Cách chữa viêm da cơ địa bằng cây sài đất
Chữa viêm da cơ địa bằng cây sài đất là phương pháp dân gian truyền miệng qua nhiều đời, đến nay vẫn có khá nhiều bệnh nhân áp dụng. Phương pháp này giúp tiết kiệm chi phí và an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, thực hư hiệu quả chữa bệnh đến đâu thì vẫn còn nhiều người nghi ngại. Những lý giải của chuyên gia dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này và biết cách điều trị viêm da cơ địa hiệu quả nhất bằng thảo dược thiên nhiên.
Chữa viêm da cơ địa bằng cây sài đất có hiệu quả không?
Cây sài đất còn được gọi là Cúc nháp, Húng trám, Hoa múc. Loại cây mọc dại, sống dai. Thân màu xanh, trên thân có các lông tơ trắng, cứng. Lá mọc đối, hình bầu dục thon dài ở hai đầu, lá hầu như là không có cuống. Hoa có nhiều cánh, màu vàng tươi. Cây sài đất thường mọc hoang ở nhiều địa phương thuộc nước ta.
Cây sài đất có vị ngọt, hơi chua, tính mát. Thành phần có trong cây sài đất được các nhà nghiên cứu kết luận hầu như trong dược liệu này không ẩn chứa bất kỳ chất độc nào gây hại. Do đó đây là loại thảo dược rất an toàn cho sức khỏe.
Theo Y học cổ truyền, sài đất có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan, tiêu nhọt, kháng viêm do đó có thể sử dụng để làm giảm bớt một số triệu chứng bệnh ngoài da như ngứa ngáy, mẩn đỏ, mụn nước… Chính nhờ công dụng này mà sài đất được khá nhiều người sử dụng để chữa viêm da cơ địa.
Trong dân gian cây sài đất thường được sử dụng để điều trị căn bệnh viêm da cơ địa. Trên thực tế sài đất là loại thảo dược có thể làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng một mình sài đất thì không đem lại tác dụng điều trị cao.
Chính vì thế, các thầy thuốc Y học cổ truyền đã kết hợp sài đất với nhiều vị thuốc khác để tạo thành những bài thuốc Đông y có tác dụng chữa bệnh hiệu quả hơn. Người bệnh nên tới các cơ sở Đông y uy tín để được thăm khám, chẩn đoán chính xác bệnh và sử dụng bài thuốc phù hợp nhất.
Tham khảo thêm: Kem dưỡng ẩm, trị viêm da cơ địa cho bé tốt nhất
Các bài thuốc Đông y chữa viêm da cơ địa từ cây sài đất
Cây sài đất được dân gian sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa viêm da cơ địa. Dưới đây là một số bài thuốc thường được áp dụng.
Bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng cây sài đất số 1:
Sử dụng 30 gram sài đất, 20 gram bồ công anh, 15 gram kim ngân (hoa và lá), 10 gram thổ phục linh (khúc khắc). Đem sắc với 3 phần nước còn 1 phần sử dụng trong ngày, nếu chưa quen uống, người bệnh có thể chia thành các phần nhỏ cho dễ uống.
Bài thuốc chữa viêm da cơ địa số 2:
Sử dụng 30 gram sài đất, 16 gram cam thảo đất, 15 gram kim ngân (hoa và lá), 12 gram ké đầu ngựa, 10 gram thổ phục linh. Đem sắc lấy nước như bài thuốc số 1 và sử dụng mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc từ cây sài đất chữa viêm da cơ địa số 3:
Sử dụng 100 gram sài đất tươi, rửa sạch và giã nát, thêm một ít muối. Pha hỗn hợp trên với 100 ml nước sôi để nguội, lọc lấy phần nước và sử dụng mỗi ngày 2 lần. Đối với phần bã, người bệnh sử dụng để đắp hoặc chà xát nhẹ lên vùng bị viêm da cơ địa.
Bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng cây sài đất số 4:
Sử dụng 30 gram sài đất, 15 gram kim ngân hoa và 10 gram ké đầu ngựa, đem nấu với 2 lít nước. Để nước hơi nguội dần mới được sử dụng để tắm mỗi ngày. Nên sử dụng liên tục để đem lại hiệu quả như mong muốn. Nếu vùng tổn thương có triệu chứng lở loét, có thể sử dụng mỗi ngày tắm 2 lần.
Bài thuốc này có thể sử dụng để tắm trẻ bị viêm da cơ địa.
Tham khảo thêm: Bệnh viêm da tiết bã có lây không? Cách nào điều trị hiệu quả?
Những lưu ý khi sử dụng cây sài đất chữa viêm da cơ địa
Trong quá trình sử dụng cây sài đất để làm dược liệu điều trị viêm da cơ địa, người bệnh cần lưu ý một số điểm chính sau đây:
- Không sử dụng cây sài đất cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc.
- Người bệnh cần kiên trì khi điều trị viêm da cơ địa, bởi việc sử dụng dược liệu ngày sẽ tốn nhiều thời gian, không có tác dụng nhanh bằng thuốc Tây.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Để việc điều trị đạt kết quả như mong muốn, ngoài việc sử dụng thuốc cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với việc sinh hoạt hằng ngày khoa học.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa có gì khác nhau?
- Bệnh viêm da tiếp xúc có lây không? Cách phòng ngừa
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!