Hướng dẫn cách bơi cho người thoát vị đĩa đệm

Bơi là môn thể theo được nhiều người yêu thích và lựa chọn để rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên, bơi lại khiến người tập tiêu hao nhiều thể lực và tạo một áp lực nhất định lên xương khớp và cơ bắp.

Bơi lội thường được chống chỉ định cho một số trường hợp chấn thương nhất định. Trên thực tế, bơi có thể gây ra đau lưng và cơ. Do đó, người bệnh thoát vị đĩa đệm cần có một chế độ luyện tập cũng như cách bơi phù hợp để không khiến bệnh thêm nặng.

ĐỪNG BỎ LỠ: Phác đồ ĐIỀU TRỊ bệnh xương khớp ĐẶC BIỆT từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam

cách bơi cho người thoát vị đĩa đệm
Bơi lội đúng cách có thể giúp người thoát vị đĩa đệm hạn chế các cơn đau

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên bơi không?

Bơi lội có thể là một phần trong kế hoạch điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm của bạn. Ngoài vật lý trị liệu thì bơi lội chính là cách để tăng cường cơ bắp và hỗ trợ cột sống. Bơi lội có thể làm giảm bớt các cơn đau và chữa lành bệnh thoát vị đĩa đệm mà không cần sử dụng thuốc.

Nếu bạn bị thoát vị đĩa đệm hoặc đau lưng, bác sĩ có thể khuyên bạn bơi trong suốt quá trình điều trị. Điều này hoàn toàn có lợi cho quá trình hồi phục sau này của người bệnh. Tuy nhiên, hãy chú ý tránh những kiểu bơi gây hại mà hãy chọn kiểu bơi nhẹ nhàng, truyền thống để thư giãn và điều trị bệnh.

Tuy nhiên, không phải tất các các kiểu bơi đều tốt cho người thoát vị đĩa đệm. Trong đó, bơi bướm gây ra nhiều tác động tiêu cực nhất. Bơi bướm là đòi hỏi sức mạnh cơ bắp để thực hiện chuyển động giống như những cơn sóng hoặc để giống cách bơi của cá heo. Khi bơi bướm, cột sống sẽ nằm trong một vị trí mở rộng trong một thời gian khá dài, trong khi cơ hai tay di chuyển ra vào để đẩy cơ thể về phía trước. Điều này tạo nên một lực tác động lớn đến lưng, hông và chân.

Hướng dẫn cách bơi cho người thoát vị đĩa đệm

Bơi nói riêng và hoạt động thể chất nói chung có thể giúp bạn linh hoạt hơn và giảm các cơn đau. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bơi lội để có liệu trình và phương pháp đúng đắn.

1/ Nghỉ ngơi trước khi bơi

Trước khi luyện tập bơi, người bị thoát vị đĩa đệm nên có thời gian nghỉ ngơi. Thông thường, trong những ngày đầu bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh không thể làm gì khác hơn là nằm trên giường. Tuy nhiên, nằm nhiều sẽ khiến cơ bắp bị suy yếu và cứng khớp.

Do đó, hãy ngồi dậy và đi lại nhẹ nhàng khi bạn cảm thấy đã nghỉ ngơi đủ. Nếu bạn có thể đến hồ bơi, hãy thử một vài động tác khởi động nhẹ nhàng để làm nóng cơ thể trước khi xuống nước. Mặt nước có thể nâng đỡ các khớp xương tốt hơn và giường hoặc sofa.

Nhiều thao tác và hoạt động trong hồ bơi có thể làm cho tình trạng lưng và cổ của bạn bị tổn thương. Do đó hãy tìm hiểu những điều nên làm và không nên làm khi bơi để tránh làm tình trạng thoát vị đĩa đệm trở nên tồi tệ.

2/ Tránh lực mạnh

Một vấn đề với môn bơi lội là bạn phải sử dụng lực và thực hiện nhiều cú đánh liên tiếp để tiến về phía trước. Điều này tạo ra một lực cắt ngang hông và lưng dưới của bạn. Tác động lực này có thể góp phần phá vỡ cấu trúc đĩa đệm và các bộ phận nhạy cảm ở lưng.

bơi lội trị thoát vị đĩa đệm
Tránh lực mạnh và tạo áp lực lên hông và lưng khi bơi

Để tránh lực tác động này, người bệnh có thể:

  • Sử dụng mặt nạ dưỡng khí để tránh việc cong lưng dưới trong lúc ngẩng đầu lên để lấy không khí. Hoặc hãy tranh thủ hít một hơi khi bạn xoay lưng dưới để tiến về phía trước.
  • Tham khảo ý kiến của huấn luyện viên hoặc bác sĩ vật lý trị liệu để có cách bơi đúng đắn nhất. Chẳng hạn như bạn sẽ được học cách giữ cho vai thẳng hàng với hông khi bơi.

3/ Bơi nhẹ nhàng

Vị trí và chuyển động khác nhau có thể làm ảnh hưởng đến cột sống theo nhiều cách, ví dụ:

  • Bơi bướm và bơi ếch buộc cột sống và lưng dưới cong về phía sau khi bạn tiến lên. Những chuyển động này có thể tăng thêm sự căng thẳng ở cột sống và làm bạn đau đớn hơn.
  • Bơi tự do và bơi ngửa thì không cần phải cong lưng. Tuy nhiên, các cơn đau có thể nặng thêm do đĩa đệm và cấu trúc lưng dưới phải xoay vòng liên tục.

Điều quan trọng khi bơi là phụ thuộc vào yếu tố cơ học và cường độ luyện tập của bạn. Vì vậy, rủi ro là không thể tránh khỏi. Nếu bạn bị đau lưng hoặc thoát vị đĩa đệm tốt nhất hãy xin lời khuyên của bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu trước khi bắt đầu chương trình bơi lội.

4/ Hít thở sâu khi bơi

Hít thở sâu có thể truyền máu đầy đủ đến xương và cơ bắp. Khi hít thở, cơ hoành ở giữa bụng và ngực sẽ chuyển động lên xuống nhẹ nhàng theo từng hơi thở. Khi hít sâu, cơ hoành sẽ đóng kín và đưa máu đến cột sống, đĩa đệm nhiều hơn. Động tác thở ra sẽ khiến cơ hoành trở lại vị trí bạn đầy, máu và các chất thải sẽ được tim thanh lọc.

Vì vậy, hãy tạo thói quen hít thở sâu khi bơi để làm săn chắc cho cơ bụng, cơ lưng, giúp ổn định cột sống và góp phần điều trị thoát vị đĩa đệm.

Bơi ếch có chữa thoát vị đĩa đệm không?

Nhiều người cho rằng không nên bơi ếch khi bạn bị đau lưng hoặc thoát vị đĩa đệm. Điều này hoàn toàn đúng. Ngực và lưng hoàn toàn có thể bị tổn thương nếu bạn bơi mà không chú ý đến sức linh hoạt của cơ thể.

Nhưng nếu bạn yêu thích kiểu bơi ếch, bạn có thể chọn bơi ếch theo cách cải tiến. Bạn nên chọn một hồ bơi có huấn luyện viên để được hướng thay đổi một số động tác bơi mà không gây hại đến cột sống.

boi ech chua thoat vi dia dem
Về cơ bản bơi ếch có thể gây đau lưng nhưng người bệnh có thể luyện tập kiểu bởi ếch cải tiến để hạn chế các cơn đau

Cách bơi ếch cho người bị thoát bị đĩa đệm:

  • Trước tiên, bạn cần biết cách mở rộng vòng tay và đừng cố nâng đầu lên cao. Điều này chỉ khiến cho phần chân của bạn mở rộng ra và lưng dưới cong lại. Nó có thể khiến phần lưng của bạn bị tổn thương, ngay cả khi bạn không cảm nhận thấy các cơn đau. Vì vậy, những gì bạn cần làm là duỗi thẳng cơ thể, nghĩa là thả lỏng hai chân khi khi bạn nâng phần thân trên để thở.
  • Thứ hai, thả lỏng cơ thể khi đầu của bạn ở dưới nước. Di chuyển chân nhẹ nhàng.
  • Thứ ba, khi bạn đưa hai chân vào nhau để tạo lực đẩy cơ thể về phía trước, hãy duỗi tay ra hết sức để kéo cơ thể lên. Bên cạnh đó, hãy kết hợp lực của vai, cổ và lưng dưới để kéo căng cơ thể.
  • Cuối cùng, khi bạn ngẩng đầu lên, hãy giữ cằm ở dưới nước. Đừng cố gắng vung tay lên khỏi mặt nước như một vận động viện chuyên nghiệp. Nói cách khác là bạn hãy ngẩng đầu từ từ và càng thấp càng tốt. Trong khoảng thời gian bạn ngẩng đầu lên, hãy cố gắng đừng cong lưng.

Hãy tiếp tục các kỹ thuật bơi để hạn chế các cơn đau do thoát vị đĩa đệm ngay cả khi bạn bơi không đúng cách. Vì điều này vẫn tốt hơn là bạn nằm trên giường và không làm gì cả. Hoạt động thể chất rất quan trọng đối với cơ bắp và cả trí não của bạn. Vì vậy hãy tiếp tục bơi và cải thiện phương pháp qua từng ngày.

