Cây rau tần: Công dụng, cách dùng và các bài thuốc hay
Cây rau tần được dân gian sử dụng để điều trị các bệnh thường gặp ở người lớn và trẻ em như ho thông thường, ho lâu ngày không khỏi, cảm cúm, sốt, sổ mũi,… Ngoài ra, tinh dầu của cây rau tần cũng chính là bài thuốc quý để giúp cơ thể khỏi bị stress, tinh thần thoải mái.
1. Tên gọi – Phân nhóm
Tên gọi khác: Húng chanh, tần dày lá, rau thơm lông hoặc dương tửu tô
Tên khoa học: Plectrabthus amboinicus
Họ: Hoa môi (Lamiaceaee)
2. Đặc điểm sinh thái của cây rau tần
Mô tả: Cây rau tần là cây thân thảo, sống khá lâu năm. Khi trưởng thành cây cao trung bình từ 20 đến 50 cm, có tàng lan rộng và phân nhánh. Cây có lông rất nhỏ và có mùi thơm như mùi chanh.
Lá có mùi rất thơm mà không cần chà xát mạnh nhờ có tuyến tinh dầu có trong lá. Lá có hình dạng hình trái tim, dài khoảng 4 – 9 cm, trên mặt lá có lông mịn. Cây rau tần có hoa, nhưng thường hoa nhỏ, có màu tím. Qủa cây rau tần nhỏ, tròn và có màu đỏ.
Phân bố: Cây rau tần có nguồn gốc ở Nam Phi và Đông Phi Châu, được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới như: Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Malayxia,…
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
Bộ phận dùng: Lá và cành non và tinh dầu có trong cây rau tần
Thu hái: Cây rau tần được thu hái quanh năm và chủ yếu là thu hái lá.
Chế biến: Sử dụng trực tiếp khi còn tươi hoặc đem phơi khô từ 2 – 3 nắng để tiện trong việc sử dụng lâu dài.
Bảo quản: Khi thu hái về, quản bảo ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
4. Thành phần hóa học
Thành phần chính có trong cây rau tần là phenolic (chiếm số lượng lớn) và các thành phần khác như salicytat, carvacrol, eugenill thymol và còn chứa colein có tác dụng khánh sinh, kháng khuẩn mạnh.
5. Tính vị
Cây rau tần có tính bình và ôn, có vị the, đắng, thơm
6. Công dụng của rau tần
Cây ray tần dược sử dụng như một thảo dược trong dân gian để điều trị một số bệnh phổ biến, thường gặp ở cả người lớn và trẻ em như:
- Ho thông thường hoặc ho lâu ngày không khỏi
- Bị viêm vọng, viêm phế quản dẫn đến tắt tiếng
- Cảm cúm, sốt do thời thiết thay đổi bất thường hoặc đi ngoài trời nắng quá lâu, nhiễm nước
- Sốt, mệt mỏi do cơ thể thiếu nước
- Đau nhức do côn trùng cắn
- Các bệnh lý về da, dị ứng hoặc nổi mề đây
- Hôi miệng
7. Liều dùng và cách dùng
Cách dùng
Đa số, cây rau tần được sử dụng khi còn tươi, rửa sạch và đem giã nát để sử dụng. Có thể dùng như nước trà, sắc lấy nước hoặc giã nát để đắp lên vùng bị ảnh hưởng.
Liều dùng
Liều dùng cho người lớn: Sử dụng 1 muỗng nước ép lá cho mỗi giờ.
Liều dùng cho trẻ em: Sử dụng 1 muỗng cà phê, khoảng cách sử dụng cách nhau 2 giờ và sử dụng 4 lần/ ngày.
8. Bài thuốc từ cây rau tần
Trong dân gian đã sử dụng lá cây râu tần để điều trị các bệnh thường gặp ở người lớn và trẻ em như: ho thông thường, ho lâu ngày không khỏi, viêm họng, cảm sốt, cảm cúm, viêm phế quản,…
Dưới đây là các bài thuốc điều trị bệnh bằng cây rau tần:
Chữa ho thông thường, ho lâu ngày không khỏi
Sắc nhỏ lá rau tần tươi đã được rửa sạch, thêm một ít đường phèn rồi đem chưng cất thủy, sau đó vắt lấy nước uống. Còn bã lá rau tần có thể ăn hoặc ngậm nuốt cùng với nước.
Mỗi ngày sử dụng 1 lần, sẽ có hiệu quả nếu dùng liên tục từ 3 – 5 ngày.
Chữa viêm họng, viêm phế quản dẫn đến tắt tiếng
Viêm họng, viêm phế quản sẽ gây ra nhiều bất tiện khi giao tiếp, khó nuốt, tắt tiếng. Chỉ cần sử dụng một ít lá rau tần tươi đã rửa sạch, nhai nhuyễn rồi nuốt dần. Sử dụng liên tục mỗi ngày đến khi triệu chứng viêm họng không còn.
Chữa sốt cao, cảm cúm do thời tiết thay đổi thất thường, bị cảm nắng hoặc nhiễm nước
Thay đổi thời tiết thất thường là nguyên nhân chính khiến cho cơ thể bị sốt, cảm cúm, mệt mỏi, hãy sử dụng lá rau tần để chữa trị, giúp hạ nhiệt độ cơ thể một cách nhanh chóng.
Gĩa nát một ít lá rau tần cùng với một ít muối và một ít nước sôi để nguội, rồi vắt lấy nước uống. Bã lá ray tần để nguyên hoặc cho ít giấm hay rượu để thao khắp mình. Nên kết hợp việc uống và thoa lá rau tần để đem lại hiệu quả hạ sốt nhanh.
Chữa các bệnh lý về da, dị ứng hoặc nổi mề đây
Sắc 15 gram lá rau tần khô với một lượng nước vừa đủ. Sắc còn 1 bát và chia làm 3 lần uống mỗi ngày.
Kết hợp với việc uống, cần sử dụng một lượng rau cần tươi, rửa sạch rồi đem đi giã (có thể sử dụng một ít muối hột) đắp lên chỗ bị dị ứng, chỗ sưng. Việc kết hợp sử dụng rau cần vừa uống vừa đắp sẽ đem lại hiệu quả nhanh hơn.
Chữa vết thương, giảm đau do côn trùng cắn
Khi bị ông đốt, rết hay bò cạp cắn hoặc các loài côn trùng khác cắn khiến nổi sưng đỏ, đau cần sử dụng ngay 20 gram lá rau cần tươi, rửa sạch rồi đem đi giã nát hoặc nhai nhuyễn đắp lên chỗ sưng đỏ, chỗ bị đau. Sau một khoảng thời gian ngắn, sẽ hết đau, không còn bị sưng đỏ.
Chữa hôi miệng
Bị hôi miệng khiến cho bản thân mất tự tin khi giao tiếp, dẫn đến ngại giao tiếp, gây ra không ít trở ngại trong cuộc sống.
Cần sử dụng lượng rau tần phơi khô đem sắc đặc. Và cần sử dụng thường xuyên để ngậm hoặc súc miệng hằng ngày. Lưu ý, sau khi súc miệng nhớ nhổ ra không được nuốt.
Chữa đau bụng, đầy hơi
Nhai 1 – 2 lá rau cần non đã rửa sạch cùng với một ít muối, ngậm và nuốt dần dần cho đến hết..
Chữa chảy máu cam
Sử dụng 20 gram lá rau cần cùng với 15 gram tắc bá, 10 gram hoa hòe và 15 gram cam thảo đất, đem đi sắc với một lượng nước vừa đủ.
Hoặc có thể sử dụng trực tiếp lá rau tần còn tươi, rửa sạch rồi nhét vào lỗ mũi đang chạy máu, người bệnh nên nằm xuống hoặc ngẩn cao đầu ngăn không cho máu chảy ra.
9. Lưu ý khi sử dụng cây rau tần
Khi sử dụng câu rau tần trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân cần lưu ý những điểm sau để tránh mắc phải các trường hợp không mong muốn:
- Không được sử dụng đối với các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong cây rau tần.
- Khi sử dụng cần lưu ý, toàn cây rau tần có nhiều lông tơ nhỏ, có thể gây ứng, kích ứng da.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú cần thận trọng khi sử dụng cây rau tần. Các thành phần có trong cây rau tần có thể làm hại đến sức khỏe của thai nhi hoặc trẻ nhỏ. Phụ nữ cho con bú cần cân nhắc giữa việc cho con bú và việc sử dụng cây rau tần, bởi có thể truyền sang con thông qua con đường cho bú.
Bạn đọc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi có ý định sử dụng dược liệu này để điều trị bệnh. Bởi cây rau tần không có tác dụng thay thế các loại thuốc đặc hiệu.
XEM THÊM
- Cây rau bợ: công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng
- Cây râu mèo: mô tả, tính vị, công dụng và các bài thuốc
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!