Chích Ngừa Viêm Gan B Trễ Có Sao Không? Điều Cần Biết
Chích ngừa viêm gan B trễ có sao không đang là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Thực hiện việc tiêm phòng đầy đủ được xem là một trong những biện pháp phòng bệnh mang lại hiệu quả bảo vệ cao nhất, nó có thể đạt đến 90%.
Chích ngừa viêm gan B thế nào là đúng?
Theo các thống kê cho rằng, hầu hết các trường hợp người mắc phải bệnh viêm gan B đều rất chủ quan trong việc phòng ngừa nguyên nhân gây bệnh. Tức là không tiêm ngừa một cách đầy đủ hoặc tiêm để tiêm không đúng theo lịch.
Khả năng lây truyền của virus viêm gan B là rất cao và mức độ nguy hiểm của nó cũng rất lớn nếu như việc xâm nhập của chúng không được khắc phục và điều trị một cách kịp thời. Chính vì thế, việc tiêm phòng nói chung sẽ hạn chế được sự lây nhiễm bệnh lý này và ngăn ngừa chúng phát sinh hoặc chuyển biến thành các dạng bệnh lý nặng hơn như xơ gan thận thậm chí là ung thư gan.
Lộ trình tiêm phòng vắc xin viêm gan B là khác nhau đối với từng đối tượng và trường hợp. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Bộ Y Tế trong nhiều năm gần đây thì tiêm phòng vắc xin cho trẻ sơ sinh xong trong 24 giờ sau sinh chính là một trong những việc làm cần thiết, giúp trẻ hình thành sức đề kháng sớm nhất.
→Xem thêm: Viêm gan B nên ăn gì, kiêng gì giúp phục hồi?
Chích ngừa viêm gan B trễ có sao không?
Viêm gan B phát triển rất mạnh mẽ trong vòng 6 tháng và có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính nếu bệnh không được tiêm ngừa một cách đầy đủ. Thông thường, nhiều người sẽ xem xét và áp dụng nhiều biện pháp phòng ngừa virus khác nhau, tuy nhiên sử dụng vắc xin phòng bệnh là giải pháp hiệu quả nhất.
Nhiều người thường lo lắng rằng không biết điều này có ảnh hưởng đến tác dụng của vắc xin hay không. Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa cho rằng, tiêm ngừa vắc xin này càng sớm càng tốt bởi nó có thể tăng còn khả năng bảo vệ cơ thể. Và việc tiêm trễ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm virus viêm gan B, nhất là đối với các đối tượng có nguy cơ cao.
Trường hợp tiêm phòng viêm gan B mũi đầu tiên và mũi thứ hai nhưng trễ tiêm phòng mũi thứ 3 thì bạn có thể tiếp tục thực hiện việc tiêm lại mũi 3 còn thiếu mà không phải thực hiện lại việc tiêm phòng từ đầu. Bởi khi đã thông qua 2 mũi tiêm đầu tiên, cơ thể bạn đã có thể nhận diện và hình thành kháng thể chống virus.
Trường hợp phụ nữ mang thai, tiêm ngừa viêm gan B chậm trễ thì khả năng ngăn ngừa lây nhiễm cho trẻ sơ sinh sẽ bị giảm. Đồng thời, việc này còn có thể sẽ khiến trẻ gặp phải các hệ lụy không tốt sau này. Nói chung, bạn nên đảm bảo theo lịch tiêm phòng của bác sĩ để giảm nguy cơ lây nhiễm và tạo khả năng phòng bệnh một cách hiệu quả nhất.
Điều cần biết khi tiêm ngừa viêm gan B
Để việc tiêm phòng vắc xin viêm gan B mang lại hiệu quả cao và hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch tốt thì bạn nên chú ý một số vấn đề sau đây:
- Tiêm phòng cần đảm bảo đúng lịch hẹn để có thể đảm bảo được hiệu quả
- Trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng trong 24 giờ sau sinh
- Nên thực hiện bị tiêm phòng tại các cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín,
- Người lớn khi tiêm phòng vắc xin viêm gan B cần phải được tiến hành xét nghiệm và một số chẩn đoán để xác định cơ thể bằng âm tính với virus viêm gan B.
- Bạn lưu ý về hiệu lực của vắc xin bởi nó có thể giảm theo thời gian, tức là nồng độ kháng thể trong cơ thể có thể bị giảm sút. Bạn nên tiến hành thăm khám và xét nghiệm trong thời gian này để có thể được tiêm chủng tăng cường và giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi tác nhân gây bệnh.
Trên đây là giải đáp về việc “Chích ngừa viêm gan B trễ có sao không? Điều cần biết”. Hi vọng bài viết này có thể cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để thực hiện việc tiêm ngừa vắc xin một cách đúng đắn, từ đó bảo vệ lợi ích sức khỏe. Trong trường hợp này, bạn nên nhờ sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để sử dụng phác đồ mới giúp tiêm ngừa sẽ mang lại hiệu quả cao.
Có thể bạn quan tâm
- TOP 11 địa chỉ chích ngừa viêm gan B ở TP HCM
- Các thuốc điều trị viêm gan B mới nhất – Điều cần biết
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!