Tìm hiểu nguyên nhân gây đau thắt lưng hông và cách chữa

Đau thắt lưng hông thường gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu khiến bệnh nhân không thể đứng thẳng, di chuyển khó khăn. Đồng thời gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa bệnh trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu nguyên nhân gây đau thắt lưng hông và cách chữa
Tìm hiểu nguyên nhân gây đau thắt lưng hông và cách điều trị bệnh hiệu quả

Tổng quan về chứng đau thắt lưng hông

Đau thắt lưng hông là bệnh lý rất phổ biến, nhất là ở những người thường xuyên lao động mạnh như mang vác vật còng kềnh, đẩy, kéo vật nặng… và người lớn tuổi. Vị trí đau nằm ở lưng dưới (còn được gọi là eo – khu vực nằm giữa phần dưới của lòng ngực và phần trên của vùng xương chậu). Khi phát bệnh cơn đau thường xuất hiện dồn dập, đau thành từng cơn. Đôi khi người bệnh có cảm giác như bị dao đâm, đôi khi đau nhẹ nhưng âm ỉ, kéo dài không thể khỏi. Cơn đau thường làm cho người bệnh khó có thể di chuyển hay thậm chí là đứng thẳng.

Đau lưng cấp tính thường xuất hiện đột ngột. Thông thường cơn đau sẽ xuất hiện khi chúng ta thực hiện mang vác vật nặng hoặc bị chấn thương do chơi thể thao. Cơn đau nếu kéo dài trên 3 tháng thì được coi là bệnh mãn tính. Khi đó người bệnh cần đến bệnh viện, thăm khám và nhận sự can thiệp từ các chuyên viên y tế.

Nguyên nhân gây nên tình trạng đau thắt lưng hông

Chứng đau thắt lưng hông xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Căng cơ

Tình trạng đau thắt lưng và hông cấp tính là kết quả của hiện tượng căng cơ hoặc bong gân cơ. Hiện tượng này xảy ra do dây chằng của người bệnh bị căng quá mức, đôi khi còn xuất hiện những vết rách tại khu vực này. Bên cạnh đó việc thường xuyên lạm dụng hoặc sử dụng cơ bắp không đúng cách, cơ thể mệt mỏi cũng là nguyên nhân gây căng cơ.

Hiện tượng căng thẳng có thể xảy ra ở bất cứ cơ nào. Tuy nhiên chúng xuất hiện phổ biến nhất tại vùng lưng dưới, hông, vai, cổ và gân kheo – cơ phía sau đùi.

Dây thần kinh bị chèn ép

Trong trường hợp dây thần kinh bị chèn ép, người bệnh sẽ nhận thấy tại vị trí mắc bệnh có dấu hiệu đau nhức, ngứa ran, khó chịu. Đây là một trong những lí do chính gây nên tình trạng đau thắt lưng hông và cột sống.

Nguyên nhân khiến dây thần kinh bị chèn ép là do các xương, cơ hoặc những mô xung quanh bị tác động và tạo áp lực lớn lên dây thần kinh. Áp lực xuất hiện làm ức chế chức năng thần kinh thích hợp, đồng thời tạo nên cảm giác đau, tê và yếu.

Đau thắt lưng hông trong trường hợp này thường không kéo dài và không gây nên những thiệt hại vĩnh viễn sau khi đã được điều trị. Tuy nhiên nếu người bệnh không điều trị hoặc thực hiện các hoạt động có hại và tạo áp lực liên tục lên dây thần kinh, người bệnh sẽ bị đau mãn tính. Đồng thời tăng nguy cơ dây thần kinh bị tổn thương vĩnh viễn.

Viêm khớp

Viêm khớp là nguyên nhân gây nên tình trạng đau lưng và hông phổ biến nhất. Ngoài ra bệnh còn khả năng tạo nên cảm giác đau sau đùi và háng gây khó chịu. Đây là kết quả của sự lão hóa và hao mòn dần dần xảy ra trên cơ thể của bạn. Tình trạng viêm có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều khớp trong cùng một thời gian.

Thoát vị đĩa đệm

Chứng đau thắt lưng và hông có thể xảy ra ở những người bị thoát vị đĩa đệm. Đây là tình trạng đĩa đệm bị vỡ hoặc bị trượt. Nguyên nhân khiến một đĩa đệm thoát vị là do phần thạch Jelly nằm trong đĩa đệm cột sống của người bệnh bị đẩy ra khỏi  vị trí vốn có của nó. Đồng thời sát gần những đĩa đệm cứng hơn khiến các dây thần kinh xung quanh bị kích thích, gây tê và đau đớn. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm không gặp phải tình trạng đau thắt lưng và hông.

Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân gây đau thắt lưng hông
Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân gây đau thắt lưng hông

Rối loạn chứng năng khớp sacroiliac

Khớp sacroiliac (hay còn gọi là khớp SI) có chức năng kết nối xương hông cùng với xương cùng, xương sống và xương hình tam giác (vị trí nằm giữa cột sống và thắt lưng). Đồng thời khớp còn có khả năng chịu đựng những cú sốc giữa phần trên cơ thể cùng với xương chậu và chân. Do đó khi khớp SI có dấu hiệu bị căng hoặc chấn thương, cơn đau sẽ xuất hiện và đau lan tỏa ra toàn bộ lưng hoặc thắt lưng, hông và háng của người bệnh.

Rối loạn chức năng thận

Thận là một trong những cơ quan quan trọng nằm tại vùng thắt lưng và eo. Chính vì thể khi chức năng của thận gặp vấn đề do bệnh sỏi thận hoặc các bệnh lý khác gây ra, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau tức vùng thắt lưng hông.

Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau thắt lưng hông. Khi bệnh xuất hiện, dây thần kinh tọa sẽ chạy từ hông dọc theo lưng đến bàn chân bị áp lực quá mức. Điều này dẫn đến tình trạng đau thắt lưng hông, đôi khi lan tỏa xuống chân.

Lí do chính tạo nên áp lực và dẫn đến tình trạng đau thần kinh tọa là do sự dịch chuyển của đĩa đệm hoặc các đĩa cột sống đã có dấu hiệu di chuyển ra khỏi vị trí ban đầu của chúng.

Mang thai

Mang thai là nguyên nhân phổ biến khác gây nên tình trạng đau thắt lưng và hông. Bởi khi thai nhi phát triển, tử cung cũng phát triển làm gia tăng áp lực lên dây thần kinh tọa gây, đồng thời gây đau vùng thắt lưng, hông.

Căng thẳng

Việc cơ thể rơi vào tình trạng căng thẳng quá mức và thường xuyên lo âu cũng là nguyên nhân dẫn đến đau thắt lưng hông. Khi đó, bệnh nhân nên có chế độ nghỉ ngơi và ăn uống khoa học để cải thiện tình trạng này.

Thừa cân, béo phì

Tình trạng thừa cân, béo phì sẽ góp phần tạo nên áp lực cho thắt lưng, hông và hai chân. Điều này khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác tê và đau nhức.

Ngoài ra tình trạng đau thắt lưng và hông còn xuất hiện do những thói quen xấu sau:

  • Việc thường xuyên mặc quần áo bó sát, đặc biệt ở thắt lưng, hông sẽ gây chèn ép dây thần kinh dẫn đến đau nhức.
  • Nếu bạn đeo cặp, ba lô hoặc túi xách có chứa vật nặng trong một thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng đến các cơ và xương của bạn. Đồng thời tạo áp lực lên cột sống gây đau đớn, đặc biệt đau nhiều tại thắt lưng, hông, vai, cổ và gáy. Trong trường hợp nặng cột sống sẽ bị lệch
  • Tập thể dục quá sức hoặc phân bố thời gian không hợp lý à nguyên nhân gây nên tình trạng đau thắt lưng và hông. Kể cả những môn thể thao không cần tập trung và dùng nhiều sức vào cơ bắp thì tình trạng căng cơ vẫn có thể xảy ra. Khi cơ bắp căng quá mức, tình trạng đau thắt lưng và hông sẽ xuất hiện.

