Cây tô tử (tía tô): Tính vị, Qui kinh và Tác dụng dược lý

Cây tô tử còn được gọi là tía tô. Loại cây này được trồng để làm gia vị và được sử dụng để chữa trị các bệnh lý thường gặp như cảm, ho, buồn nôn, mẩn ngứa, giải độc do ngộ độc cua cá, đầy bụng, chướng bụng,…

dược liệu tô tử
Cây tô tử còn được gọi là tía tô, thuộc họ Hoa môi – Lamiacae

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Tía tô, xích tô, tử tô, tô diệp,…

Tên khoa học: Folium Perillae Fructescentis

Họ: Hoa môi (danh pháp khoa học: Lamiacae)

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả:

Tô tử là dạng cây thân thảo, có chiều cao trung bình từ 0.5 – 1m. Thân có màu tím đậm. Lá mọc đối xứng, mép có răng cưa đều nhau. Mặt trên lá màu xanh, mặt dưới màu tím tía, một số cây có cả mặt trên và mặt dưới đều có màu tím hoặc xanh. Lá có phủ lông nhám, gân màu xanh hoặc tím.

cây tô tử
Hoa tô tử nở vào tháng 7 – 9 hằng năm, có màu trắng hoặc tím

Hoa tô tử nở vào tháng 7 – 9 hằng năm, có màu trắng hoặc tím, nhỏ, mọc thành xim ở đầu cành. Quả xuất hiện vào tháng 10 – 12, có hình cầu, kích thước nhỏ. Toàn cây tô tử đều được phủ lông nhỏ và có tinh dầu thơm.

Tô tử thường được trồng để làm gia vị và dược liệu.

Phân bố:

Tô tử mọc hoang và được trồng nhiều ở các nước Châu Á. Loài cây này có đặc tính ưa ẩm, sáng, thích đất thịt và đất phù sa. Cây chủ yếu được trồng bằng hạt.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Cành (Tô ngạnh), lá (Tô diệp), và hạt (Tô tử) của cây tô tử được sử dụng làm dược liệu.

Thu hái: Lá và cành được thu hái vào mùa hạ khi cành lá xum xuê. Quả được thu hái vào mùa thu.

Chế biến: Đem loại bỏ lá sâu, loại bỏ tạp chất, đem phơi trong bóng râm hoặc đem sấy nhẹ cho đến khi khô. Loại bỏ các cành già, phun nước cho cành mềm rồi đem thái vụn và phơi khô. Đối với hạt tô tử, đem bỏ vào chảo sao nhỏ đến khi nổ đều và có mùi thơm.

Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng gió.

4. Thành phần hóa học

Tô tử chứa từ 0.3 – 0.5% tinh dầu và khoảng 20% citral. Tinh dầu chứa các thành phần hóa học như linalool perillaldehyd, β-cargophylen, L-perrilla alcohol, perillaldehyd, α-pinen, elsholtziaceton,…Hạt tô tử có chứa dầu béo, nước, protein, acid nicotinic, linoleic, acid linoleic, oleic,…

5. Tác dụng dược lý

+Theo nghiên cứu y học hiện đại:

  • Cồn và nước sắc từ cây tô tử có tác dụng giãn mao mạch ngoài da và kích thích tuyến mồ hôi bài tiết.
  • Tinh dầu từ cây tô tử có khả năng tăng đường huyết và ức chế trung khu thần kinh.
  • Nước ngâm từ cây tô tử có tác dụng ức chế một số vi khuẩn như trực khuẩn đại tràng, tụ cầu khuẩn và trực khuẩn lỵ.
  • Tô tử còn có tác dụng giảm co thắt cơ trơn phế quản, cầm máu và giảm dịch tiết của phế quản.

+Theo y học cổ truyền:

  • Tác dụng lý khí khoan hung, phát tán phong hàn, hóa đờm, giải uất, giải độc, an thai (tuy nhiên cành tô tử chỉ có tác dụng lý khí, không có tác dụng phát biểu). Do đó cây tô tử thường được dùng để chữa nôn mửa, động thai, ngoại cảm phong hàn, ngộ độc cua cá,…
  • Cành tô tử có tác dụng chữa hen suyễn, tê thấp và trị ho trừ đờm.
  • Tố diệp (lá tô tử) thúc đẩy tiêu hóa, giảm đau, giải độc, kích thích tiết mồ hôi, chữa cảm mạo, ngộ độc, nôn mửa, trị ho,…

6. Tính vị

Tô tử có vị cay, tính ấm.

7. Qui kinh

Qui vào kinh tỳ, phế.

8. Liều dùng, cách dùng

Có thể dùng tô tử dạng tươi, dạng thuốc sắc, tinh dầu hoặc dạng bột mịn.

Đối với trường hợp dùng tươi, có thể dùng ở liều cao. Nếu dùng trong các bài thuốc, liều dùng chỉ nên từ 4 – 12g. Đối với nước sắc có chứa lá và hạt, liều dùng chỉ nên dưới 10g/ ngày. Nước sắc từ cành tô tử nên dùng từ 6 – 20g/ ngày.

9. Bài thuốc

Một số bài thuốc từ cây tô tử:

cây tô tử
Tô tử thường được sử dụng để giải cảm phong hàn, chữa ngộ độc tôm cá, trị mẩn ngứa,…
  • Bài thuốc giải cảm phong hàn: Dùng tô diệp 8g, trần bì 6g, hương phụ 8g, cam thảo 4g, gừng tươi 2 lát đem sắc uống. Hoặc có thể dùng để xông khi còn nóng.
  • Bài thuốc an thai: Dùng cành tô tử 8g, bạch thược 12g, đẳng sâm 12g, đại phúc bì 8g, sinh khương 8g, đương qui 12g, xuyên khung 8g, trần bì 8g, cam thảo 4g đem sắc lấy nước uống.
  • Bài thuốc giải độc do ngộc độc cua cá: Dùng lá tô tử vắt lấy nước uống. Hoặc sắc 10g tô diệp khô và uống khi nóng. Trường hợp ngộ độc nặng nên dùng tô diệp 10g, sinh cam thảo nước 600ml, gừng tươi 8g đem sắc còn 200ml. Chia thành 3 lần uống, dùng khi thuốc còn nóng.
  • Bài thuốc chữa chàm lở: Dùng nước sắc từ cây tô tử đem rửa bên ngoài.
  • Bài thuốc chữa đau bụng, chướng bụng: Dùng lá tô tử giã lấy nước (khoảng 1 chén), đem hòa với một ít muối và uống trong 1 lần.
  • Bài thuốc tiêu đờm giảm ho: Dùng tô tử 6 – 12g, bạch giới tử 6 – 8g, la bạc tử từ 8 – 12g sắc uống mỗi ngày 1 tháng. Nước sắc đem chia thành 2 lần uống.
  • Bài thuốc kiện vị cầm nôn: Dùng nước sắc từ cây tô tử với viên Hương sa lục quân 6 – 8g. Nếu nôn mửa do thai nghén, nên dùng nước sắc từ cành tô tử để uống.
  • Bài thuốc chữa sưng vú: Lấy lá tô tử 10g đem sắc nước uống, dùng bã đắp lên vú.
  • Bài thuốc chữa mẩn ngứa, làm đẹp da: Vò nát vài lá tô tử hòa vào nước tắm, dùng bã tô tử đắp lên vùng da mẩn ngứa.
  • Bài thuốc chữa tiêu chảy, nôn, ho: Lấy lá tô tử cho vào nồi đun, sau đó bỏ bã và nấu đặc thành cao. Dùng thêm đậu đỏ rang cho vàng, tán bột mịn rồi trộn với cao tô tử để làm hoàn. Mỗi lần dùng 50 viên.

10. Lưu ý

Phụ nữ mang thai và cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc uống từ cây tô tử.

Bài viết đã tổng hợp một số thông tin về cây tô tử. Dược liệu này ít gây ra tác dụng phụ, tuy nhiên để đảm bảo an toàn khi sử dụng bạn nên trao đổi với bác sĩ nếu có ý định áp dụng những bài thuốc trên.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút