Phương pháp chữa gai cột sống bằng vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu thường được chỉ định cho các tình trạng gai cột sống lưng hoặc cổ để tăng cường sức khỏe của cơ co thắt. Các bài tập được thực hiện hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh và ngăn ngừa các cơn đau tái phát.
Vật lý trị liệu là gì?
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị, phòng ngừa bằng cách sử dụng các tác nhân vật lý tự nhiên hay nhân tạo. Các tác này có thể bao gồm: Nước, nhiệt độ, tia X, tia cực tím, tia hồng ngoại, massage, dưỡng sinh, đi bộ,…
Mục tiêu của vật lý trị liệu là giúp cho bệnh nhân không còn cảm thấy đau và hỗ trợ điều trị các chấn thương. Hiện tại vật lý trị liệu đã được công nhận là một phương pháp điều trị có thể giúp cơ thể hồi phục lại trạng thái ban đầu.
Một số công dụng của vật lý trị liệu:
- Giúp người bệnh có thời gian nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế các cơn đau
- Duy trì thể lực trong suốt quá trình điều trị
- Kéo giãn cơ, cải thiện sự linh hoạt của cơ hông, cơ chân
- Cải thiện sự linh hoạt của cột sống
- Chuẩn bị sức khỏe đầy đủ để người bệnh quay trở lại với cuộc sống, công việc, hoạt động thể dục, thể thao.
Các phương pháp vật lý trị liệu gai cột sống
Có hai phương pháp vật lý trị liệu cơ bản là trị liệu thụ động và trị liệu tích cực. Để điều trị gai cột sống người bệnh có thể áp dụng các phương pháp sau:
- Sóng ngắn
- Siêu âm
- Kích thích điện
- Laser
- Trị liệu Y học cổ truyền
Các bài tập sẽ giúp người bệnh lấy lại sự cân bằng của hệ xương khớp, sức mạnh của cơ, dây chẳng, đồng thời cũng kéo căng cột sống tạo không gian cho các đốt sống. Bài tập cũng giúp ngăn chặn sự tác động của gai xương đến hệ thần kinh và tủy sống rất hiệu quả.
Các bài tập vật lý trị liệu gai cột sống
Mỗi ngày người bệnh chỉ cần dành ra 5 phút để thực hiện các bài tập vật lý trị liệu gai cột sống. Với một số bài tập cần có đệm êm, gối nâng đầu vừa phải và người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái.
1/ Vật lý trị liệu gai cột sống thụ động
Các bác sĩ vật lý trị liệu có thể cung cấp các phương pháp điều trị thụ động như sau:
- Massage mô: Kỹ thuật này nhắm đến các cơ co thắt và giúp người bệnh kéo giãn cơ để giảm các cơn đau. Bác sĩ vật lý trị liệu có thể sử dụng lực ma sát trực tiếp để giúp người bệnh giải phóng sự căng thẳng trong các mô mềm như dây chằng, gân, cơ.
- Sử dụng liệu pháp nóng hoặc lạnh: Bác sĩ vật lý trị liệu có thể sử dụng đan xen các liệu pháp nóng và lạnh để tìm cách đưa máu và chất dinh dưỡng đến các cơ. Điều này có thể làm chậm sự lưu thông giúp giảm viêm, co thắt cơ và đau.
- Kích thích điện: Điều này có thể được thực hiện trong phòng khám. Kích thích điện có thể làm giảm co thắt, tăng sản xuất endorphin giúp giảm đau.
2/ Vật lý trị liệu gai cột sống tích cực
Một vài bài tập có thể tăng cường và hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng người bệnh đã thông báo cho bác sĩ trước khi quyết định luyện tập bất kỳ bài tập vật lý trị liệu nào.
+ Bài tập 1: Nằm nghiêng:
Đây là bài tập khá đơn giản thường được sử dụng để điều trị đau lưng cấp tính, mạn tính, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm hoặc gai cột sống cấp tính.
Để thực hiện bài tập, người bệnh nằm nghiêng hoặc nằm sấp và thư giãn. Sau vài phút nằm nghiêng (hoặc nằm sấp) hãy cố gắng chống thân thể trên hai tay của bạn và đẩy lên trên. Nếu các cơn đau ngăn chặn bạn chống khuỷu tay hãy nghỉ ngơi trong 1 hoặc 2 ngày và thử lại các động tác trên.
+ Bài tập 2: Nằm sấp và chống thân trên hai tay:
Đây là bài tập thường được dùng để điều trị gai cột sống lưng phổ biến nhất.
Để thực hiện động tác này, người bệnh nằm sấp với khuỷu tay uốn cong, đặt bên dưới vai. Hít thở sâu và giữ cho lưng, hông được thư giãn. Duy trì động tác trong 5 đến 10 phút hoặc lâu hơn nếu người bệnh cảm thấy thoải mái. Mỗi ngày thực hiện động tác này 3 đến 6 lần tùy vào thời gian và sức khỏe của người bệnh.
+ Bài tập 3: Duỗi thân ở tư thế nằm sấp:
Để thực hiện bài tập này, người bệnh nằm sấp, đặt hai tay ở dưới vai, sau đó dần dần dùng lực để nâng thân mình lên cao. Khi thực hiện bài tập, người bệnh cần chú ý giữ cho khung chậu và cẳng chân nằm sát trên mặt sàn. Giữ yên tư thế trong vòng 2 giây sau đó từ từ trở lại vị trí thả lỏng ban đầu. Lặp lại bài tập 10 lần.
+ Bài tập 4: Căng cơ lưng ở tư thế đứng:
Đây là bài tập mở rộng vùng thắt lưng để ngăn ngừa gai cột sống tái phát trong tương lai. Bài tập cũng được sử dụng điều trị đau thắt lưng, chấn thương cột sống.
Người bệnh đứng thẳng, hai chân dạng rộng bằng vai, hai bàn tay chống lên hông với các ngón tay hướng ra phía sau. Ưỡn nhẹ thân thể về phía sau càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên hãy cố gắng giữ cho khớp gối thẳng khi thực hiện động tác này.
Giữ yên trong 3 đến 5 phút trước khi trở lại tư thế ban đầu. Lặp lại động tác 10 lần, cứ sau mỗi lần thực hiện thì cố gắng ưỡn thân ra sau thêm một ít nữa cho đến khi cảm nhận được giới hạn tối đa.
XEM THÊM: Các bài tập Yoga trị gai cột sống đơn giản, giúp giảm đau
+ Bài tập 5: Bài tập xoay vòng:
Nếu người bệnh đã thử các bài tập vật lý trị liệu gai cột sống ở trên mà không nhận thấy hiệu quả thì bạn có thể chuyển sang bài tập xoay vòng để kéo giãn cơ thắt lưng.
Để thực hiện bài tập này, người bệnh nằm nghiêng (thường là nghiêng về phía đau hơn) và gập đầu gối lại, chân còn lại duỗi thẳng và đặt bên dưới. Từ từ đưa tay lên xương bã vai và xoay bã vai để làm giãn cột sống. Lặp lại bài tập 10 lần.
+ Bài tập 6: Gập lưng ở tư thế nằm
Bài tập gập lưng thường được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng khác nhau như:
- Hẹp ống sống
- Rối loạn chức năng uốn cong của lưng
- Rối loạn cơ thắt lưng làm giảm lực uốn
Để thực hiên bài tập này, người bệnh nằm ngửa, gập đầu gối sát vào cơ thể. Từ từ đưa đầu gối vào ngực và giữ chúng bằng tay.
Nếu có thể, hãy đưa đầu gối của bạn lên cao một chút và giữ yên trong 2 giây. Sau đó trở lại vị trí ban đầu và thả lỏng. Lặp lại bài tập 10 lần.
+ Bài tập 7: Gập lưng ở tư thế ngồi:
Người bệnh ngồi thẳng, hai chân dạng rộng, 2 tay đặt trên 2 đầu gối. Sau đó từ từ gập thân người về phía trước kết hợp việc duỗi thẳng 2 tay cho đến khi chạm sàn nhà.
Giữ yên tư thế trong 1 vài phút sau đó trở lại vị trí và thư giãn. Lặp lại 10 lần, cứ mỗi lần thực hiện lại thì cố gắng đẩy thân người thấp hơn hơn đến khi cảm nhận thấy các cơ căng ra tối đa.
+ Bài tập 8: Gập lưng ở tư thế đứng:
Để thực hiện bài tập này, người bệnh đứng thẳng hai tay để dọc theo cơ thể, hai chân dạng bằng vai. Cúi gập người về phía trước, cố gắng để các ngón tay càng gần 2 bàn chân càng tốt. Giữ yên trong vài giây rồi trở lại tư thế ban đầu. Lặp lại bài tập 10 lần.
LƯU Ý: Các bài tập vật lý trị liệu có thể giúp người bệnh cải thiện các cơn đau do gai cột sống gây ra. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ trong quá trình điều trị và không có tác dụng thay thế được thuốc chữa bệnh. Việc tập luyện sai cách có thể khiến xương khớp tổn thương nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh nên áp dụng phương pháp trị liệu đúng kỹ thuật kết hợp dùng thuốc từ Y học cổ truyền.
THAM KHẢO THÊM
- Mẹ bầu bị gai cột sống khi mang thai cần lưu ý những gì?
- Người bị gai cột sống uống canxi như thế nào là tốt nhất?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!