quy trình thực hiện phẫu thuật nội soi thoát vị đĩa đệm

Trước khi bước vào quy trình thực hiện mổ nội soi thoát vị đĩa đệm, bác sĩ cần phải chuẩn bị dụng cụ đầy đủ và hướng dẫn bệnh nhân cụ thể như sau:

Quy trình thực hiện mổ nội soi thoát vị đĩa đệm
Quy trình thực hiện mổ nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm

– Khâu chuẩn bị dụng cụ: Các dụng cụ thiết yếu như kim dẫn đường, canuyn để luồn, dụng cụ mài xương, màn hình quan sát, dụng cụ thăm rễ và lấy đĩa đệm, dao đốt lượng cực,…

– Hướng dẫn bệnh nhân: Trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được tư vấn cụ thể các bước, yêu cầu thực hiện và hướng dẫn chuẩn bị tâm lý. Để chuẩn bị phẫu thuật, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bệnh nhân nằm nghiêng hoặc nằm sấp để không gây cản trở cho việc phẫu thuật.

Các bước bắt đầu phẫu thuật nội soi thoát vị đĩa đệm được tiến hành cụ thể như sau:

1. Xác định điểm vào

Là bước khởi đầu rất quan trọng. Bác sĩ sẽ tiến hành xác định điểm vào để cho ống nội soi không quá gần hoặc quá xa với ống sống và thuận lợi cho việc phẫu thuật. Điểm vào được xác định là vị trí giao giữa 2 đường thẳng bao gồm 1 đường nằm song song với cột sống và cách đường gai sống 13 – 14cm và đường còn lại được xác định thông qua kim kischner song song với khe đĩa đệm cần phẫu thuật, kim được đặt phía bên của bệnh nhân.

2. Chọc kim vào đĩa đệm

Bác sĩ tiến hành chọc kim vào đĩa đệm theo hướng chéo, sau đó bơm thuốc cản quang để gây tê và giúp dẫn đường cho các dụng cụ khác. Bắt đầu từ vị trí kim đi vào, bác sĩ rạch một đoạn ngắn khoảng 7mm và tạo một đường hầm được mở thông từ ngoài vào đĩa đệm. Đặc biệt, trên đầu kim có gắn camera nhỏ để quan sát đường đi của kim đã vào đúng đĩa đệm hay chưa.

Có thể bạn quan tâm: Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio cao tần

3. Tiến hành phẫu thuật nội soi

Hệ thống ống nong, dụng cụ cắt, gắp đĩa đệm được sắp đặt đầy đủ trên đầu kim dẫn đường nhằm loại bỏ nhân nhầy bằng điện cao tần hoặc tia laser. Mục đích của việc nong vết thương đó là:

  • Mở rộng phần bờ trên lỗ liên hợp.
  • Xây dựng hệ thống Canule, kiểm tra vị trí ống canule trên C-arm để quan sát tình trạng bên trong.

4. Điều chỉnh hệ thống nội soi

Qua những hình ảnh được trả về, bác sĩ tiến hành xác định vị trí và vùng thoát vị đĩa đệm, xác định độ sâu và hướng của canule. Yêu cầu: Ống nội soi phải nằm phía trên khối thoát vị để lấy thoát vị ra dễ dàng hơn. Trường hợp ống nội soi nằm ở các vị trí khác, bác sĩ phẫu thuật phải điều chỉnh canule hướng theo khối thoát vị mới có thể lấy được nhân nhầy.

  • Cài đặt hệ thống nội soi, đường camera, chỉnh màn hình nội soi, chỉnh đường nước vào và ra.
  • Tiến hành phẫu thuật nội soi lấy đĩa đệm bị thoát vị ra ngoài.
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp nội soi
Tiến hành mổ nội soi thoát vị đĩa đệm

Để thuận lợi cho việc phẫu thuật, đầu tiên bác sĩ sẽ dùng các chất nhuộm xanh lẫn với thuốc cản quang để quan sát và lấy nhân thoát vị dễ dàng hơn. Thuốc nhuộm xanh không ngấm vào tổ chức thần kinh nên thường không gây ảnh hưởng. Song song đó, bác sĩ sẽ điều chỉnh hướng của đầu canule ở lỗ liên hợp, sau đó quan sát bên trong thông qua camera được gắn trên đầu soi.

5. Kiểm tra sự di chuyển của rễ và triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân

Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân chỉ được gây tê nên vẫn tỉnh và nhận thức được các triệu chứng tê chân, đau chân nên bác sĩ cần kiểm tra và quan sát biểu hiện. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân được nằm ở tư thế gác cao chân và nghỉ ngơi tại bệnh viện để được theo dõi. Nếu không có biến chứng gì nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được xuất viện vào ngày hôm sau.

Mặc dù phương pháp mổ nội soi thoát vị đĩa đệm khả quan, ít để lại biến chứng và có thời gian phục hồi nhanh nhưng nó cũng để lại một số mặt trái. Chi phí phẫu thuật cao và bệnh có nguy cơ tái phát sau đó nếu không được cải thiện đúng cách.

III. Những điều cần lưu ý sau khi mổ nội soi thoát vị đĩa đệm

Theo TS. Paul D’Alfonso, Trung tâm chăm sóc sức khỏe thần kinh cột sống Maple healthcare: “Tỷ lệ bệnh nhân phẫu thuật nội soi thoát vị đĩa đệm lần 2 chiếm tỷ lệ rất cao, không chỉ có ở Việt Nam mà còn gặp phải ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, phẫu thuật nội soi thoát vị đĩa đệm lần 2 rất dễ để lại các biến chứng như nhiễm trùng và thậm chí là tử vong.”

Để hạn chế các biến chứng sau khi thoát vị, bệnh nhân cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Hạn chế vận động, tuyệt đối không vặn người, cúi gập người trong vòng 24 giờ sau khi mổ. Thời gian này, bệnh nhân nên nằm nghỉ hoàn toàn tại giường bệnh.
  • 2 ngày đầu tiên sau khi mổ, việc đại tiểu tiện nên nhờ đến sự hỗ trợ của người thân. Đến ngày thứ 3, bệnh nhân có thể đứng dậy, di chuyển nhẹ nhàng theo sự giúp đỡ của người thân hoặc y tá. Lưu ý, trong 4 ngày đầu tiên, bệnh nhân không nên ngồi hoặc đứng quá lâu với một tư thế.
  • Bệnh nhân được sử dụng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa khi có biểu hiện “xì hơi” sau phẫu thuật. Tuyệt đối, không được sử dụng thực phẩm cứng, nhiều dầu mỡ sau thời gian phẫu thuật.
  • Bệnh nhân sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cần được nằm thẳng, không nên nâng giường quá cao vì nó có thể làm tăng áp lực cột sống.

Phục hồi chức năng đĩa đệm tại nhà bằng các phương pháp sau:

  • Nghỉ ngơi, tịnh dưỡng trong vòng 1 tháng để hạn chế các tác động không mong muốn trong quá trình làm việc, vận động.
  • Sử dụng nẹp cố định vị trí vết mổ để giảm áp lực tác động lên vùng cột sống vừa mới phẫu thuật. Thời gian dùng nẹp thường kéo dài khoảng 3 tháng để cột sống được cố định. Khi đi ngủ, nghỉ ngơi bệnh nhân có thể tháo nẹp để cơ thể thoải mái hơn.
  • Tuyệt đối không khiêng vác, làm việc quá sức hoặc cúi, ưỡn, xoắn người hay vặn cột sống trong 3 tháng đầu sau khi mổ. Bên cạnh đó, các hoạt động như nằm võng, nằm sofa cũng không được khuyến khích. Bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân nằm thẳng lưng, ngồi thẳng lưng có điểm tựa,…
  • Sau 3 tháng kể từ khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như đạp xe, đi bộ, bơi lội, tập yoga,… Tuy nhiên, việc luyện tập phải vừa sức, nếu cảm thấy đau vết thương thì nên ngưng tập và nghỉ ngơi.
  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng để bổ sung năng lượng và phục hồi nhanh vết thương. Hãy tham khảo chế độ dinh dưỡng tại chuyên gia để không gây ra tình trạng kiêng khem quá mức khiến cơ thể bị thiếu chất hoặc bồi bổ quá đà khiến cho trọng lượng cơ thể tăng đột ngột tạo áp lực lên cột sống.
Phục hồi chức năng cột sống sau khi mổ nội soi thoát vị đĩa đệm
Phục hồi chức năng cột sống sau khi mổ nội soi thoát vị đĩa đệm theo chỉ dẫn của bác sĩ

Bạn muốn tìm hiểu thêm: Cảnh giác với những biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm

Sau phương pháp nội soi mổ thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cần có biện pháp phòng tránh để hạn chế biến chứng hoặc tạo điều kiện cho bệnh tái phát về sau. Bởi mổ thoát vị đĩa đệm chỉ tạm thời loại bỏ khối thoát vị làm chèn ép rễ thần kinh, tủy sống và không giúp cho cấu trúc đĩa đệm phục hồi. Chính vì vậy mà nhân nhầy của đĩa đệm vẫn có nguy cơ tràn ra ngoài khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, phần xương dưới sụn đã bị thoái hóa và sụn là 2 vị trí cần được ưu tiên cải thiện vì nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cấu trúc xương của cơ thể. Hãy đảm bảo rằng bạn không tác động mạnh hoặc tăng cân đột ngột tránh tạo áp lực lên đĩa đệm.

Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay chỉ định của bác sĩ.

Tin bài nên đọc

Hiệu quả điều trị bệnh xương khớp của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Xem ngay phản hồi của người bệnh về bài thuốc]

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio cao tần

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống bằng sóng radio là một trong những phương pháp không xâm lấn,...

Phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bằng robot

Mới đây, thông tin hơn 600 ca áp dụng phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bằng robot không...

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm: Khi nào cần thực hiện?

Khi các biện pháp điều trị nội khoa không mang lại kết quả khả quan thì phẫu thuật thoát vị...

Thoát vị đĩa đệm lồng ngực: Triệu chứng, chẩn đoán & điều trị

Đau là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm lồng ngực và có thể được phân...

VTV2 đưa tin Nghệ sĩ Phú Thăng điều trị thành công thoát vị đĩa đệm bằng liệu pháp Y học cổ truyền

Với mong muốn giúp người Việt tìm kiếm những phương pháp chữa trị thoát vị đĩa đệm an toàn, hiệu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.