Tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm như thế nào mới đúng?

Yoga là một bộ môn không chỉ giúp rèn luyện cơ thể để duy trì vóc dáng, tăng cường thể lực và giúp người tập loại bỏ căng thẳng, mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Theo các huấn luyện viên, nếu tập yoga đúng kỹ thuật cùng với kết hợp một số phương pháp điều trị hợp lý có thể giúp người bị thoát vị đĩa đệm rất nhiều trong việc hồi phục và giảm đau.

Yoga chữa thoát vị đĩa đệm
Yoga giúp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm cổ và lưng. Tuy nhiên, nếu không biết cách tập luyện, các động tác yoga có thể khiến bệnh tình của bạn thêm nặng.

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT về công thức, thành phần trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]

I. Lợi ích của việc luyện tập yoga đối với thoát vị đĩa đệm

Trong thực tế, yoga là một phương pháp tự trị, giúp xoa dịu và chữa lành những cơn đau do chấn thương ở xương và cơ của người bệnh. Đồng thời, nó còn giúp người tập thư giãn, tăng cường sức khỏe và làm săn chắc cơ thể.

Đối với các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, việc ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ trong thời gian dài sẽ làm cho  tình càng trầm trọng hơn, gây khó khăn cho quá trình hồi phục cũng như điều trị cơn đau.

Chính vì vậy, một số chuyên gia yoga như BKS Tyengar khuyến cáo người bệnh nên luyện tập yoga để đẩy nhanh quá trình chữa trị bệnh. Bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích cho người bị thoát vị đĩa đệm nếu tập luyện đúng cách. Đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, các bài tập yoga đơn giản như ngồi thiền, đá chân,… sẽ giúp cơ bắp của người tập được thư giãn và kéo căng. Khi cơ bắp được kéo căng sẽ làm tăng giới hạn chuyển động của cơ thể, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn khi di chuyển phần lưng và cổ của mình. Đồng thời, giúp giảm áp lực cho cột sống, phần đĩa đệm bị tổn thương không còn phải chịu nhiều đau đớn.

Ngoài ra, tập yoga làm cho quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng tốt hơn, giúp bổ sung chất cho đĩa đệm và các bộ phận khác của cơ thể, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Đồng thời, nó giúp người tập nhận thức được khả năng của bản thân để tránh tập luyện những bài tập khó khiến bệnh tình trở nên tồi tệ hơn. Mặt khác, luyện tập yoga còn giúp kiểm soát cân nặng vì trọng lượng dư thừa của cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng áp lực lên phần đĩa đệm.

II. Động tác yoga tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm

Trong các bài tập yoga, có rất nhiều tư thế giúp cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thoát khỏi cơn đau và cải thiện được tình trạng bệnh của mình như lạc đà, châu chấu, rắn hổ mang,….

Sau đây là một số tư thế mà các chuyên gia vật lý khuyên người bệnh thoát vị đĩa đệm nên áp dụng mỗi ngày để hỗ trợ quá trình chữa bệnh đạt hiệu quả cao nhất, tránh biến chứng do bệnh gây nên.

1. Tư thế lạc đà (Camel Pose)

Tư thế lạc đà là một trong những bài tập Yoga chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể luyện tập được. Bài tập này có tác dụng tăng cường khả năng chịu đựng của các cơ bắp và giúp cột sống dẻo dai, mềm mại, nhất là ở vùng thắt lưng.

Yoga trị thoát vị đĩa đệm
Tư thế con lạc đà giúp hỗ trợ điều trị đĩa đệm thắt lưng và cổ.

Cách thực hiện bài tập yoga này như sau:

  • Đầu tiên, quỳ trên sàn và đặt gót chân của bạn lên một tấm thảm tập yoga và hít thở đều đặn.
  • Sau đó giữ hai tay bên hông và nghiêng người qua bên phải, dùng bàn tay phải chạm hoặc nắm vào lòng bàn chân. Tương tự, bạn cũng thực hiện động tác trên đối với tay trái hoặc chân trái, sau đó ngửa đầu ra sau và thở ra.
  • Tiếp đến, bạn hãy thẳng tay lên, tập trung lực vào hai cánh tay, đồng thời cố gắng rướn người về phía trước sao cho bắp đùi vuông góc với sàn nhà một góc 90 độ. Ngoài ra, bạn có thể đặt đôi bàn tay còn lại lên hai lòng bàn chân nếu động tác rướn mang lại cảm giác đau đớn. Hông và eo phải rướn về phía trước.
  • Lúc này, bạn vẫn giữ nguyên tư thế đầu ngửa ra sau, thả lỏng hoàn toàn đôi vai và xoay hẳn hai cánh vai về phía sau. Đồng thời, mắt luôn nhìn chóp mũi, không nên cố gắng nhìn về phía sau.
  • Duy trì tư thế yoga này trong vài giây, sau đó hạ hai cánh tay xuống, nghiêng người sang phải và ngồi dậy.

2. Tư thế châu chấu (Locust Pose)

Tư thế châu chấu là một trong những bí quyết nhỏ, giúp loại bỏ các cơn đau nhức ở vùng eo và xương cùng. Các bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nên thực hiện bài tập này nhằm cải thiện tình trạng bệnh cũng như hỗ trợ cho quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn.

Yoga trị liệu thoát vị đĩa đệm
Tư thế châu chấu thường được chuyên viên vật lý trị liệu khuyên người bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng tập để cải thiện triệu chứng đau nhức ở vùng xương lưng và xương cùng.

Sau đây là các thao tác thực hiện bài tập này:

  • Lúc đầu, nằm úp bụng trên sàn nhà. Sử dụng một miếng đệm mềm nếu cần thiết.
  • Kéo giãn hai cánh tay và nên đặt cánh tay dọc theo cơ thể
  • Khi bạn hít vào, nâng ngực, đầu, chân và tay lên khỏi mặt sàn.
  • Đảm bảo giữ cho cẳng chân thẳng và cánh tay của bạn vẫn phẳng ở hai bên.
  • Tiếp theo, thả lỏng ngón chân và ngón tay của bạn. Tập trung vào việc hít vào.
  • Giữ nguyên tư thế này trong vài giây, sau đó từ từ hạ chân xuống và thả lỏng cơ thể.

3. Rắn hổ mang (Cobra Pose)

Đây là một tư thế rất hữu hiệu cho người bị thoát vị đĩa đệm giai đoạn đầu hoặc chịu tổn thương ở vùng thắt lưng. Bài tập này có tác dụng làm nóng vùng thắt lưng, giúp kéo giãn dây chằng.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng yoga
Tư thế rắn hổ mang rất hữu ích đối với người bị thoát vị đĩa đệm. Nhưng nếu đĩa đệm bị tổn thương nặng, các động tác uốn cong này cần được hạn chế.

Bài tập được thực hiện như sau:

  • Nằm sấp người trên thảm, hai chân duỗi thẳng với hai lòng bàn tay chống lên thảm giúp giữ vai của bạn.
  • Hít thở thật chậm và sâu, ưỡn đầu và ngực về phía trước hết mức sao cho từ đầu đến phần bụng được nâng lên.
  • Duỗi căng bàn chân và bám chặt mũi chân xuống sàn, ngửa mặt nhìn lên trần nhà.
  • Từ từ thở ra và trở về tư thế ban đầu, toàn thân thả lỏng.
  • Giữ nguyên tư thế trong vài giây và lặp lại động tác này 15-20 lần.

III. Những lưu ý khi người bệnh tập luyện Yoga

Thực tế, không phải tất cả các bài tập yoga đều thích hợp cho người bị thoát vị đĩa đệm và có thể mang lại những hữu ích thiết thực cho bệnh nhân như giúp người bệnh thoải mái, thư giãn, dễ chịu hơn. Do đó, khi chọn chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp yoga tự trị, người bệnh cần một số lưu ý sau:

  • Trước khi bắt đầu luyện tập, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để biết rõ về tình trạng sức khỏe của bản thân có thật sự phù hợp với bộ môn này hay không. Tránh trường hợp, tập luyện làm cho cơ thể mang thêm nhiều tổn thương, đau đớn, khiến cho tình trạng bệnh ngày càng xấu đi.
  • Lựa chọn cho mình một lớp học Yoga bài bản để nhận được sự hướng dẫn chính xác và chỉ dạy tận tình từ các Master Yoga chuyên nghiệp, tránh luyện tập quá sức và tự mày mò tập sai cách. Trong trường hợp, tập luyện thấy cột sống lưng bị nhói đau thì hãy dừng lại ngay lập tức nếu không muốn bệnh chuyển biến phức tạp.
Tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm
Người bị thoát vị đĩa đệm nên lưu ý những điều gì trước khi bắt đầu những động tác yoga?
  • Không nên thực hiện các động tác đòi hỏi tính kĩ thuật cao khi chưa thành thạo. Khi tập luyện, cần kiên trì, từ tốn, đi từ các bước cơ bản chắc chắn rồi mới nâng cao trình độ. Không vì tranh đua với bạn bè tập chung mà hấp tấp, mang chấn thương cho mình.
  • Trong quá trình tập, tránh các động tác xoay người, gập người hay với tay quá mức khi tập. đặc biệt, tuyệt đối không được bỏ qua các bước khởi động và làm nóng cơ thể trong khoảng 5-10 phút trước khi tập để giúp các cơ và dây chằng thả lỏng.
  • Bên cạnh đó, người bệnh nên cho huấn luyện viên của mình biết bạn đang mắc bệnh, để họ có phương pháp hoặc bài tập phù hợp nhằm hỗ trợ bạn phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
  • Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ tập luyện như khối Yoga, vòng Yoga, bóng hoặc dây đai. Kết hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý để việc điều trị đạt được kết quả tốt nhất.

IV. Tình trạng đĩa đệm như thế nào thì tuyệt đối không nên tập yoga?

Đối với hầu hết mọi người, yoga là một bộ môn an toàn, cải thiện sức khỏe cũng như để duy trì vóc dáng. Thế nhưng, đối với những người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cần phải cẩn thận tuyệt đối với bộ môn này nếu bản thân đang gặp phải các tình trạng sau:

  • Nếu bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thì bệnh nhân không nên thực hiện những tư thế đòi hỏi phải trồng chuối hoặc tác động mạnh lên vai.
  • Nếu người bệnh mắc hội chứng thoát vị đĩa về cột sống như ống sống bị thu hẹp, thì bệnh nhân không nên tập các tư thế có tính kỹ thuật cao, đòi hỏi phải uốn lưng hoặc di chuyển cổ.
  • Nếu bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng thì không nên tập những động tác uốn cong cột sống, các bài tập deadlift hay các bài tập co giãn gân cơ kheo.
  • Không nên tập những tư thế mà huấn luyện viên không cho phép.

Yoga có thể giúp cải thiện triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm nhưng nếu bạn không biết cách tập luyện, chúng sẽ gây hiệu ứng ngược khiến bệnh thêm trầm trọng. Vì vậy. trước khi bắt đầu bất kỳ động tác nào, các bạn cũng nên tham khảo ý kiến từ hướng luyện viên.

Tin bài nên đọc

Hiệu quả điều trị bệnh xương khớp của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Xem ngay phản hồi của người bệnh về bài thuốc]
Tổng chi phí cho ca phẫu thuật thay đĩa đệm đốt sống cổ ở Việt Nam rẻ hơn phân nửa so với Thái Lan. Giá của mỗi chiếc đĩa đệm nhân tạo khoảng 3.600 USD.

Phẫu thuật thay đĩa đệm cột sống cổ nhân tạo chi phí bao nhiêu, ở đâu?

Phẫu thuật thay đĩa đệm cột sống cổ nhân tạo chỉ áp dụng cho những trường hợp bệnh nặng, đĩa...

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio cao tần

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống bằng sóng radio là một trong những phương pháp không xâm lấn,...

Những lưu ý cho bệnh nhân khi tiêm ngoài màng cứng trị thoát vị đĩa đệm

Tiêm ngoài màng cứng trị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý những gì?

Tiêm ngoài màng cứng là liệu pháp điều trị đưa thuốc tê và thuốc chống viêm vào không gian xung...

Người bị thoát vị đĩa đệm khi đi xe đạp cần lưu ý những điều này

Việc đi xe đạp khi bạn bị thoát vị đĩa đệm sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của...

cấu tạo của một đĩa đệm

Tìm hiểu cấu tạo của đĩa đệm và nguyên nhân gây thoát vị

Đĩa đệm là một bộ phận trong đốt sống, giữ vai trò giảm xóc và nâng đỡ cơ thể. Bài...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.