Bệnh zona thần kinh liên sườn và thông tin cần biết

Bệnh zona thần kinh liên sườn được chia thành 2 giai đoạn là giai đoạn cấp khởi phát và giai đoạn di chứng. Ở mỗi giai đoạn đều có các triệu chứng và cách điều trị riêng. Nắm rõ các thông tin về vấn đề này sẽ giúp việc điều trị trở nên dễ dàng hơn.

Bệnh zona thần kinh liên sườn là gì? Cách điều trị như thế nào?
Bệnh zona thần kinh liên sườn là gì? Cách điều trị như thế nào?

Thông tin cần biết về bệnh zona thần kinh liên sườn

Các bệnh zona thần kinh nói chung đều do một loại virus gây bệnh thủy đậu là virus varicella-zoster gây ra. Bệnh nhân thường có các triệu chứng lâm sàng như: Đau rát da giống như bỏng tại chỗ có virus xâm nhập, sốt.

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh chỉ sau 1 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang.

Bệnh zona thần kinh liên sườn thường tiến triển qua 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có những triệu chứng  khác nhau. Cụ thể như sau:

+ Giai đoạn khởi phát:

Ở giai đoạn khởi phát, bệnh nhân thường có các triệu chứng như sau:

  • Có cảm giác đau rát một bên sườn, một vài ngày sau đó lại thấy vùng da bị đỏ.
  • Trên da có những mụn nước nhỏ li ti và có xu hướng lan rộng theo sự phân bố của dây thần kinh liên sườn.
  • Người bệnh bị sốt, cơ thể mệt mỏi
  • Có cảm giác ngứa, rát như bị bỏng, rất khó chịu. Người bệnh không dám để vùng bị tổn thương tiếp xúc với quần áo hoặc sờ vào da vì đau.
  • Khoảng 1 tuần sau đó, những tổn thương do bệnh zona thần kinh liên sườn gây ra bắt đầu khô lại, đóng vảy và để lại sẹo.

+ Giai đoạn di chứng:

Đến giai đoạn di chứng, bệnh gây đau rát ở vị trí bị tổn thương một thời gian. Đôi khi còn kéo dài hàng tháng, đặc biệt là ở người cao tuổi.

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị bệnh bằng thuốc
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị bệnh bằng thuốc

Có thể bạn cần: Bệnh zona thần kinh ở trên mặt: Nhận biết và điều trị

Điều trị bệnh zona thần kinh liên sườn

Tùy vào bệnh nhân đang ở giai đoạn nào mà bác sĩ sẽ chỉ định cho các phương pháp điều trị phù hợp.

+ Đối với giai đoạn cấp:

  • Bệnh nhân có thể sử dụng hồ nước, xanh methylen để bôi tại chỗ. Không sử dụng các loại thuốc mỡ để bôi lên vùng da bị tổn thương.
  • Có thể sử dụng thuốc kháng virus acyclovir. Nhưng không được sử dụng loại thuốc này để điều trị cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Sử dụng các loại thuốc trị đau thần kinh nhóm gabapentin, thuốc kháng histamin. Trong đó thuốc kháng histamin có tác dụng làm giảm phù nề tại vị trí bị tổn thương.
  • Bổ sung thêm cho cơ thể các loại vitamin nhóm B, B1, B6, B12
  • Các loại thuốc an thần sẽ được chỉ định khi bệnh nhân đau nhiều, dẫn đến mất ngủ.

+ Với giai đoạn di chứng:

  • Điều trị bằng các loại thuốc chữa đau thần kinh nhóm gabapentin
  • Bổ sung thêm các loại vitamin nhóm B, B1, B6, B12
  • Sử dụng thuốc an thần trong trường hợp bị đau nhiều.

Sử dụng các loại thuốc tây đều có nguy cơ gây nhiều tác dụng phụ. Vì vậy cần phải tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian điều trị. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng.

Một số điều cần lưu ý khi bị bệnh zona thần kinh

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh nguy cơ bội nhiễm
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh nguy cơ bội nhiễm

Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị, để bệnh mau được chữa lành, bệnh nhân cần chú ý thêm một số điều sau đây:

  • Cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày. Đồng thời, nên giữ cho vùng da bị bệnh được khô ráo.
  • Không được gãi hoặc chà mạnh vào vùng da bị bệnh. Vì nếu da bị tổn thương hoặc làm cho các mụn nước bị vỡ sẽ làm cho vi khuẩn xâm nhập và gây bội nhiễm.
  • Để tránh cọ xát với vết thương, người bệnh nên mặc những bộ quần áo rộng rãi.
  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan. Vì sống trong trạng thái lo lắng, căng thẳng sẽ chỉ khiến cho bệnh trở nên trầm trọng thêm.
  • Đối với các vị trí tổn thương rỉ mủ, nên dùng băng ép ngâm nước lạnh băng vào. Thực hiện khoảng 7 – 8 lần mỗi ngày, các cơn đau sẽ được giảm bớt, vết thương cũng sẽ dễ khô hơn. Tuy nhiên, với những tổn thương đã khô thì không nên áp dụng biện pháp này. Tránh làm cho các vị trí xung quanh trở nên khô hơn và gây ngứa.
  • Để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh zona, những người khỏe mạnh không được tiếp xúc da – da với bệnh nhân. Đồng thời, hạn chế tiếp xúc với người đã từng bị thủy đậu, đang mắc các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch. Những người chăm sóc bệnh nhân nên đeo găng tay và phải thường xuyên rửa tay để tránh lây bệnh.
  • Có thể sử dụng các loại thuốc sát khuẩn để làm sạch vùng da bị tổn thương. Nhưng cần phải có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu thấy các dấu hiệu của bệnh ngày càng nặng, không thể kiểm soát được những cơn đau và cơn ngứa, nên đi khám để được tư vấn điều trị.
  • Khi bị đau dây thần kinh liên sườn do zona, bệnh nhân cũng không nên mang vác nặng hoặc vận động sai tư thế. Bởi điều này càng làm cho các cơn đau xuất hiện nhiều hơn và nặng hơn.
  • Nên bổ sung thêm cho cơ thể các loại thực giàu kẽm, vitamin C, lysine… Tránh ăn thực phẩm chế biến sẵn, các loại đồ uống có cồn và các chất kích thích…

Cũng giống như các loại zona khác, bệnh zona thần kinh liên sườn nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng. Nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày và còn có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Do đó, hãy đi khám và điều trị sớm khi thấy có các triệu chứng bất thường.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bị giời leo bôi kem đánh răng có khỏi không?

Dùng kem đánh răng trị bệnh giời leo là phương pháp cải thiện của dân gian được khá nhiều người...

7 cách trị zona thần kinh tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh

7 cách trị zona thần kinh tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh

Cách trị zona thần kinh tại nhà với các nguyên liệu thiên nhiên như tình dầu tràm, nha đam, mật...

trj giời leo bằng tỏi

Cách trị giời leo bằng tỏi – Hướng dẫn chi tiết A-Z

Nhờ có chứa những thành phần hoạt chất có dược tính cao mà tỏi được sử dụng trong khắc phục...

zona thần kinh bội nhiễm

Zona thần kinh bội nhiễm là gì? Cách điều trị

Cần hết sức cẩn trọng khi bệnh zona thần kinh xuất hiện tình trạng bội nhiễm. Bởi lúc này tổn...

Bệnh giời leo ở trẻ em – Biểu hiện và cách chữa trị

Bệnh giời leo ở trẻ em là bệnh lý nguy hiểm khi không được chăm sóc và điều trị kịp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.