Kết hợp bơi lội với sử dụng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang đẩy lùi thoát vị đĩa đệm, KHÔNG tái phát

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị thoát vị đĩa đệm của Trung tâm Thuốc dân tộc, được giới chuyên gia đánh giá là “Quốc bảo nước Nam” bởi nguồn gốc đặc biệt, thành phần và công dụng vượt trội.

Được nghiên cứu, bào chế dựa trên cốt thuốc trị xương khớp bí truyền của người Tày ở Bắc Kạn, trải qua quá trình nghiên cứu bài bản bởi đội ngũ chuyên gia, Quốc dược Phục cốt khang được hoàn thiện, đáp ứng tốt cơ địa của người Việt hiện đại. 

Bài thuốc là tâm huyết, trí tuệ của đội ngũ y bác sĩ
Bài thuốc là tâm huyết, trí tuệ của đội ngũ y bác sĩ

Trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc QUÂN – THẦN – TÁ – SỨ của YHCT, Quốc dược Phục cốt khang được xây dựng và kết hợp bởi 3 nhóm thuốc:

  • Quốc dược đặc trị thoát vị đĩa đệm
  • Quốc dược Giải độc hoàn
  • Quốc dược Bổ thận hoàn

Sức mạnh “3 trong 1” mang đến bước đột phá trong điều trị thoát vị đĩa đệm, giúp kéo giãn cột sống, giảm áp lực lên đĩa đệm, cung cấp dưỡng chất để đĩa đệm phục hồi và dần trở lại trạng thái bình thường. Đặc biệt, nguy cơ đau nhức tái phát được ngăn chặn TRIỆT ĐỂ.

ĐỪNG BỎ LỠ: Quốc dược Phục cốt khang ĐẶC TRỊ thoát vị đĩa đệm TỪ GỐC, DỨT đau nhức, PHỤC HỒI vận động

3 nhóm thuốc cho hiệu quả chuyên sâu, bền vững
3 nhóm thuốc cho hiệu quả chuyên sâu, bền vững

Vận dụng linh hoạt tinh hoa Y học cổ truyền Việt Nam, Trung tâm Thuốc dân tộc đã khảo sát, nghiên cứu và lựa chọn những vị thuốc xương khớp TỐT BẬC NHẤT quy tụ trong bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang. Không ít vị là bí dược của thiên nhiên Tây Bắc như kê huyết đằng, phác kháo cài, na rừng, dây thau pinh,… từ đó cột sống thêm dẻo dai, mạnh mẽ, nhanh chóng phục hồi tổn thương ở đĩa đệm.

Chương trình Cẩm nang sức khỏe 365 VTV2 (05/12/2020) đã đăng tải phóng sự “Phương pháp điều trị bệnh xương khớp không xâm lấn bằng Đông y” qua đó đánh giá cao hiệu quả của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang. Chi tiết phóng sự tại video bên dưới:

Hàng ngàn bệnh nhân đã sử dụng bài thuốc và gửi về Trung tâm Thuốc dân tộc những phản hồi tích cực:

NSUT Phú Thăng khỏi hẳn thoát vị đĩa đệm L4L5:

Chú Nguyễn Văn Hiển chia sẻ quá trình khôi phục vận động nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc:

Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Việc thực hiện các động tác sai có thể khiến cho các cơn đâu tồi tệ hơn. Do đó, chỉ luyện tập khi có sự hướng dẫn của huấn luyện viên hoặc chuyên gia vật lý trị liệu. Nếu người bệnh hoặc bạn đọc có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên môn.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chỉ dẫn hay liệu pháp điều trị y khoa.

Xem thêm: Chuyên gia, người bệnh phản hồi về hiệu quả bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang ĐẶC TRỊ bệnh xương khớp

Tin bài nên đọc

Quốc dược Phục cốt khang – “Chìa khóa vàng” ĐẶC TRỊ thoát vị đĩa đệm từ gốc

Trải qua nhiều năm nghiên cứu và chắt lọc tinh hoa Y học cổ truyền, các chuyên gia, bác sĩ...

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm cổ

Thoát vị đĩa đệm cổ nếu không được can thiệp có thể gây ra nhiều biến chứng như gây rối...

Cách chườm nóng – chườm lạnh giảm đau do thoát vị đĩa đệm

Rất nhiều người đang áp dụng biện pháp chườm nóng chườm lạnh giảm đau do thoát vị đĩa đệm. Nhưng...

cấu tạo của một đĩa đệm

Tìm hiểu cấu tạo của đĩa đệm và nguyên nhân gây thoát vị

Đĩa đệm là một bộ phận trong đốt sống, giữ vai trò giảm xóc và nâng đỡ cơ thể. Bài...

Nên hay không nên tập gym khi bị thoát vị đĩa đệm?

Tập Gym là một trong những bộ môn thể thao không chỉ mang lại nhiều lợi ích đối với sức...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.