Điều trị đau thắt lưng và hông như thế nào?

Đau thắt lưng và hông do căng cơ, cơ thể căng thẳng quá mức hoặc mang thai có thể được khắc phục bằng cách nghỉ ngơi đầy đủ, có chế độ ăn uống khoa học và làm việc hợp lý. Đồng thời tránh xa những hoạt động khiến tình trạng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn như: Mang vác vật cồng kềnh, kéo vật nặng, xoắn, uốn, cuốn hoặc nâng người không đúng tư thế. Nếu có thể bệnh nhân cần nghỉ làm vài ngày và tập trung vào việc điều trị đau thắt lưng hông.

Nghỉ ngơi đầy đủ giúp điều trị đau thắt lưng và hông
Dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ giúp điều trị đau thắt lưng và hông hiệu quả

Ngoài việc nghỉ ngơi, có chế độ ăn uống khoa học và làm việc hợp lý, tình trạng đau thắt lưng và hông có thể điều trị bằng một số phương pháp khác theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, cơn đau thắt lưng và hông sẽ được điều trị bằng một trong những phương pháp sau:

Thuốc

Đối với trường hợp đau thắt lưng và hông do co thắt cơ, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng nhóm thuốc giãn cơ và chống co thắt như baclofen, valium. Thuốc chống viêm và giảm đau Tramadol hoặc Cymbalta sẽ hữu ích đối với trường hợp đau nhức do thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra đau thắt lưng và hông do chấn thương thần kinh hoặc co thắt cơ bắp cũng có thể sử dụng loại thuốc này để điều trị.

Sử dụng nhiệt

Sử dụng hơi nóng và nước đá lạnh sẽ giúp ích rất nhiều trong việc điều trị và giảm đau thắt lưng hông. Người bệnh có thể áp xen kẽ hơi nóng (khăn ấm) và hơi lạnh từ nước đá lên vùng bị bệnh từ 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần từ 15 – 20 phút cho đến khi cơn đau được khắc phục.

Tiêm

Nếu các phương pháp chữa bệnh trên không mang lại hiệu quả trong việc điều trị đau thắt lưng hông, bệnh nhân có thể được bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị bằng cách tiêm steroid. Phương pháp này sẽ giúp bệnh nhân giảm đau và giảm viêm dây thần kinh.

Xoa bóp

Khi bị đau thắt lưng hông do căng thẳng hoặc bong gân tại các cơ, bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp xoa bóp để khắc phục. Khi đó vùng bị bệnh sẽ được tác động và xoa dịu nhanh cơn đau. Phương pháp này có thể thực hiện tại nhà và không cần đên sự giúp đỡ từ y tế.

Vật lý trị liệu

Phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng cho những bệnh nhân bị đau thắt lưng và hông do thoát vị đĩa đệm. Khi đó bệnh nhân sẽ được các bác sĩ hướng dẫn thực hiện những bài tập tốt nhất để chữa bệnh hiệu quả và sớm khắc phục tình trạng đau đớn. Lực kéo cơ học và liệu pháp cân bằng cơ bắp có thể nằm trong số những bài tập được áp dụng..

Lực kéo cơ học là một bài tập được thiết kế để kéo dài lưng. Bài tập này đã được chứng minh rất tốt và có ích trong việc điều trị đau thắt lưng hông. Để thực hiện bài tập, bệnh nhân cần nằm trên bàn có sẵn thiết bị kéo và thực hiện theo hướng dẫn.

Phương pháp cân bằng cơ bắp cũng là một bài tập kéo dài lưng, đồng thời làm giảm áp lực lên các dây thần kinh giúp khắc phục tình trạng đau nhức.

XEM THÊM: 10 bài tập yoga dành cho người đau lưng dễ thực hiện

Kích thích tủy sống

Một số nghiên cứu đã chứng minh được rằng việc sử dụng thiết bị kích thích tủy sống có thể giúp bệnh nhân khắc phục nhanh tình trạng đau thắtt lưng và hông. Tuy nhiên phương pháp này chỉ được phép sử dụng khi tất cả những phương pháp chữa bệnh thông thường không thể khắc phục và mang lại hiệu quả như mong đợi.

Siêu âm ultra (Ultrasound)

Ultrasound (siêu âm ultra) là một sóng âm thanh có tần số ultra (siêu âm). Đây là một phương pháp điều trị mới có khả năng giúp người bệnh giảm đau trong một thời gian ngắn. Trong đó sóng âm thanh sẽ được truyền từ thiết bị sang vùng bị ảnh hưởng để làm dịu cơn đau. Ngoài ra những sóng này còn hỗ trợ quá trình lưu thông, làm căng thẳng và áp lực trong cơ bắp.

Châm cứu

Châm cứu là phương pháp điều trị đau thắt lưng hông nói riêng và các bệnh lý về cơ xương khớp nói chung đã được chứng minh có lợi và có khả năng làm dịu nhanh những cơn đau. Khi thực hiện kim châm sẽ tác động trực tiếp lên vị trí bệnh và khắc phục tình trạng đau nhức.

Phương pháp châm cứu giúp điều trị đau thắt lưng và hông hiệu quả
Phương pháp châm cứu giúp điều trị đau thắt lưng và hông hiệu quả

Loại bỏ sỏi

Nếu đau thắt lưng và hông do chức năng của thận bị ảnh hưởng, bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp và kỹ thuật điều trị để ngăn ngừa tình trạng đau đớn. Tuy nhiên tốt nhất vẫn nên loại bỏ hoàn toàn sỏi để giải huyết hoàn toàn cơn đau.

Trong trường hợp đau thắt lưng hông do thừa cân béo phì, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống khoa học theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra bệnh nhân cũng không nên ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ và uống nhiều thức uống ngọt có ga. Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều đồ luộc, rau, trái cây và uống nhiều nước lọc.

Ngoài ra bạn cũng cần hạn chế mặc đồ bó sát vào người, bó sát vào thắt lưng hoặc hông. Hãy mặc trang phục rộng rãi, thoải mái để khắc phục tình trạng chèn ép dây thần kinh và đau nhức. Đồng thời tránh tập thể thao quá sức và không mang túi xách, ba lô quá nặng.

Đau thắt lưng hông là bệnh lý vô cùng khó chịu và thường xuyên tái phát khiến tình trạng sức khỏe và các hoạt đông sinh hoạt của bệnh nhân bị ảnh hưởng. Do đó khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường hoặc cơn đau đang dần xuất hiện, bệnh nhân cần nhanh chóng đến bệnh viện. Khi đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra nguyên nhân gây bệnh, đồng thời tìm ra phương pháp điều trị hợp lý.

Nguyên nhân gây đau thắt lưng hông và phương pháp điều trị trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay cho bác sĩ có chuyên môn.

ĐỌC NGAY

Đau lưng nên ăn gì và kiêng gì? 8 thực phẩm nên bổ sung

Mặc dù không giúp chữa khỏi đau lưng hoàn toàn nhưng việc xây dựng một chế độ ăn lành mạnh...

Cách ngủ không đau lưng

Chia sẻ 5 cách ngủ để không bị đau lưng ít người biết

Đau lưng là tình trạng có thể xảy ra ở bất cứ ai trong cuộc sống từ giới trẻ cho...

Vì sao bị đau lưng bên phải, trái gần mông? Cần làm gì?

Theo thống kê có đến 80% bệnh nhân mắc bệnh đau lưng ở bên phải, trái gần mông. Với bệnh...

Đau lưng nên uống thuốc gì để giảm đau?

Đau lưng là triệu chứng có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Cơn đau lưng xuất hiện thường...

Đau lưng khi đến kỳ kinh nguyệt: Chị em nên biết những điều này

Hiện tượng đau lưng khi đến kỳ kinh nguyệt luôn làm cho nhiều chị em cảm thấy vô cùng khó...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *