4 cách điều trị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật

Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm đều đáp ứng tốt với điều trị không phẫu thuật. Các phương pháp được thực hiện nhằm mục đích làm giảm cơn đau, cải thiện triệu chứng và ngăn chặn tiến triển của bệnh.

điều trị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật
Những phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp xâm lấn trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm như trật đốt sống, nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh, chèn ép tủy sống,… Do đó bác sĩ chỉ yêu cầu bạn thực hiện khi tình trạng bệnh không đáp ứng với điều trị nội khoa.

Các biện pháp điều trị nội khoa được thực hiện nhằm mục đích làm giảm cơn đau, cải thiện triệu chứng, tăng phạm vi chuyển động và ngăn chặn tiến triển của bệnh.

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật thường được áp dụng, bao gồm:

1. Thuốc

Dùng thuốc là lựa chọn đầu tiên trong điều trị thoát vị đĩa đệm có triệu chứng. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi và mức độ của các triệu chứng để chỉ định loại thuốc phù hợp với từng trường hợp.

điều trị thoát vị đĩa đệm không phẫu thuật
Dùng thuốc giúp làm giảm cơn đau và các triệu chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra

Các loại thuốc được dùng cải thiện cơn đau do thoát vị đĩa đệm, bao gồm:

Acetaminophen

Với cơn đau có mức độ nhẹ và vừa, bạn có thể sử dụng Acetaminophen để cải thiện. Loại thuốc này có hai tác dụng chính là giảm đau và hạ sốt.

Acetaminophen được đánh giá là loại thuốc giảm đau khá an toàn và ít gây ra tác dụng phụ.

Tuy nhiên nếu từng có tiền sử nghiện rượu hoặc gặp vấn đề về gan, bạn có nguy cơ ngộ độc Acetaminophen. D đó, cần chủ động trao đổi với bác sĩ về vấn đề này trước khi sử dụng thuốc.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được chỉ định khi triệu chứng không thuyên giảm khi dùng Acetaminophen. Nhóm thuốc này vừa có tác dụng giảm đau vừa có khả năng làm giảm phản ứng viêm sưng.

NSAID thích hợp với những cơn đau có mức độ nhẹ và vừa. Bạn có thể sử dụng một số loại NSAID không kê toa như Ibuprofen, Aspirin,Naproxen,…. Tuy nhiên chỉ dùng thuốc trong vòng 10 ngày để tránh gây tổn thương lên dạ dày và tim mạch.

Nếu có ý định kéo dài thời gian dùng thuốc, bạn cần thông báo với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn.

Thuốc giảm đau gây nghiện opioids

Opioids là thuốc giảm đau có chứa chất gây nghiện. Nhóm thuốc này được sử dụng khi thuốc giảm đau và NSAID không cải thiện được các triệu chứng.

Opioids hoạt động bằng cách làm gián đoạn tín hiệu đau từ dây thần kinh truyền đến não. Do đó nhóm thuốc này có khả năng cải thiện các cơn đau nặng nề.

Tuy nhiên, Opioids chỉ được sử dụng trong điều trị ngắn hạn. Sử dụng thuốc trong thời gian dài hoặc dùng thuốc liều cao có thể gây nghiện và làm phát sinh những phản ứng không mong muốn.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định thuốc giãn cơ và thuốc giảm đau thần kinh để cải thiện các triệu chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra.

Việc dùng thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và cải thiện cơn đau. Sử dụng thuốc không giúp điều trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm. Do đó bạn chỉ uống thuốc khi thực sự cần thiết và phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Dùng thuốc sai cách hoặc lạm dụng có thể làm phát sinh những tình huống rủi ro.

Xem thêm: Danh sách các loại thuốc giảm đau cho người thoát vị đĩa đệm

2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là biện pháp giảm đau được các bác sĩ khuyến khích người bệnh thực hiện.

Sử dụng thuốc mỗi khi cơn đau phát sinh có thể dẫn đến tình trạng lạm dụng. Vì vậy, bạn cần kết hợp với vật lý trị liệu để kiểm soát các triệu chứng do bệnh lý này gây ra.

Ngoài ra, vật lý trị liệu còn tăng cường độ dẻo dai, linh hoạt đồng thời tăng phạm vi chuyển động của đốt sống và đĩa đệm.

Vật lý trị liệu cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Các bài tập trị liệu
  • Massage trị liệu
  • Liệu pháp nhiệt
  • Liệu pháp siêu âm
  • Kích thích cơ điện

Vật lý trị liệu không có tác dụng giảm đau nhanh chóng như việc dùng thuốc. Do đó bạn cần kiên trì thực hiện biện pháp từ 4 – 8 tuần để nhận thấy kết quả.

3. Tiêm ngoài màng cứng

Trong trường hợp nhân nhầy gây chèn ép và kích thích các dây thần kinh ở cột sống, bác sĩ có thể đề nghị bạn tiêm ngoài màng cứng để cải thiện tình hình.

Loại thuốc được sử dụng để tiêm ngoài màng cứng thường là steroid. Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm mạnh nhờ vào hoạt động ức chế hệ miễn dịch của cơ thể.

chữa thoát vị đĩa đệm không phẫu thuật
Tiêm ngoài màng cứng được chỉ định khi các loại thuốc thông thường không cải thiện được cơn đau

Tuy nhiên thuốc steroid có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng. Bạn chỉ nên áp dụng biện pháp này khi có yêu cầu từ bác sĩ. X-Quang hoặc CT có thể được sử dụng để xác định vị trí tiêm thuốc.

Tùy vào mức độ cơn đau mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng và tần suất tiêm thích hợp.

4. Các biện pháp chăm sóc tại nhà

Bạn có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà nếu thoát vị đĩa đệm chưa phát sinh triệu chứng hoặc chỉ làm xuất hiện các cơn đau nhẹ.

Nghỉ ngơi

Đĩa đệm thoát vị có thể là hệ quả do căng cơ. Do đó, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi để giảm căng thẳng và chèn ép lên đĩa đệm bị tổn thương.

Bác sĩ có thể đề nghị bạn nghỉ ngơi trên giường để ổn định cấu trúc cột sống. Sau khoảng 3 – 4 ngày, bạn sẽ nhận thấy tình trạng chuyển biến tốt và cơn đau ít xuất hiện hơn trước.

Chườm đá

Bạn có thể chườm đá lên vùng đĩa đệm bị thoát vị và sưng viêm. Nhiệt độ lạnh sẽ làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn đến vùng bị viêm và giúp giảm đau nhanh chóng.

Chườm nóng

Nếu cơn đau không đi kèm với hiện tượng viêm, bạn có thực hiện chườm nóng để cải thiện cơn đau. Nhiệt độ ấm sẽ kích thích tuần hoàn máu và nới rộng không gian giữa các đốt sống. Từ đó làm giảm căng thẳng và áp lực lên đĩa đệm bị thoát vị.

Bảo vệ đĩa đệm

Bên cạnh các biện pháp cải thiện cơn đau, bạn cần bảo vệ đĩa đệm bằng cách thay đổi những thói quen thiếu lành mạnh.

Bạn nên thay đổi những tư thế sai lệch, đồng thời cần hạn chế mang vác vật nặng hoặc di chuyển quá nhiều.

chữa trị thoát vị đĩa đệm không phẫu thuật
Nếu tình trạng bệnh nhẹ, bạn có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc ngay tại nhà

Ngoài ra, bạn cần ngưng dùng rượu và thuốc lá. Thành phần kích thích trong rượu và khói thuốc có thể ức chế quá trình sản xuất xương và gây co cứng động mạch. Những tác động tiêu cực này có thể khiến cột sống suy yếu và bị tổn thương.

Hầu hết người bệnh thoái vị đĩa đệm có thể cải thiện triệu chứng trong khoảng 4 – 6 tuần với các biện pháp điều trị nội khoa. Tuy nhiên nếu cơn đau kéo dài và có xu hướng nghiêm trọng hơn, bạn cần thông báo với bác sĩ để cân nhắc can thiệp ngoại khoa.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bằng robot

Mới đây, thông tin hơn 600 ca áp dụng phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bằng robot không...

Tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm như thế nào mới đúng?

Yoga là một bộ môn không chỉ giúp rèn luyện cơ thể để duy trì vóc dáng, tăng cường thể...

Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị đẩy ra bên ngoài, chèn ép lên các dây thần...

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên châm cứu không?

Châm cứu là biện pháp giảm đau không dùng thuốc được nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm áp dụng....

Người bị thoát vị đĩa đệm khi đi xe đạp cần lưu ý những điều này

Việc đi xe đạp khi bạn bị thoát vị đĩa đệm sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *