“Báo động đỏ” tình trạng ung thư dạ dày ở người trẻ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bệnh ung thư dạ dày là một trong những vấn đề tiêu hóa thường gặp nhiều ở người trong độ tuổi từ 50 trở lên. Tuy nhiên, những năm gần đây căn bệnh này đang có xu hướng chuyển dần sang người trẻ.

báo động ung thư dạ dày của người trẻ
Tình trạng ung thư dạ dày ở người trẻ đang có xu hướng tăng dần, rung lên hồi chuông “báo động”.

Xu hướng trẻ hóa ở bệnh nhân ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là một trong những bệnh lý ác tính có tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ hai trong số các bệnh ung thư. Trên thế giới, bệnh ung thư dạ dày thường xảy ra phổ biến ở người trong độ tuổi từ 50 – 70 tuổi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỉ lệ mắc ung thư dạ dày đã có xu hướng tăng lên ở người trẻ. Tùy từng khu vực, quốc gia mà tỉ lệ này đã tăng từ 2 – 8%.

Riêng ở Việt Nam, Khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM thống kê và chỉ ra tỉ lệ ung thư dạ dày ở người trẻ có dấu hiệu tăng dần. Trong năm 2014, nhóm bệnh nhân ung thư dạ dày có độ tuổi dưới 40 chiếm tỉ lệ 16% tổng số bệnh nhân ung thư. Năm 2015, nhóm bệnh nhân ung thư dạ dày có độ tuổi dưới 40 tăng lên 22%.

Những nguy cơ gây ung thư dạ dày ở người trẻ

Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng không hợp lý và một thói quen xấu có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe, trong đó có nguy cơ ung thư. Ở người trẻ, nguy cơ ung thư dạ dày có thể đến từ những yếu tố sau:

1. Thói quen thức khuya

Theo các chuyên gia, thời gian về đêm rất quan trọng vì giúp cơ thể nghỉ ngơi và tiến hành một số hoạt động ngầm như:

  • Thời gian từ 21h – 23h: hệ miễn dịch bắt đầu đào thải các chất độc còn tích tụ khỏi cơ thể.
  • Thời gian từ 23h – 1h: gan bắt đầu hoạt động thải độc đã lọc được ở gan.
  • Thời gian từ 1h – 3h: mật bắt đầu thải độc.
  • Thời gian từ 3h – 5h phổi bắt đầu các hoạt động loại bỏ chất độc.
  • Thời gian từ 5h – 7h ruột già bắt đầu tham gia thải độc.
  • Khoảng 7h – 9h là thời điểm tốt nhất để hấp thụ chất dinh dưỡng ở ruột non.

Do đó, thói quen thức khuya là một trong những yếu tố có thể khiến cho sức khỏe bị bào mòn, ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của toàn bộ cơ thể. Ở người trẻ, đây là một thói quen khá phổ biến, nhiều người thường có thói quen thức khuya, ngủ muộn, dành thời gian buổi tối để học tập, sử dụng internet, đọc sách, báo, xem điện thoại,… Người thường xuyên thức khuya có thể gặp phải một số vấn đề về sức khỏe như: suy yếu hệ miễn dịch, bệnh nhân bị tăng cân, tim mạch, tiểu đường, các vấn đề về mắt, thần kinh,…

Nguy hiểm hơn, thói quen thức khuya cũng có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm như ung thư. Tuy không xảy ra ngay nhưng sau nhiều năm thức khuya, nguy cơ mắc ung thư có thể cao hơn nhiều so với những người có thói quen ngủ sớm. Đặc biệt, những người thường xuyên hoạt động về đêm có thể khiến cho dạ dày không có đủ thời gian nghỉ ngơi, làm tăng tiết dịch vị, từ đó làm cho dạ dày dễ bị rối loạn, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

thức khuya làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày
Thức khuya làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày và nhiều bệnh nguy hiểm khác

2. Stress

Stress là một trong những yếu tố khiến cho cơ thể gặp nhiều rối loạn về chuyển hóa. Trong đó, các rối loạn trong hệ tiêu hóa cũng là vấn đề khó tránh khỏi. Bệnh nhân khi bị stress có thể làm cho dạ dày tăng tiết dịch vị, nồng độ acid cao. Điều này góp phần làm cho dạ dày dễ bị thương tổn, viêm loét, từ đó kéo theo những nguy cơ liên quan đến ung thư dạ dày.

Những người bị stress có thể liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau như công việc, học tập, gia đình, tình cảm,… Đây là một trong những yếu tố rất dễ gặp phải ở người trẻ tuổi, do đó cũng góp phần làm cho tỉ lệ ung thư dạ dày những năm gần đây có xu hướng trẻ hóa dần.

stress làm tăng nguy cơ ung thư
Stress là một trong những yếu tố dẫn đến các vấn đề sức khỏe, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày ở người trẻ

3. Làm việc quá sức

Làm việc quá sức là một trong những nguyên nhân góp phần dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Khi cơ thể hoạt động quá nhiều, không có thời gian nghỉ ngơi, một số vấn đề về sức khỏe có thể xảy ra như: rối loạn chuyển hóa, stress, mất ngủ, làm tăng nguy cơ đột tử,…

Ngoài những ảnh hưởng trước mắt có thể thấy được, làm việc quá sức còn có thể kéo theo các vấn đề về sức khỏe như chứng biếng ăn, ăn muộn, ăn uống kém hấp thu,… Những vấn đề này có thể âm thầm dẫn đến tình trạng ung thư dạ dày.

làm việc quá sức gây ra nguy cơ ung thư dạ dày
Làm việc quá sức gây ra nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe mà nhiều người trẻ mắc phải, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày

4. Dinh dưỡng thiếu khoa học

Dinh dưỡng, lối sống có thể ảnh hưởng lớn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư. Trong đó, có một số vấn đề cần lưu ý liên quan đến chế độ dinh dưỡng, bao gồm:

  • Thói quen dùng nhiều thực phẩm chứa chất béo, đạm, đặc biệt là các loại thức ăn nhanh, các loại thịt nướng, thịt hun khói, các món xào, rán,…
  • Tiêu thụ thường xuyên các loại thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp, mì ăn liền.
  • Thói quen ăn ít rau, ít bổ sung các loại củ, quả, chất xơ.
  • Thường xuyên ăn mặn, dùng nhiều gia vị cay.
  • Lạm dụng các thức uống có cồn, chất kích thích như rượu, bia, có thói quen hút thuốc lá.
ung thư dạ dày ở người trẻ do dinh dương thiếu khoa học
Dinh dưỡng thiếu khoa học là nguyên nhân gây ung thư dạ dày ở người trẻ

Các yếu tố trên đều rất có hại cho hệ tiêu hóa nói chung và ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày nói riêng. Về lâu dài, việc duy trì những thói quen có hại này có thể khiến người trẻ đối mặt với nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn so với mức bình thường. Việc ăn uống tùy tiện, không khoa học đang là một trong những vấn đề rất nhiều người trẻ gặp phải.

Lời khuyên

mặc dù các phương tiện truyền thông đã tốt hơn thời điểm 15 – 20 năm trước, nhưng tỉ lệ mắc ung thư dạ dày vẫn có dấu hiệu trẻ dần qua các năm. Đối với những căn bệnh âm thầm như ung thư dạ dày, việc chủ động phòng bệnh sớm có vai trò rất quan trọng.

Người trẻ tuổi cần chú ý thay đổi lối sống lành mạnh, khoa học hơn, tránh những yếu tố có hại cho dạ dày. Đồng thời, người trẻ tuổi cũng không nên chủ quan đối với những căn bệnh này, nên chú ý thăm khám sớm khi có các dấu hiệu nguy cơ. Định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm, nên thăm khám tổng quát để phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, từ đó có hướng can thiệp sớm để đảm bảo an toàn.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị, chẩn đoán và toa thuốc của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm:

Người hay bị rối loạn tiêu hoá có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày

Tình trạng rối loạn tiêu hóa là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều bệnh lý. Trong đó, ung thư dạ dày là một trong những bệnh...
Tác dụng chữa ung thư dạ dày của lá đu đủ

Chữa Ung Thư Dạ Dày Bằng Lá Đu Đủ – Thật Hay Chỉ Là Tin Đồn?

Chữa ung thư dạ dày bằng lá đu đủ có thật sự hiệu hay chỉ là tin đồn? Trên thực...

Ung thư dạ dày khi mang thai: dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Bệnh ung thư dạ dày có thể gặp phải ở bất kì ai kể cả phụ nữ đang mang thai....

7 cách chữa ung thư dạ dày bằng thuốc nam được tin dùng

7 Cách chữa ung thư dạ dày bằng thuốc nam được tin dùng

Chữa ung thư dạ dày bằng thuốc nam được ông bà xưa lưu truyền cho đến ngày nay. Các cây...

Người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì là tốt nhất?

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng trong điều trị, góp phần đáng kể vào hiệu quả...

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối: dấu hiệu, điều trị & cách chăm sóc

Tùy theo sự phát triển và kích thước của khối u dạ dày trong cơ thể, bệnh ung thư dạ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *